https://kevesko.vn/20230113/o-viet-nam-noi-ve-bai-hoc-quan-trong-sau-vu-rut-tien-o-at-o-ngan-hang-scb-20583894.html
Ở Việt Nam nói về "bài học quan trọng" sau vụ rút tiền ồ ạt ở ngân hàng SCB
Ở Việt Nam nói về "bài học quan trọng" sau vụ rút tiền ồ ạt ở ngân hàng SCB
Sputnik Việt Nam
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Tiến Dũng cho biết, vụ việc của ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) để lại cho các bên bài học vô cùng quan trọng. 13.01.2023, Sputnik Việt Nam
2023-01-13T19:44+0700
2023-01-13T19:44+0700
2023-01-13T19:44+0700
việt nam
ngân hàng
rút tiền
ngân hàng nhà nước vn
doanh nghiệp
tài chính
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0a/0a/18447804_131:0:1297:656_1920x0_80_0_0_f24b27b35a0c9239295f3b4e0304c9e9.jpg
Nói về vụ ngân hàng SCB, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từ đó có chỉ đạo “xử lý bài bản” vấn đề liên quan tới hoạt động của ngân hàng SCB.Sự việc tại công ty An Đông đã tác động lên SCBThành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh thông tin, ngày 12/1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch nhiệm vụ ngành Ngân hàng thành phố năm 2023.Dự hội nghị có Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng. Tại đây, đại diện NHNN chi nhánh TP.HCM đã báo cáo kết quả hoạt động ngân hàng trong năm qua cho thấy, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn đạt 14%, trong khi huy động vốn chỉ đạt 6%, đây là một áp lực đối với hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng.Đặc biệt, năm 2022, trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraina, giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao, lạm phát ở một số nền kinh tế trên thế giới tăng cao buộc các nước phải tăng giá mạnh đồng nội tệ.Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản, chứng khoán, … tạo áp lực lên chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.Theo ông Võ Minh Tuấn, Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, sau hai lần điều chỉnh lãi suất và tỷ giá, thị trường vẫn cơ bản giữ ổn định, giao dịch thông suốt.Đến tháng 10/2022, sau sự việc tại Công ty An Đông (Vạn Thịnh Phát) đã tác động lên SCB làm một số nơi, người dân đi rút tiền hàng loạt, nhưng chỉ sau đó một thời gian ngắn hoạt động của ngân hàng này đã đi vào ổn định”, lãnh đạo NHNN chi nhánh TP.HCM báo cáo.Lãnh đạo NHNN chi nhánh TP.HCM cho rằng, sự ổn định của hệ thống ngân hàng góp phần tích cực vào phát triển kinh tế thành phố.Bài học từ sự cố SCBTheo ông Võ Minh Tuấn, trải qua những diễn biến phức tạp trong năm qua, ngành ngân hàng thành phố rút ra một số bài học quan trọng. Thứ nhất là chủ động tích cực sáng tạo bám sát thực tiễn trong quản lý, điều hành những vấn đề mới, khó khăn, vướng mắc phát sinh.Thứ hai là đoàn kết trong thực thi nhiệm vụ không chỉ là đòi hỏi nâng cao chất lượng hiệu quả mà còn là giải pháp giải quyết các vấn đề "phức tạp chưa có tiền lệ". Đặc biệt duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) và các sở ngành trên địa bàn. Tiếp đó, trong quá trình tổ chức thực hiện chủ trương chính sách phải sáng tạo và linh hoạt để đảm bảo hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.Từ sự cố của SCB, Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho hay, ngành ngân hàng thành phố đã đúc kết được nhiều bài học quan trọng.Đầu tiên, với những sự việc có diễn biến phức tạp, công tác thu thập dữ liệu, dự báo phải được nâng cao. Ông Tuấn đánh giá, đây là điểm cần cải thiện của đơn vị. Thứ hai, truyền thông phải đi trước các vấn đề được xã hội quan tâm.Thứ ba, phải giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động ngành ngân hàng, loại bỏ tư tưởng cạnh tranh không lành mạnh. Dù, theo Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, cạnh tranh là tất yếu để phát triển nhưng cạnh tranh không lành mạnh là không được phép.Thứ tư, cần quan tâm đặc biệt đến tình trạng sở hữu chéo. Theo vị lãnh đạo, NHNN chi nhánh TP.HCM lưu ý lãnh đạo các tổ chức tín dụng, bởi việc tập trung tín dụng là “rủi ro ghê gớm”.Vụ SCB để lại cho các bên bài học vô cùng quan trọngPhát biểu tại sự kiện, đánh giá về vụ việc của SCB, ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam cho rằng, vụ việc SCB cho các bên bài học vô cùng quan trọng.Ông Phạm Tiến Dũng dẫn chứng, ngày 8/10/2022, sự việc SCB xảy ra, tiền rút ra nhiều nhưng con số báo cáo lại lệch hoàn toàn.Ví dụ, rút tiền mặt chỉ bằng 10% rút tiền bằng kênh online, nếu cứ tập trung vào cung ứng tiền mặt thì hàng chục nghìn người dân sẽ không lấy được tiền qua kênh điện tử trên tài khoản, họ sẽ đến các điểm giao dịch trực tiếp.Do đó, Phó Thống đốc NHNN yêu cầu, khi có vấn đề phát sinh, các tổ chức tín dụng phải “thông tin ngay lập tức”, dựa trên đó, cơ quan quản lý nhà nước mới có đầy đủ dữ liệu để phân tích, điều hành.Nhấn mạnh việc không thể điều hành nếu không có thông tin, đồng thời, đề cao kỷ cương trong hoạt động ngân hàng phải được đảm bảo, ông Dũng cảnh báo, nếu không, có thể xảy ra trường hợp tương tự sự cố của SCB.Kiến nghị xử lý ‘bài bản’ hoạt động ngân hàng SCBNêu quan điểm về vụ SCB, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từ đó có chỉ đạo “xử lý bài bản” vấn đề liên quan tới hoạt động của SCB.Theo ông Mãi, cần nhận diện để có những chỉ đạo chung trong quản lý. Khi thấy tiềm ẩn khoảng trống, bất cập cần kịp thời khắc phục, xử lý.Như Sputnik đã thông tin, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt nhằm đảm bảo an ninh hệ thống ngân hàng. Trước đó, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho hay, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp cần thiết để ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, ổn định.Từ các nội dung đã phân tích, Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM Võ Minh Tuấn cho biết, ngân hàng là một trong những nhóm ngành dịch vụ của nền kinh tế, nên cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực từ những khó khăn thách thức đan xen của nền kinh tế.Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng cho biết, năm 2023, bên cạnh đưa tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung cho vay tiêu dùng theo hai nhóm ưu tiên là công nhân và sinh viên theo đề xuất của Chủ tịch UBND TP.HCM.Để giảm thủ tục cho vay tiêu dùng mọi người dễ dàng tiếp cận, NHNN đang phối hợp với Bộ Công an cho tổ chức tín dụng tiếp cận được dữ liệu dân cư để xác định danh tính người vay vốn. NHNN cũng đang sửa đổi thông tư 39 quy định về cho vay, trong thông tư mới có một mục quy định về cho vay theo phương thức điện tử.Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng cho hay, ông mới nhận được hai công văn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì Đề án phát triển trung tâm tài chính TP.HCM, trong đó NHNN cũng là một thành viên trong đề án này.Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM mong muốn NHNN Việt Nam, đặc biệt hệ thống các ngân hàng trên địa bàn tham gia phát triển trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM.Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị NHNN chi nhánh TP.HCM có cơ chế tư vấn tài chính tiền tệ cho lãnh đạo thành phố, trên cơ sở thành lập Hội đồng gồm các chuyên gia, nhà quản lý để có thể cung cấp thông tin tư vấn.Đồng chí Phan Văn Mãi khẳng định UBND thành phố sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng trên địa bàn cũng như phối hợp với NHNN trong xử lý các vấn đề có liên quan.
https://kevesko.vn/20230107/viet-nam-yeu-cau-ngan-hang-scb-bao-cao-vu-tien-gui-khach-hang-thanh-bao-hiem-manulife-20461902.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0a/0a/18447804_438:0:1313:656_1920x0_80_0_0_896f8eb58f3c5f2c743e1e26bcd36f2a.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, ngân hàng, rút tiền, ngân hàng nhà nước vn, doanh nghiệp, tài chính
việt nam, ngân hàng, rút tiền, ngân hàng nhà nước vn, doanh nghiệp, tài chính
Nói về vụ ngân hàng SCB, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từ đó có chỉ đạo “xử lý bài bản” vấn đề liên quan tới hoạt động của ngân hàng SCB.
Sự việc tại công ty An Đông đã tác động lên SCB
Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh thông tin, ngày 12/1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch nhiệm vụ ngành Ngân hàng thành phố năm 2023.
Dự hội nghị có Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng. Tại đây, đại diện NHNN chi nhánh TP.HCM đã báo cáo kết quả hoạt động ngân hàng trong năm qua cho thấy, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn đạt 14%, trong khi huy động vốn chỉ đạt 6%, đây là một áp lực đối với hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng.
Đặc biệt, năm 2022, trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraina, giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao, lạm phát ở một số nền kinh tế trên thế giới tăng cao buộc các nước phải tăng giá mạnh đồng nội tệ.
Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản, chứng khoán, … tạo áp lực lên chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Theo ông Võ Minh Tuấn, Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, sau hai lần điều chỉnh lãi suất và tỷ giá, thị trường vẫn cơ bản giữ ổn định, giao dịch thông suốt.
Đến tháng 10/2022, sau sự việc tại Công ty An Đông (Vạn Thịnh Phát) đã tác động lên SCB làm một số nơi, người dân đi rút tiền hàng loạt, nhưng chỉ sau đó một thời gian ngắn hoạt động của ngân hàng này đã đi vào ổn định”, lãnh đạo NHNN chi nhánh TP.HCM báo cáo.
Lãnh đạo NHNN chi nhánh TP.HCM cho rằng, sự ổn định của hệ thống ngân hàng góp phần tích cực vào phát triển kinh tế thành phố.
Theo ông Võ Minh Tuấn, trải qua những diễn biến phức tạp trong năm qua, ngành ngân hàng thành phố rút ra một số bài học quan trọng. Thứ nhất là chủ động tích cực sáng tạo bám sát thực tiễn trong quản lý, điều hành những vấn đề mới, khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Thứ hai là đoàn kết trong thực thi nhiệm vụ không chỉ là đòi hỏi nâng cao chất lượng hiệu quả mà còn là giải pháp giải quyết các vấn đề "
phức tạp chưa có tiền lệ". Đặc biệt duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) và các sở ngành trên địa bàn. Tiếp đó, trong quá trình tổ chức thực hiện chủ trương chính sách phải sáng tạo và linh hoạt để đảm bảo hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.
Từ sự cố của SCB, Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho hay, ngành ngân hàng thành phố đã đúc kết được nhiều bài học quan trọng.
Đầu tiên, với những sự việc có diễn biến phức tạp, công tác thu thập dữ liệu, dự báo phải được nâng cao. Ông Tuấn đánh giá, đây là điểm cần cải thiện của đơn vị. Thứ hai, truyền thông phải đi trước các vấn đề được xã hội quan tâm.
"Khi xảy ra hiện tượng rút tiền ở SCB, ngành ngân hàng và TP.HCM đã thực hiện kịp thời việc này, do đó, tránh được hiện tượng lây lan rút tiền tại các ngân hàng khác, may mắn, không xảy ra "hiện tượng domino" trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng", - vị lãnh đạo nói và nhắc lại kể cả tại SCB, dù người dân rút tiền đông nhưng vẫn chi trả đầy đủ theo chỉ đạo của NHNN và các cấp lãnh đạo", - ông Tuấn khẳng định.
Thứ ba, phải giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động ngành ngân hàng, loại bỏ tư tưởng cạnh tranh không lành mạnh. Dù, theo Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, cạnh tranh là tất yếu để phát triển nhưng cạnh tranh không lành mạnh là không được phép.
"Thời điểm đó, NHNN chi nhánh TP.HCM phát hiện đơn lẻ một vài tổ chức tín dụng cạnh tranh không lành mạnh nên đã lập tức gọi điện, yêu cầu chấn chỉnh ngay", - ông Tuấn cho biết.
Thứ tư, cần quan tâm đặc biệt đến tình trạng sở hữu chéo. Theo vị lãnh đạo, NHNN chi nhánh TP.HCM lưu ý lãnh đạo các tổ chức tín dụng, bởi việc tập trung tín dụng là “rủi ro ghê gớm”.
Vụ SCB để lại cho các bên bài học vô cùng quan trọng
Phát biểu tại sự kiện, đánh giá về vụ việc của SCB, ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam cho rằng, vụ việc SCB cho các bên bài học vô cùng quan trọng.
"Nếu không có thông tin chính xác thì mọi điều hành sẽ sai. Nếu cơ quan quản lý nhà nước còn tiếp tục nhận được các thông tin không chính xác, không kịp thời, không đầy đủ thì tất cả các quyết sách sẽ bị sai. Các tổ chức tín dụng phải cung cấp thông tin đúng, không làm sai lệch", - ông Dũng lưu ý.
Ông Phạm Tiến Dũng dẫn chứng, ngày 8/10/2022, sự việc SCB xảy ra, tiền rút ra nhiều nhưng con số báo cáo lại lệch hoàn toàn.
Ví dụ, rút tiền mặt chỉ bằng 10% rút tiền bằng kênh online, nếu cứ tập trung vào cung ứng tiền mặt thì hàng chục nghìn người dân sẽ không lấy được tiền qua kênh điện tử trên tài khoản, họ sẽ đến các điểm giao dịch trực tiếp.
Do đó, Phó Thống đốc NHNN yêu cầu, khi có vấn đề phát sinh, các tổ chức tín dụng phải “thông tin ngay lập tức”, dựa trên đó, cơ quan quản lý nhà nước mới có đầy đủ dữ liệu để phân tích, điều hành.
Nhấn mạnh việc không thể điều hành nếu không có thông tin, đồng thời, đề cao kỷ cương trong hoạt động ngân hàng phải được đảm bảo, ông Dũng cảnh báo, nếu không, có thể xảy ra trường hợp tương tự sự cố của SCB.
Kiến nghị xử lý ‘bài bản’ hoạt động ngân hàng SCB
Nêu quan điểm về vụ SCB, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từ đó có chỉ đạo “xử lý bài bản” vấn đề liên quan tới hoạt động của SCB.
Theo ông Mãi, cần nhận diện để có những chỉ đạo chung trong quản lý. Khi thấy tiềm ẩn khoảng trống, bất cập cần
kịp thời khắc phục, xử lý.
Như Sputnik đã thông tin, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt nhằm đảm bảo an ninh hệ thống ngân hàng. Trước đó, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho hay, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp cần thiết để ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, ổn định.
Từ các nội dung đã phân tích, Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM Võ Minh Tuấn cho biết, ngân hàng là một trong những nhóm ngành dịch vụ của nền kinh tế, nên cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực từ những khó khăn thách thức đan xen của nền kinh tế.
"Chúng tôi cũng mong chờ sự phục hồi của thị trường bất động sản, số hóa các dịch vụ tài chính ngân hàng đến gần người dân với nhiều nhóm khách hàng khác nhau ở mọi lứa tuổi và mọi khu vực địa bàn đô thị, nông thôn", - ông Võ Minh Tuấn bày tỏ.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng cho biết, năm 2023, bên cạnh đưa tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung cho vay tiêu dùng theo hai nhóm ưu tiên là công nhân và sinh viên theo đề xuất của Chủ tịch UBND TP.HCM.
Để giảm thủ tục cho vay tiêu dùng mọi người dễ dàng tiếp cận, NHNN đang phối hợp với Bộ Công an cho tổ chức tín dụng tiếp cận được dữ liệu dân cư để xác định danh tính người vay vốn. NHNN cũng đang sửa đổi thông tư 39 quy định về cho vay, trong thông tư mới có một mục quy định về cho vay theo phương thức điện tử.
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng cho hay, ông mới nhận được hai công văn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì Đề án phát triển trung tâm tài chính TP.HCM, trong đó NHNN cũng là một thành viên trong đề án này.
"NHNN cam kết tham gia tích cực vào Đề án phát triển trung tâm tài chính TP.HCM, vì vậy, NHNN chi nhánh TP.HCM cần nắm nội dung này để cùng với NHNN Việt Nam tham mưu đề xuất cùng phát triển Đề án”, - Phó Thống đốc nói.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM mong muốn NHNN Việt Nam, đặc biệt hệ thống các ngân hàng trên địa bàn tham gia phát triển trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM.
Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị NHNN chi nhánh TP.HCM có cơ chế tư vấn tài chính tiền tệ cho lãnh đạo thành phố, trên cơ sở thành lập Hội đồng gồm các chuyên gia, nhà quản lý để có thể cung cấp thông tin tư vấn.
Đồng chí Phan Văn Mãi khẳng định UBND thành phố sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng trên địa bàn cũng như phối hợp với NHNN trong xử lý các vấn đề có liên quan.