https://kevesko.vn/20230124/cac-doc-gia-nga-co-co-hoi-lam-quen-voi-bo-chinh-su-lon-bac-nhat-cua-viet-nam-20765696.html
Các độc giả Nga có cơ hội làm quen với bộ chính sử lớn bậc nhất của Việt Nam
Các độc giả Nga có cơ hội làm quen với bộ chính sử lớn bậc nhất của Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Bộ chính sử Việt Nam xưa nhất, di sản vô giá của văn hóa dân tộc Việt Nam "Đại Việt sử ký toàn thư" ("Toàn thư") bản chính thức năm 1697 được dịch ra tiếng Nga... 24.01.2023, Sputnik Việt Nam
2023-01-24T18:57+0700
2023-01-24T18:57+0700
2023-01-24T20:09+0700
chuyên gia
tác giả
quan điểm-ý kiến
nga
việt nam
toàn thư
văn hóa
hợp tác nga-việt
https://cdn.img.kevesko.vn/img/706/12/7061296_0:170:1280:890_1920x0_80_0_0_72585d756a1000302403686eff643a32.jpg
Đây là lần đầu tiên bộ quốc sử viết bằng Hán văn của Việt Nam, kho tư liệu phong phú được viết từ cuối thế kỷ 13 đến cuối thế kỷ 17, được dịch và xuất bản bằng ngôn ngữ phương Tây, - Giáo sư Andrey Fedorin, người quản lý dự án và người biên dịch chính, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.Công tác biên dịch bộ Toàn Thư được thực hiện ở Nga, điều đó mang tính biểu tượng. Người Nga ngày càng quan tâm nhiều đến Việt Nam, đến những thành công của quốc gia này phần lớn có được là nhờ ý thức hệ của xã hội Việt Nam được hình thành, trong số những thứ khác, dưới ảnh hưởng của Toàn Thư. Đại Việt sử ký toàn thư giúp hình thành lòng yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc của người Việt Nam, giáo dục dân tộc ý thức kế tục lịch sử. Toàn thư không hề mất đi vai trò này đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Người Nga cũng rất quan tâm đến bộ chính sử Việt Nam, bởi vì số phận lịch sử của Nga và Việt Nam giống nhau về nhiều mặt.Giống như bộ sách vĩ đại “Đại Việt sử ký toàn thư” là kết quả công sức của các nhà khoa học, nhà sử học, nhà lưu trữ và biên soạn của Việt Nam, bản dịch tiếng Nga là kết quả 30 năm làm việc của nhiều chuyên gia Nga. Bản dịch Tám tập Toàn thư gồm hơn sáu nghìn trang. Bản thân cuốn biên niên sử về khoảng thời gian từ năm 2879 trước Công nguyên đến cuối thế kỷ 17 bao gồm một nghìn rưỡi trang, còn các chú thích và hướng dẫn về những khoảnh khắc riêng lẻ của biên niên sử do Giáo sư Andrey Fedorin và các đồng nghiệp người Nga của ông biên soạn nằm trong một nghìn trang. Thêm ba nghìn trang là các phụ lục. Đây là bài viết về sự ra đời của Toàn Thư, tiểu sử của những người tham gia công việc này, quốc sử của nhà Trịnh, danh sách niên đại của các thống đốc và nhà cai trị Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc, và toàn văn "Việt sử lược", và các trích đoạn biên niên sử Trung Quốc viết về giai đoạn tương ứng của lịch sử Việt Nam và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong các thời kỳ này.Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Giáo sư Andrey Fedorin lưu ý rằng, theo truyền thống viết sử của các tác giả nhà nho, nội dung chính của biên niên sử thời Trung cổ là mô tả sự cai trị của các triều đại nối tiếp hợp pháp. Nếu triều đại được đánh giá là bất hợp pháp, thì thông tin về nó chỉ được cung cấp dưới dạng ngắn nhất có thể. Việc mô tả triều đại Nhà Mạc là một ví dụ về điều đó. Do đó, việc tái tạo lại lịch sử của các triều đại đó chỉ dựa vào biên niên sử Việt Nam sẽ khó hơn nhiều so với lịch sử của các triều đại nối tiếp hợp pháp. Trong các văn bản ghi chép lịch sử của Trung Quốc có nhiều thông tin hơn về các triều đại đó bởi vì đối với các tác giả Trung Quốc vấn đề về tính hợp pháp của các nhà cầm quyền Việt Nam là ít quan trọng hơn. Trong lịch sử vẻ vang của Việt Nam không nên có “thời kỳ tăm tối”, - nhà khoa học Nga tin tưởng.Mỗi tập trong số tám tập của Toàn Thư bản dịch tiếng Nga đều mở đầu bằng bài giới thiệu liên quan đến một số khía cạnh của phần biên niên sử trong tập này. Ví dụ - "Dữ liệu mới về biên niên sử Việt Nam", "Những vấn đề về lịch sử Việt Nam thế kỷ X-XV", "Những cuộc hôn nhân triều Trần", "Hoàng đế Lê Thánh Tông và sự sụp đổ của triều Lê sơ”, “Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thế kỷ XVI” . Mỗi tập chứa rất nhiều thông tin tham khảo: phụ lục về các cơ quan, chức danh và địa danh. Ví dụ, chỉ riêng trong tập VII , thông tin này gồm 160 trang.
https://kevesko.vn/20200604/phat-hanh-cuon-sach-moi-ve-viet-nam-va-dong-nam-a-tai-moskva-9112558.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/706/12/7061296_57:0:1280:917_1920x0_80_0_0_54b6dea0044a30c686c36d668d8b87ad.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
chuyên gia, tác giả, quan điểm-ý kiến, nga, việt nam, toàn thư, văn hóa, hợp tác nga-việt
chuyên gia, tác giả, quan điểm-ý kiến, nga, việt nam, toàn thư, văn hóa, hợp tác nga-việt
Các độc giả Nga có cơ hội làm quen với bộ chính sử lớn bậc nhất của Việt Nam
18:57 24.01.2023 (Đã cập nhật: 20:09 24.01.2023) Bộ chính sử Việt Nam xưa nhất, di sản vô giá của văn hóa dân tộc Việt Nam "Đại Việt sử ký toàn thư" ("Toàn thư") bản chính thức năm 1697 được dịch ra tiếng Nga vừa ra mắt độc giả ở Matxcơva.
Đây là lần đầu tiên bộ quốc sử viết bằng Hán văn của Việt Nam, kho tư liệu phong phú được viết từ cuối thế kỷ 13 đến cuối thế kỷ 17, được dịch và xuất bản bằng ngôn ngữ phương Tây, - Giáo sư Andrey Fedorin, người quản lý dự án và người biên dịch chính, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Công tác biên dịch bộ Toàn Thư được thực hiện ở Nga, điều đó mang tính biểu tượng.
Người Nga ngày càng quan tâm nhiều đến Việt Nam, đến những thành công của quốc gia này phần lớn có được là nhờ ý thức hệ của xã hội Việt Nam được hình thành, trong số những thứ khác, dưới ảnh hưởng của Toàn Thư. Đại Việt sử ký toàn thư giúp hình thành lòng yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc của người Việt Nam, giáo dục dân tộc ý thức kế tục lịch sử. Toàn thư không hề mất đi vai trò này đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Người Nga cũng rất quan tâm đến bộ chính sử Việt Nam, bởi vì số phận lịch sử của Nga và Việt Nam giống nhau về nhiều mặt.
Giống như bộ sách vĩ đại “Đại Việt sử ký toàn thư” là kết quả công sức của các nhà khoa học, nhà sử học, nhà lưu trữ và biên soạn của Việt Nam, bản dịch tiếng Nga là kết quả 30 năm làm việc của nhiều chuyên gia Nga. Bản dịch Tám tập Toàn thư gồm hơn sáu nghìn trang. Bản thân cuốn biên niên sử về khoảng thời gian từ năm 2879 trước Công nguyên đến cuối thế kỷ 17 bao gồm một nghìn rưỡi trang, còn các chú thích và hướng dẫn về những khoảnh khắc riêng lẻ của biên niên sử do Giáo sư Andrey Fedorin và các đồng nghiệp người Nga của ông biên soạn nằm trong một nghìn trang. Thêm ba nghìn trang là các phụ lục. Đây là bài viết về sự ra đời của Toàn Thư, tiểu sử của những người tham gia công việc này, quốc sử của nhà Trịnh, danh sách niên đại của các thống đốc và nhà cai trị Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc, và toàn văn "Việt sử lược", và các trích đoạn biên niên sử Trung Quốc viết về giai đoạn tương ứng của lịch sử Việt Nam và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong các thời kỳ này.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Giáo sư Andrey Fedorin lưu ý rằng, theo truyền thống viết sử của các tác giả nhà nho, nội dung chính của biên niên sử thời Trung cổ là mô tả sự cai trị của các triều đại nối tiếp hợp pháp. Nếu triều đại được đánh giá là bất hợp pháp, thì thông tin về nó chỉ được cung cấp dưới dạng ngắn nhất có thể. Việc mô tả triều đại Nhà Mạc là một ví dụ về điều đó. Do đó, việc tái tạo lại lịch sử của các triều đại đó chỉ dựa vào biên niên sử Việt Nam sẽ khó hơn nhiều so với lịch sử của các triều đại nối tiếp hợp pháp. Trong các văn bản ghi chép lịch sử của Trung Quốc có nhiều thông tin hơn về các triều đại đó bởi vì đối với các tác giả Trung Quốc vấn đề về tính hợp pháp của các nhà cầm quyền Việt Nam là ít quan trọng hơn. Trong lịch sử vẻ vang của Việt Nam không nên có “thời kỳ tăm tối”, - nhà khoa học Nga tin tưởng.
Mỗi tập trong số tám tập của Toàn Thư bản dịch tiếng Nga đều mở đầu bằng bài giới thiệu liên quan đến một số khía cạnh của phần biên niên sử trong tập này. Ví dụ - "Dữ liệu mới về biên niên sử Việt Nam", "Những vấn đề về lịch sử Việt Nam thế kỷ X-XV", "Những cuộc hôn nhân triều Trần", "
Hoàng đế Lê Thánh Tông và sự sụp đổ của triều Lê sơ”, “Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thế kỷ XVI” . Mỗi tập chứa rất nhiều thông tin tham khảo: phụ lục về các cơ quan, chức danh và địa danh. Ví dụ, chỉ riêng trong tập VII , thông tin này gồm 160 trang.