Khi Chủ tịch nước Việt Nam từ nhiệm

© Hoàng Thống Nhất- TTXVNChủ tịch nước tiếp đại biểu quốc tế dự các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris
Chủ tịch nước tiếp đại biểu quốc tế dự các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris    - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2023
Đăng ký
“Sự kiện Chủ tịch nước phải tự nguyện xin từ chức khi chưa hết nhiệm kỳ công tác tuy hiếm khi xảy ra nhưng lại là một bài học sâu sắc, dù rất đau xót trong công tác xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng”, - Nhà phân tích chính trị Nguyễn Minh Tâm phát biểu với Sputnik.
Hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam khóa XIII vào chiều 17/1/2023 đã có quyết định lịch sử và gây tiếng vang lớn ở Việt Nam. Hội nghị đã đồng ý, chiếu theo nguyện vọng, để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tối 17/1, Tổng Thư ký Quốc hội đã có thông cáo báo chí về dự kiến chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 3, Quốc hội Khóa XV.
Chiều 18/1, Quốc hội họp bất thường để xem xét công tác nhân sự, cụ thể là việc miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Nhà phân tích chính trị nổi tiếng của Việt Nam Nguyễn Minh Tâm đã có những bình luận cho Sputnik.
Chịu trách nhiệm chính trị
Sputnik: Thưa ông Nguyễn Minh Tâm, việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc được cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026. liên quan tới vấn đề gì? Và Quyết định này có hợp lý không?
Nhà phân tích chính trị Nguyễn Minh Tâm:
Hội nghị bất thường Ban Chấp hành Trương ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp ngày 17/1/2023 về vấn đề nhân sự theo Quy định 41-QĐ-TW ngày 3/11/2021 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Cụ thể, Nghị quyết của Hội nghị đã áp dụng Điều 7 của Quy định số 41: “Căn cứ xem xét việc miễn nhiệm, từ chức liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu:
Việc xem xét miễn nhiệm, từ chức liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu khi cấp có thẩm quyền kết luận để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra tham nhũng, tiêu cực; căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
1.
Miễn nhiệm đối với người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.
2.
Người đứng đầu lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực thì tuỳ tính chất, mức độ sai phạm để xem xét cho từ chức.
3.
Cho từ chức đối với người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng.”
Thông cáo về hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương vào chiều 17/1/2023 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chỉ rõ về nguyên nhân xin thôi giữ chức vụ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc:
“Trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021, đồng chí đã có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch Covid-19 đạt kết quả quan trọng. Tuy nhiên, đồng chí chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 đồng chí Phó Thủ tướng, 3 bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; 2 đồng chí Phó Thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, đồng chí đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu”.
Qua thông cáo trên, có thể thấy 2 Phó thủ tướng có vi phạm khuyết điểm là ông Vũ Đức Đam, liên quan đến các sai phạm của cấp dưới trong lĩnh vực Khoa học công nghệ và Y tế (vụ án “Công ty Việt Á”), ông Phạm Bình Minh liên quan đến các sai phạm của cấp dưới tại Cục Lãnh sự trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”. 3 bộ trưởng có vi phạm là các ông Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế), Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng Khoa học công nghệ) và Mai Tiến Dũng (nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ).
Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2023
Nóng: Đã rõ lý do vì sao miễn nhiệm 2 ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam
Hơn nữa, ông Nguyễn Xuân Phúc là một trong hai trường hợp được đặc cách tiếp tục công tác sau Đại hội nhiệm kỳ thứ XIII của Đảng, người kia là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vì vậy, việc ông Nguyễn Xuân Phúc xin thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác để nghỉ hưu và được tập thể Ban chấp hành Trung ương Đảng đồng ý là hợp tình, hợp lý.

Nổi bật tính nghiêm túc của kỷ luật Đảng và tính nghiêm minh của luật pháp Việt Nam

Sputnik: Ông đánh giá như thế nào về quyết định này của lãnh đạo ĐCS Việt Nam?
Nhà phân tích chính trị Nguyễn Minh Tâm:
Chúng ta hãy cùng trở lại lịch sử! Sau khi cuộc Cải cách ruộng đất (1953-1956) kết thúc với thành công xen lẫn không ít sai lầm, khuyết điểm, tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 10 (Khóa II), Tổng bí thư Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) Trường Chinh đã phải từ chức nhưng vẫn là Ủy viên Bộ Chính trị. Ông Hoàng Quốc Việt phải ra khỏi Bộ Chính trị và chỉ còn là Ủy viên Trung ương. Ông Lê Văn Lương thôi giữ chức Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, chỉ còn là Ủy viên dự khuyết Trung ương. Ông Hồ Viết Thắng bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương, xuống làm chuyên viên tại Văn phòng Trung ương Đảng.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
“Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.01.2023
Vì sao ông Nguyễn Xuân Phúc thôi chức Chủ tịch nước: Nguyên nhân đã rõ?
Tuân thủ những chỉ dẫn đó, sự kiện một lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước Việt Nam phải rời khỏi chức vụ của mình do những sai lầm, khuyết điểm của chính họ hoặc do sai lầm, khuyết điểm của cấp dưới là chuyện bình thường. Một khi trong Đảng có những sai lầm, khuyết điểm thì những người chịu trách nhiệm hoặc phải tự phê bình, tự xử lý, hoặc bị phê bình, bị xử lý.
Cũng như trường hợp của các ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, nhưng lần này là ở cấp cao nhất về mặt Nhà nước, quyết định của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, trong đó có bản thân ông Nguyễn Xuân Phúc càng làm nổi bật tính nghiêm túc của kỷ luật Đảng và tính nghiêm minh của luật pháp Việt Nam. Nguyện vọng cá nhân của ông Nguyễn Xuân Phúc cũng như sự đồng tình của tập thể Ban chấp hành Trung ương Đảng còn thể hiện tính cách dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn tự soi, tự sửa và người đứng đầu phải gương mẫu trong tự phê bình và phê bình. Người đứng đầu mà để cấp dưới mắc sai phạm nghiêm trọng thì phải tự xem xét lại xem vì sao mình quản lý chưa nghiêm, chưa chặt chẽ để cho cấp dưới mắc sai phạm.
Bên cạnh đó, sự kiện Chủ tịch nước phải tự nguyện xin từ chức khi chưa hết nhiệm kỳ công tác tuy hiếm khi xảy ra nhưng lại là một bài học sâu sắc, dù rất đau xót trong công tác xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng. Sự kiện đó cũng xua tan những luận điệu xằng bậy của các thế lực phản động, thù địch dựng lên câu chuyện bịa đặt về “đấu đá nội bộ” trong Đảng. Sự kiện không mong muốn này còn làm cho uy tín của Đảng và Nhà nước trong dư luận nhân dân Việt Nam càng được củng cố hơn, nâng cao hơn.
Sputnik: Xin cảm ơn ông!
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала