Hoạt động chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài trong 2023 có gì mới?

© Depositphotos.com / TKKurikawaNgân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Thông tư mới nhất vừa được ban hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài có hiệu lực từ ngày 15/2/2023
Thông tư hướng dẫn các hoạt động mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là tổ chức cho mục đích chuyển tiền một chiều, hoạt động mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam cho các mục đích chuyển tiền một chiều, hoạt động thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác.
Các giao dịch chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam để được phép có quốc tịch hoặc định cư ở nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Thông tư quy định, các trường hợp mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài cho mục đích chuyển tiền một chiều của tổ chức là các trường hợp mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ. Trường hợp mua, chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của tổ chức để phục vụ mục đích khác như trả thưởng cho người không cư trú là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài tham gia các chương trình, cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam theo các quy định của pháp luật có liên quan.

Những điểm mới nổi bật

Theo Tin Tức, thông tư số 20/2022 có nhiều điểm mới, bổ sung một số trường hợp được thực hiện hoạt động chuyển tiền một chiều ra nước ngoài cho mục đích tài trợ, viện trợ của người cư trú là tổ chức.
Cụ thể, về các trường hợp mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài cho mục đích chuyển tiền một chiều của tổ chức, Thông tư nêu rõ: thứ nhất là các trường hợp mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ của tổ chức: Mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ, viện trợ theo các cam kết, thỏa thuận giữa Nhà nước, Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương với nước ngoài. Nguồn tài trợ, viện trợ là các khoản kinh phí từ ngân sách hoặc nguồn tiền của chính tổ chức tài trợ, viện trợ; Mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ, viện trợ khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.12.2022
NHNN sẽ mạnh tay với các ngân hàng "cố tình" tăng lãi suất
Nguồn tài trợ, viện trợ là nguồn tiền đóng góp tự nguyện từ các tổ chức, cá nhân trong nước và/hoặc nguồn tiền của chính tổ chức tài trợ, viện trợ; Mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ cho các chương trình, các quỹ, dự án do tổ chức trong nước và/hoặc tổ chức ở nước ngoài thành lập nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển trong các lĩnh vực: văn hóa, giáo dục (tài trợ học bổng), y tế. Nguồn tài trợ là nguồn tiền của chính tổ chức tài trợ.
Thứ hai là các trường hợp mua, chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của tổ chức để phục vụ mục đích khác: Trả thưởng cho người không cư trú là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài tham gia các chương trình, cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam theo các quy định của pháp luật có liên quan.
Nguồn tiền trả thưởng từ người không cư trú là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc người cư trú là tổ chức; Chuyển tiền một chiều ra nước ngoài cho các mục đích dưới đây từ nguồn tài trợ tiếp nhận của người không cư trú là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài (phân bổ tiền tài trợ cho các thành viên ở nước ngoài tham gia thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học ở Việt Nam và nước ngoài; hoàn trả tiền tài trợ thực hiện các dự án ở Việt Nam theo các cam kết, thỏa thuận với bên nước ngoài).
Đô la Mỹ, Việt Nam đồng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2022
USD diễn biến xấu đi, Việt Nam có thêm nguồn cung ngoại tệ lớn
Ngoài ra, Thông tư cũng đã có những quy định cụ thể hướng dẫn cá nhân mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài cho các mục đích chuyển tiền một chiều; Bổ sung quy định về mức ngoại tệ mua, chuyển, mang ra nước ngoài tại Điều 8 và Điều 13 Thông tư.
Đặc biệt là bổ sung trường hợp mua bán hàng hóa của Sở giao dịch ở nước ngoài thông qua các Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam có liên thông vào hoạt động thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác (Điều 14).
Bên cạnh đó, Thông tư số 20/2022 cũng đã quy định cụ thể hoạt động thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân quy định tại Điểm g Khoản 6 Pháp lệnh Ngoại hối; Bổ sung trách nhiệm của ngân hàng (được phép), tổ chức và cá nhân trong việc xây dựng quy trình, thủ tục, xuất trình, kiểm tra và lưu giữ giấy tờ và chứng từ đúng mục đích và phù hợp với quy định pháp luật.
Theo đó, ngân hàng có quyền từ chối hoặc không thực hiện các giao dịch bán, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài nếu tổ chức, cá nhân cung cấp không đầy đủ và/hoặc không chính xác thông tin.
Tiền giấy đô la Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2022
Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ để bình ổn thị trường
Thông tư cũng quy định tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho ngân hàng được phép; không được sử dụng một bộ hồ sơ chứng từ để mua, chuyển, mang ngoại tệ vượt quá số tiền ghi trên giấy tờ, chứng từ có liên quan, các mức ngoại tệ mua, chuyển, mang ra nước ngoài quy định tại thông tư này tại 1 hoặc nhiều ngân hàng được phép.
Sử dụng ngoại tệ tiền mặt mua tại ngân hàng được phép đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật; không được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/2/2023.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала