Vành đai 4 Hà Nội: Không có tên Vingroup, chỉ có T&T của bầu Hiển quan tâm?

© TTXVN - Phan Tuấn AnhGiao thông đường vành đai 3 thông thoáng
Giao thông đường vành đai 3 thông thoáng - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.01.2023
Đăng ký
Liên quan đến Dự án thành phần 3, đường cao tốc Vành đai 4 Hà Nội, hiện chỉ có tập đoàn T&T của bầu Hiển (doanh nhân Đỗ Quang Hiển) quan tâm, dù trước đó xuất hiện thông tin nhiều ‘ông lớn’ như Vingroup, Him Lam, DIC đều quan tâm đầu tư xây dựng đường Vành đai 4.
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội, có tổng chiều dài khoảng 112,8 km, bao gồm 103,1 km đường Vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài-Hạ Long, có tổng mức đầu tư dự kiến là 85.813 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 28.173 tỷ đồng, ngân sách địa phương 28.193 tỷ đồng (Hà Nội 23.524 tỷ đồng, Hưng Yên 1.505 tỷ đồng, Bắc Ninh: 3.164 tỷ đồng); vốn BOT 29.447 tỷ đồng.
Dự án đường Vành đai 4 gồm 7 dự án thành phần, với 3 dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; 3 dự án đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) theo hình thức đầu tư công và 1 dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Chỉ có T&T quan tâm Dự án PPP thành phần 3, Vành đai 4 Hà Nội

Ban chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 vùng Thủ đô vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội.
Theo đó, một trong những thông tin đáng chú ý nhất trong báo cáo này chính là kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với Dự án thành phần 3 – Đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức PPP thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội.
Báo cáo cho biết, chỉ có Tập đoàn T&T quan tâm Dự án PPP thành phần 3, vành đai 4 Hà Nội, theo thông tin trên báo Đầu tư.
Báo cáo cũng nêu, sở dĩ UBND TP. Hà Nội phải tiến hành khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư là bởi đây là điều bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức PPP.
Cụ thể, Điều 25, Nghị định số 35 yêu cầu công tác khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư, bên cho vay phải được thực hiện trong thời gian lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP và là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc áp dụng sơ tuyển, lựa chọn nhà đầu tư trong nước, quốc tế.
"Sau khi đăng tải thông tin khảo sát sự quan tâm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia vào ngày 28/10/2022. Tại thời điểm hết hạn nộp hồ sơ quan tâm vào 9h ngày 11/12/2022, kết quả khảo sát sự quan tâm chỉ có 1 nhà đầu tư quan tâm là Công ty cổ phần Tập đoàn T&T", - Ban chỉ đạo báo cáo Thủ tướng.

Vingroup có tham gia đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Hà Nội?

Trước đó, theo báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội đã nhận được đề xuất của các nhà đầu tư tiềm năng mong muốn được tham gia thực hiện dự án vành đai 4 như Vingroup (nhà đầu tư đề xuất dự án), T&T, Him Lam, DIC…
Tuy nhiên, hồi tháng 5/2022, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cho biết, doanh nghiệp sẽ không tham gia đầu tư xây dựng đường Vành đai 4.
Cụ thể, theo thông tin được đề cập tại buổi họp Đại hội cổ đông thường niên diễn ra sáng 11/5/2022, có nhà đầu tư nêu câu hỏi rằng, sắp tới Hà Nội và các tỉnh lân cận có tập trung làm đường vành đai 4, Vingroup có tham gia vào dự án này không. Trả lời vấn đề này, ông Phạm Nhật Vượng cho biết với dự án đường vành đai 4, Vingroup đã được Hà Nội mời tham gia đầu tư. Tuy nhiên, Vingroup có thể chỉ tham gia ở góc độ xây dựng. Phần vốn sẽ có các ngân hàng, tổ chức tín dụng thu xếp, còn Vingroup chỉ muốn dồn nguồn lực vào các dự án lớn đang theo đuổi.
Thông tin thêm về việc có hay không tham gia các dự án bất động sản ở quanh khu vực đường vành đai 4, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cho biết hiện doanh nghiệp chưa có kế hoạch, chỉ làm các dự án bất động sản đang thực hiện. Còn về bất động sản công nghiệp, doanh nghiệp vẫn đang tìm kiếm và hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Theo báo cáo vào thời điểm đó, Vingroup cho hay đã phân bổ 723,1 tỷ đồng cho dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, kết hợp với mở rộng theo quy hoạch phần đi bằng đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng theo hình thức BT. Luỹ kế từ 23/8/2018 đến 31/12/2021, số vốn phân bổ cho dự án này đã là 7.180 tỷ đồng.
Dù biết nhiều người đang kỳ vọng Vingroup sẽ tiếp tục tham gia đầu tư xây dựng dự án Vàng đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, ông Vượng cho biết tập đoàn không tiếp tục tham gia đầu tư về mảng xây dựng dự án làm đường mà doanh nghiệp này chỉ muốn dồn nguồn lực vào các dự án lớn khác.
Hà Nội khánh thành Dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2022
Thông xe hầm chui nút giao Lê Văn Lương – Vành đai 3

Về Dự án thành phần 3 – Vành đai 4 Hà Nội

Dự án thành phần 3 – xây dựng đường cao tốc vành đai 4 được triển khai theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT, có mục tiêu xây dựng chính tuyến cao tốc với tổng chiều dài 112,8km (Hà Nội: 58,2km; Hưng Yên: 19,3km; Bắc Ninh: 25,6km và tuyến nối 9,7km).
Mặt cắt ngang trên tuyến cao tốc đảm bảo 4 làn xe (mặt cắt ngang 17m, bề rộng cầu 17,5m) và 8 nút giao liên thông hoàn chỉnh giao cắt với đường hiện trạng (nút giao cao tốc Hà Nội - Lào Cai; nút giao trục Mê Linh; nút giao trục đại lộ Thăng Long; nút giao QL6; nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ; nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; nút giao Quốc lộ 38; nút giao cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh) cùng với các lối ra vào đường cao tốc bảo đảm khai thác an toàn, hiệu quả.
Được biết, tổng mức đầu tư Dự án thành phần 3 – xây dựng đường cao tốc vành đai 4 là 56.520 tỷ đồng, trong đó, vốn Nhà nước tham gia là 26.730 tỷ đồng (vốn Ngân sách Trung ương 18.313 tỷ đồng, vốn Ngân sách địa phương là 8.417 tỷ đồng); vốn nhà đầu tư thu xếp là 29.790 tỷ đồng, chiếm khoảng 52% tổng mức đầu tư.

Tiếp tục lựa chọn nhà đầu tư

Theo quy định tại Nghị định số 35/2021/NĐ – CP ngày 29/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức PPP, hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với Dự án thành phần 3 – xây dựng đường cao tốc vành đai 4 là đấu thầu rộng rãi trong nước không thực hiện sơ tuyển.
Trong số các nội dung khảo sát, đáng chú ý là UBND TP. Hà Nội đề nghị các nhà đầu tư, bên cho vay có ý kiến về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án; đánh giá của nhà đầu tư, bên cho vay về tính hấp dẫn, khả thi của dự án, mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu kỳ vọng của nhà đầu tư.
Đồng thời, các nhà đầu tư, bên cho vay cũng sẽ có ý kiến đánh giá về tiến độ triển khai thực hiện dự án; những khó khăn, vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư; nguồn cung cấp vật liệu để triển khai công trình.
Nhà đầu tư quan tâm cung cấp các thông tin bao gồm: Hồ sơ về tư cách pháp lý; năng lực, kinh nghiệm tương ứng với thông tin dự án nêu trên; phản hồi của nhà đầu tư đối với các nội dung khảo sát ý kiến của cơ quan có thẩm quyền; thông tin liên lạc của nhà đầu tư.
Thời điểm hết hạn đăng ký đảm bảo tối thiểu là 30 ngày từ ngày đăng tải thông tin khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Thủ tướng: Phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 năm 2025

Sáng nay 27/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra thực địa dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô tại khu vực nút giao với đại lộ Thăng Long thuộc địa phận huyện Hoài Đức, Hà Nội.
© TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tuyến đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tuyến đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.01.2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tuyến đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội
Báo cáo với Thủ tướng, các địa phương cho biết, đã hoàn thành công tác cắm mốc giải phóng mặt bằng, di chuyển mồ mả của các quận/huyện được tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện đáp ứng tiến độ đề ra. Tuy nhiên, do dự án phức tạp, đi qua địa bàn 3 tỉnh, thành phố Hà Nội, các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh nên những địa phương này đã nêu một số kiến nghị với Chính phủ như cho phép vừa lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vừa thiết kế, vừa thi công cải tạo, chỉnh trang các nghĩa trang hiện có trong các thôn, xã, phường để phục vụ di chuyển mộ trong phạm vi thu hồi đất giải phóng mặt bằng dự án; cho phép chỉ định thầu các dự án cải tạo, mở rộng, xây mới nghĩa trang.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để khởi công dự án đồng loạt ở cả 3 tỉnh, thành phố vào tháng 6/2023. Việc xây dựng tuyến đường sẽ mở ra không gian phát triển mới, với các khu công nghiệp, khu đô thị mới, khai thác quỹ đất hiệu quả hơn, góp phần giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông trong khu vực. Thủ tướng lưu ý các nút giao trên tuyến đường phải được thiết kế là những điểm nhấn về cảnh quan, góp phần phát triển du lịch.
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các cơ quan khẩn trương chuẩn bị các công việc, làm sớm nhất có thể, tránh giấy tờ, thủ tục phiền hà không cần thiết, kéo dài thời gian.

"Tinh thần là làm ngày làm đêm, tranh thủ thời tiết thuận lợi và người dân ủng hộ để làm nhanh công tác giải phóng mặt bằng", - Thủ tướng nhấn mạnh.

Về vốn, Thủ tướng nhắc lại nguyên tắc Trung ương và địa phương cùng chia sẻ, sử dụng phần vượt thu ngân sách nếu phải tăng tổng mức đầu tư.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng chỉ đạo Văn phòng Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành, dưới sự chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, giải quyết ngay các đề xuất theo thẩm quyền.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала