https://kevesko.vn/20230119/viet-nam-chinh-sach-tai-khoa-cao-nhat-trong-lich-su-voi-con-so-dat-792000-ty-dong-20678668.html
Việt Nam: Chính sách tài khóa cao nhất trong lịch sử với con số đạt 792.000 tỷ đồng
Việt Nam: Chính sách tài khóa cao nhất trong lịch sử với con số đạt 792.000 tỷ đồng
Sputnik Việt Nam
Theo CTCP Chứng khoán BIDV (BSC), chính sách tài khóa cao nhất lịch sử 792.000 tỷ (gói kích thích kinh tế kỷ lục) sẽ là một trong 4 yếu tố tác động tăng trưởng... 19.01.2023, Sputnik Việt Nam
2023-01-19T15:55+0700
2023-01-19T15:55+0700
2023-01-19T15:55+0700
việt nam
kinh tế
chính sách
chiến lược phát triển kinh tế
tổng kết 2024 và dự báo 2025
https://cdn.img.kevesko.vn/img/422/61/4226166_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_4217fa5a2425fa2f73fb27227029ff80.jpg
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh năm 2023 được dự báo sẽ có nhiều thách thức, Việt Nam cần duy trì chính sách thận trọng, đặc biệt phải cảnh giác với các yếu tố bất ổn bên ngoài.Gói kích thích kinh tế kỷ lụcTrong báo cáo chiến lược mới công bố, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) dự báo hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023.Kịch bản 1 - tiêu cực, tăng trưởng GDP Việt Nam ước tính đạt 6,2%. Trong kịch bản tích cực kinh tế tăng 6,7%.BSC phân tích cụ thể các yếu tố tác động đến tăng trưởng GDP năm nay. Thứ nhất là chính sách tài khóa mở rộng.Ngoài ra, tốc độ giải ngân có thể đạt mức cao khi các dự án tuyến đường Bắc – Nam đã đến giai đoạn đấu thầu vào cuối năm 2022.Điều này tiếp tục được phản ánh trong gói dự toán NSNN 2023 với tổng vốn đầu tư đạt 792.000 tỷ đồng (bao gồm 103.000 tỷ đồng của gói kích thích kinh tế).Chứng khoán BIDV cũng dự tính hai kịch bản cho tình trạng giải ngân kế hoạch của vốn NSNN.Giảm thiểu lượng ngoại tệ nóng rút khỏi nền kinh tếKịch bản 1 diễn ra khi giải ngân đầu tư công chủ yếu tập trung vào kế hoạch tuyến đường Bắc – Nam với kế hoạch giải ngân thường niên ở mức thấp. Kịch bản 2 diễn ra với tiến độ giải ngân được chú trọng ở cả hai kế hoạch.Về chính sách tiền tệ, theo Chứng khoán BIDV, Ngân hàng Nhà nước có thể tăng lãi suất thêm từ 0,5-1% khi Fed duy trì mức lãi suất cao tại 5,1%. Bên cạnh đó, lạm phát trong nước tiếp tục chịu thách thức trong năm 2023 bởi áp lực tăng giá hàng hóa khởi đầu từ nửa cuối năm 2022.Yếu tố cuối cùng, tỷ giá USD/VND ổn định. Chênh lệch lãi suất nằm ở mức hợp lý làm giảm thiểu lượng tiền ngoại tệ nóng rút khỏi nền kinh tế Việt Nam.ACBS: Kinh tế Việt Nam có thể tăng 6,4%Trong nhận định của mình, Chứng khoán ACB (ACBS) cũng dự báo hai kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 2023.Theo đó, ở kịch bản tích cực, với giả thuyết tất cả các hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ không thu hẹp trong 6 tháng đầu năm 2023 và bắt đầu hồi phục trong 6 tháng cuối năm.Đồng thời, khu vực dịch vụ phục hồi hoàn toàn với sự hỗ trợ của các hoạt giao thông vận tải vận hành bình thường và hoạt động du lịch quốc tế bùng nổ.Giả định NHNN sẽ cấp hạn mức tín dụng xung quanh mức 12-14% trong năm 2023, CPI sẽ nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ (mục tiêu 4,5%) và không có đợt tăng lãi suất điều hành nào từ NHNN trong năm 2023, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng đạt mức cao nhất 6,4%.Ở kịch bản tiêu cực hơn, giả định tất cả các hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục chậm lại và thậm chí giảm nhẹ trong 6 tháng đầu 2023 và cũng bắt đầu hồi phục trong 6 tháng cuối năm nhưng tốc độ hồi phục chậm do nhu cầu suy giảm từ các đối tác thương mại lớn.Ngoài ra, khu vực dịch vụ vẫn phục hồi nhưng không mạnh bằng kịch bản lạc quan.ACBS cũng giả định NHNN sẽ cấp hạn mức tín dụng khoảng 10- 12% trong năm 2023, CPI có thể bật tăng và vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ (vượt mức mục tiêu 4,5%) và NHNN có thể tăng lãi suất điều hành thêm 0,5% trong năm 2023.Đối với kịch bản kém lạc quan hơn này, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 đạt cao nhất 5,9%.Cẩn trọng với các yếu tố bất ổn bên ngoàiNhư Sputnik cập nhật, các tổ chức quốc tế tiếp tục duy trì nhiều nhận định lạc quan với Việt Nam. Điển hình như Standard Chartered. Với các lựa chọn chính sách khôn ngoan, Standard Chartered tin rằng, kinh tế có thể tăng đến 7,2%.HSBC lưu ý, năm 2023 này sẽ nhiều thách thức, và để duy trì tăng trưởng cao, Việt Nam còn nhiều việc phải làm. Ngân hàng này dự báo GDP Việt Nam ở mức 5,8% và đặc biệt cần lưu ý đến các tác động bên ngoài.Ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải khoảng 6,3% do hoạt động xuất khẩu sang các thị trường chính chậm lại.Đồng thời, Việt Nam cũng nên thận trọng cân đối giữ thúc đẩy tăng trưởng với kiểm soát lạm phát trong năm 2023 này.
https://kevesko.vn/20230119/viet-nam-di-qua-nam-nham-dan-voi-rat-nhieu-su-kien-quan-trong-soi-dong-va-phong-phu-20672735.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/422/61/4226166_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_93f60f13f0d176fdd27ac184c5de8092.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế
việt nam, kinh tế, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế
Việt Nam: Chính sách tài khóa cao nhất trong lịch sử với con số đạt 792.000 tỷ đồng
Theo CTCP Chứng khoán BIDV (BSC), chính sách tài khóa cao nhất lịch sử 792.000 tỷ (gói kích thích kinh tế kỷ lục) sẽ là một trong 4 yếu tố tác động tăng trưởng GDP 2023 của Việt Nam.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh năm 2023 được dự báo sẽ có nhiều thách thức, Việt Nam cần duy trì chính sách thận trọng, đặc biệt phải cảnh giác với các yếu tố bất ổn bên ngoài.
Gói kích thích kinh tế kỷ lục
Trong báo cáo chiến lược mới công bố, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) dự báo hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023.
Kịch bản 1 - tiêu cực, tăng trưởng GDP Việt Nam ước tính đạt 6,2%. Trong kịch bản tích cực kinh tế tăng 6,7%.
BSC phân tích cụ thể các yếu tố tác động đến tăng trưởng GDP năm nay. Thứ nhất là chính sách tài khóa mở rộng.
"Chính sách tài khóa cao nhất trong lịch sử với con số đạt 792.000 tỷ đồng (bao gồm đầu tư công từ gói kích thích kinh tế)", - Chứng khoán BIDV cho biết.
Ngoài ra, tốc độ giải ngân có thể đạt mức cao khi các dự án tuyến đường Bắc – Nam đã đến giai đoạn đấu thầu vào cuối năm 2022.
"Trong tình trạng lãi suất và lạm phát cao của năm 2023, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước khó khăn sẽ khiến giải ngân vốn đầu tư NSNN trở thành một trong những liều thuốc mạnh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế", - nhóm phân tích lưu ý.
Điều này tiếp tục được phản ánh trong gói dự toán NSNN 2023 với tổng vốn đầu tư đạt 792.000 tỷ đồng (bao gồm 103.000 tỷ đồng của gói kích thích kinh tế).
"Giải ngân vốn NSNN năm 2023 ước tính đạt từ 554.740 tỷ đồng đến 673.614 tỷ đồng, tương với tốc độ tăng trưởng từ 8,4 - 31,7% so với cùng kỳ)", - nhóm nghiên cứu của BSC chỉ rõ.
Chứng khoán BIDV cũng dự tính hai kịch bản cho tình trạng giải ngân kế hoạch của vốn NSNN.
Giảm thiểu lượng ngoại tệ nóng rút khỏi nền kinh tế
Kịch bản 1 diễn ra khi giải ngân đầu tư công chủ yếu tập trung vào kế hoạch tuyến đường Bắc – Nam với kế hoạch giải ngân thường niên ở mức thấp. Kịch bản 2 diễn ra với tiến độ giải ngân được chú trọng ở cả hai kế hoạch.
"Yếu tố thứ hai là tăng trưởng xuất nhập khẩu suy yếu do tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ suy giảm so với năm 2022", - báo cáo nhận định.
Về chính sách tiền tệ, theo Chứng khoán BIDV, Ngân hàng Nhà nước có thể tăng lãi suất thêm từ 0,5-1% khi Fed duy trì mức lãi suất cao tại 5,1%. Bên cạnh đó, lạm phát trong nước tiếp tục chịu thách thức trong năm 2023 bởi áp lực tăng giá hàng hóa khởi đầu từ nửa cuối năm 2022.
Yếu tố cuối cùng, tỷ giá USD/VND ổn định. Chênh lệch lãi suất nằm ở mức hợp lý làm giảm thiểu lượng tiền ngoại tệ nóng rút khỏi nền kinh tế Việt Nam.
"Ngoài ra, việc Trung Quốc mở cửa trở lại kéo theo tăng trưởng của ngành du lịch và kéo theo dòng ngoại tệ chảy vào Việt Nam", - nhóm phân tích kỳ vọng.
ACBS: Kinh tế Việt Nam có thể tăng 6,4%
Trong nhận định của mình, Chứng khoán ACB (ACBS) cũng dự báo hai
kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 2023.
Theo đó, ở kịch bản tích cực, với giả thuyết tất cả các hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ không thu hẹp trong 6 tháng đầu năm 2023 và bắt đầu hồi phục trong 6 tháng cuối năm.
Đồng thời, khu vực dịch vụ phục hồi hoàn toàn với sự hỗ trợ của các hoạt giao thông vận tải vận hành bình thường và hoạt động du lịch quốc tế bùng nổ.
Giả định NHNN sẽ cấp hạn mức tín dụng xung quanh mức 12-14% trong năm 2023, CPI sẽ nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ (mục tiêu 4,5%) và không có đợt tăng lãi suất điều hành nào từ NHNN trong năm 2023, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng đạt mức cao nhất 6,4%.
Ở kịch bản tiêu cực hơn, giả định tất cả các hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục chậm lại và thậm chí giảm nhẹ trong 6 tháng đầu 2023 và cũng bắt đầu hồi phục trong 6 tháng cuối năm nhưng tốc độ hồi phục chậm do nhu cầu suy giảm từ các đối tác thương mại lớn.
Ngoài ra, khu vực dịch vụ vẫn phục hồi nhưng không mạnh bằng kịch bản lạc quan.
ACBS cũng giả định NHNN sẽ cấp hạn mức tín dụng khoảng 10- 12% trong năm 2023, CPI có thể bật tăng và vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ (vượt mức mục tiêu 4,5%) và NHNN có thể tăng lãi suất điều hành thêm 0,5% trong năm 2023.
Đối với kịch bản kém lạc quan hơn này, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 đạt cao nhất 5,9%.
Cẩn trọng với các yếu tố bất ổn bên ngoài
Như Sputnik cập nhật, các tổ chức quốc tế tiếp tục duy trì nhiều nhận định lạc quan với Việt Nam. Điển hình như Standard Chartered. Với các lựa chọn chính sách khôn ngoan, Standard Chartered tin rằng, kinh tế có thể tăng đến 7,2%.
HSBC lưu ý, năm 2023 này sẽ nhiều thách thức, và để duy trì tăng trưởng cao, Việt Nam còn nhiều việc phải làm. Ngân hàng này dự báo GDP Việt Nam ở mức 5,8% và đặc biệt
cần lưu ý đến các tác động bên ngoài.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải khoảng 6,3% do hoạt động xuất khẩu sang các thị trường chính chậm lại.
Đồng thời, Việt Nam cũng nên thận trọng cân đối giữ thúc đẩy tăng trưởng với kiểm soát lạm phát trong năm 2023 này.