Việt Nam mong Mỹ chuyển giao công nghệ bán dẫn

© Ảnh : TTXVN - An Văn ĐăngPhó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2023
Đăng ký
Việt Nam mong Mỹ hỗ trợ chuyển giao công nghệ, giúp xây dựng doanh nghiệp đủ khả năng thiết kế, sản xuất bán dẫn. Đây là thông tin đáng chú ý được đề cập tại cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và lãnh đạo Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA).
Việt Nam có nhiều tiềm năng cho phát triển công nghiệp bán dẫn với nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành công nghiệp điện tử được đánh giá là một trong những trung tâm sản xuất lớn của thế giới với nhiều tập đoàn hàng đầu như Intel, Samsung, Foxconn, Amkor, LG…
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hiệp hội công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA) tin tưởng, Việt Nam với những nguồn lực rất tích cực, sẽ đóng góp vai trò ngày càng quan trọng hơn trong chuỗi sản xuất bán dẫn toàn cầu của Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Đề nghị SIA giúp Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Sáng 12/1, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã có buổi tiếp ông John Neuffer, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hiệp hội công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA).
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chào đón đoàn Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA) sang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, ông Lê Min Khái đã đánh giá cao những đóng góp của SIA trong việc dẫn dắt, định hướng chính sách phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Mỹ cũng như các nước trên thế giới.
Phó Thủ tướng cũng đặc biệt hoan nghênh SIA lựa chọn Việt Nam là một trong những điểm khảo sát tại khu vực Đông Nam Á trong chuyến công tác lần này, đồng thời khẳng định:
“Đây là sự kiện quan trọng, là bước đệm khởi đầu để kết nối các hoạt động hợp tác giữa SIA với Chính phủ Việt Nam, từ đó thúc đẩy khả năng tham gia của Việt Nam vào chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu”.
Đại diện lãnh đạo Chính phủ cũng đề nghị SIA có tiếng nói với các tập đoàn, doanh nghiệp thành viên tăng cường và mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Qua đó, góp phần phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp, lấy phát triển công nghệ cao, công nghệ hiện đại, công nghệ số làm nền tảng cho sự tăng trưởng.
© Ảnh : TTXVN - An Văn ĐăngPhó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2023
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ

Việt Nam ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao

Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ và hành lang pháp lý nhằm tạo điều kiện cho việc đầu tư, phát triển các sản phẩm công nghệ cao.
“Trong đó, lĩnh vực vi mạch bán dẫn là ưu tiên hàng đầu”, ông Lê Minh Khái khẳng định và cho biết đối tượng ưu tiên chính là các doanh nghiệp công nghệ cao.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng thành lập Khu công nghệ cao tập trung tại các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng với các chính sách ưu đãi đặc thù, nhằm liên kết các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ươm tạo công nghệ cao, thu hút vốn, công nghệ sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, đào tạo nhân lực...
Đề cập việc phát triển mạnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số được xác định là động lực chính của tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021- 2030, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, Việt Nam ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao.
Việt Nam cũng hướng đến quá trình đổi mới sáng tạo; có sự lan tỏa, trong đó, nhà đầu tư cam kết hợp tác, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi sản xuất, gắn với hợp tác đào tạo nhân lực.
Chính phủ cũng nghiên cứu và phát triển; thúc đẩy kinh tế số và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

“Việt Nam có nhiều tiềm năng cho phát triển công nghiệp bán dẫn với nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành công nghiệp điện tử được đánh giá là một trong những trung tâm sản xuất lớn của thế giới với nhiều tập đoàn hàng đầu như Intel, Samsung, Foxconn, Amkor, LG”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh.

Cùng với đó, Việt Nam cũng đã thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) nhằm hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển (R&D), xây dựng, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam, trong đó, lấy doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mọi chính sách đều hướng tới doanh nghiệp.
Sơn tĩnh điện, Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.01.2023
Sơn bột từ Nga sẽ phục vụ ngành công nghiệp Việt Nam

“Miếng bánh lớn”

Bày tỏ cảm ơn Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã dành thời gian tiếp và cung cấp những thông tin tổng quan về ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam, ông John Neuffer cho biết, ngành bán dẫn Hoa Kỳ hiện đang xây dựng lại để tái cân bằng chuỗi sản xuất bán dẫn toàn cầu.
Trong đó có việc tăng cường thêm những mắt xích mạnh tại những quốc gia thân thiện của Hoa Kỳ.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi sản xuất của Hoa Kỳ, ông Neuffer khẳng định “miếng bánh” bán dẫn toàn cầu đang ngày càng lớn có thể mang lại lợi ích thiết thực cho tất cả các bên.
Ông hy vọng Việt Nam với những nguồn lực rất tích cực sẽ đóng góp vai trò ngày càng quan trọng hơn trong chuỗi sản xuất bán dẫn toàn cầu của Mỹ trong thời gian tới.
Trong bối cảnh các quốc gia khác đang đi rất nhanh và doanh nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các nước, ông John Neuffer hy vọng sẽ hợp tác với Chính phủ Việt Nam và giúp Việt Nam không bỏ lỡ cơ hội quan trọng này.

“Mảnh đất lành Việt Nam”

Cảm ơn những chia sẻ của ông John Neuffer, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái mong muốn Việt Nam sẽ tham gia tích cực hơn vào việc “làm cho chiếc bánh bán dẫn ngày càng lớn”.
Ông Khái cũng đề nghị Hiệp hội tư vấn phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và giới thiệu về môi trường đầu tư của Việt Nam để thu hút các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, mở trung tâm R&D, trung tâm khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn, hỗ trợ chuyển giao công nghệ. Từ đó giúp Việt Nam có doanh nghiệp có đủ khả năng thiết kế, sản xuất sản phẩm bán dẫn.
Phó Thủ tướng cũng mong muốn Hiệp hội giới thiệu chuyên gia, các tổ chức đào tạo để xây dựng các khóa học kết hợp thực hành tại chỗ, trao các suất học bổng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam, triển khai các chương trình hỗ trợ chuyển giao công nghệ, giúp Việt Nam có doanh nghiệp có đủ khả năng thiết kế chip, vi mạch, sản xuất bán dẫn.
Theo cổng thông tin Chính phủ Việt Nam, vừa qua, Chính phủ Hoa Kỳ cũng đã đầu tư một khoản quỹ 500 triệu USD để phát triển nguồn nhân lực; xây dựng các trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn trong 5 năm tới.
Lãnh đạo SIA đề nghị phía Việt Nam tham vấn với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về vấn đề này.
Đồng chí Trần Tuấn Anh truyền đạt chuyên đề “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2022
Việt Nam chưa thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, vì sao?
Lãnh đạo Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh, sản phẩm bán dẫn vốn đi theo các sản phẩm điện tử. Hiện tại các doanh nghiệp điện tử lớn đặt đại bản doanh tại Việt Nam.
Do đó, ông John Neuffer tin tưởng rằng thời gian tới các doanh nghiệp sản xuất chất bán dẫn hàng đầu Hoa Kỳ sẽ chọn “mảnh đất lành Việt Nam” để lập đại bản doanh, tạo thêm nhiều công ăn, việc làm cho người lao động.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала