Chứng khoán "kỳ lân" tăng "điên đảo": VNG nói do cung cầu

© Depositphotos.com / Petrovich99 Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Thị trường chứng khoán phiên Việt Nam tiếp tục chứng kiến chuỗi ngày tăng trần của “kỳ lân” công nghệ VNG (UpCOM: VNZ) bất chấp diễn biến ảm đạm của thị trường chung.
Mở cửa sáng 13/2, cổ phiếu VNZ có thêm một phiên tăng kịch trần thêm 134.000 đồng/CP (+15%) với vỏn vẹn 100 cổ phiếu khớp lệnh.
Nếu giữ được thị giá này tới cuối phiên, đây sẽ là phiên thứ 9 liên tiếp cổ phiếu này tăng kịch trần, đẩy thị giá VNZ từ 240.000 đồng/CP lên mức 1.027.400 đồng/CP và trở thành cổ phiếu đầu tiên trong lịch sử chứng khoán Việt Nam chạm ngưỡng 1 triệu đồng/CP.
Đáng chú ý, ở phiên trước đó, VNZ mới phá kỷ lục thị giá đắt đỏ nhất sàn chứng khoán được giữ bởi BMC của CTCP Khoáng sản Bình Định vào tháng 5/2007. Ngoài ra, VNZ cũng là cái tên đầu tiên trong lịch sử có một phiên tăng trên 130.000 đồng/cp. Con số cao hơn thị giá của hầu hết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
Phiên tăng trần này là lần tăng thứ 8 liên tiếp của mã VNZ sau khi chào sàn gần một tháng và không có giao dịch trước đó. Nhưng ngược với 7 phiên giao dịch trước hầu hết chỉ vỏn vẹn đúng một lô tối thiểu 100 đơn vị được khớp lệnh thì sáng đầu tuần 13/2 (tính đến hết phiên giao dịch 13/2) đã có 6.100 cổ phiếu được sang tay ở giá trần.
Bà chủ Vietjet-tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2023
Những ông lớn sàn chứng khoán Việt
Cuối tuần qua, công ty VNG đã gửi công văn giải trình cho biết việc giá cổ phiếu tăng trần liên tục hoàn toàn phụ thuộc vào cung - cầu của thị trường chứng khoán và thị hiếu, nhu cầu, đánh giá của nhà đầu tư. Công ty không có bất kỳ sự can thiệp hay kiểm soát nào đối với diễn biến giá cổ phiếu VNZ trong cùng thời điểm. Hiện, công ty vẫn hoạt động bình thường và không có bất kỳ biến động nào từ việc tăng giá cổ phiếu.
Theo Thanh Niên, đà tăng của cổ phiếu này khiến nhà đầu tư thấy kỳ lạ trong bối cảnh tình hình kinh doanh của Công ty VNG không mấy khả quan. Năm 2022, VNG lỗ ròng lên đến 1.315 tỉ đồng và là mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của công ty.
Năm 2022, VNG rót thêm hơn 1.000 tỉ đồng vào các startup, nhưng trong danh mục, chỉ có khoản đầu tư vào Dayone ghi nhận lãi trong năm. Tính đến hết năm 2022, lỗ lũy kế từ việc đầu tư của VNG đã lên tới 643 tỉ đồng…
thị trường cổ phiếu  - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2023
Chứng khoán Bản Việt của con gái nguyên Thủ tướng gặp khó do sự cố SCB-Vạn Thịnh Phát
Tuy nhiên sự “bất biến” của VNZ lại trái ngược hoàn toàn so với toàn cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam ngày hôm nay. Theo nhận định của một số công ty chứng khoán, phiên giảm thứ ba liên tiếp của VN Index càng khẳng định thị trường đang trong xu hướng điều chỉnh ngắn hạn. Việc để thủng vùng hỗ trợ 1.050 điểm trong phiên đầu tuần khiến rủi ro chỉ số giảm về 1.000 điểm trong những phiên tới, tăng lên.
Thanh khoản thị trường hôm nay xấp xỉ 10.500 tỷ đồng, tăng khoảng 2.000 tỷ đồng so với cuối tuần trước nhưng vẫn chưa phải mức cao. Rổ VN30 đóng góp chưa đến 4.000 tỷ đồng trong số này, cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn chưa tha thiết "bắt đáy" dù giá nhiều cổ phiếu đã điều chỉnh tương đối mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала