Việt Nam chỉ làm được ốc vít cho biển số ô tô? Sự thật phát ngôn của ông Phan Đăng Tuất

© Flickr / Jayme del RosarioLốp ô tô cũ
Lốp ô tô cũ - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2023
Đăng ký
Những ngày qua, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) Phan Đăng Tuất đã làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều với phát ngôn “Việt Nam chỉ làm được ốc vít cho biển số xe ô tô”.
Theo đó, phát biểu trên được ông Tuất đưa ra tại buổi họp báo về Triển lãm chuyên ngành công nghiệp phụ tùng và dịch vụ ô tô (Automechanika 2023), diễn ra cách đây vài ngày.
Tại sự kiện, ông Tuất đặt câu hỏi, liệu “Việt Nam đã có ngành công nghiệp ô tô hay chưa?”. Trả lời câu hỏi này, Chủ tịch VASI cho rằng, Việt Nam hiện nay “vừa có, vừa chưa có ngành công nghiệp ô tô”.

Việt Nam chưa có ngành công nghiệp vật liệu cho sản xuất xe ô tô

Theo người đứng đầu VASI, khi đánh giá một nền công nghiệp ô tô, cần dựa trên quy mô thị trường và năng lực sản xuất nội tại của thị trường.
Theo các thống kê quốc tế, thông thường một thị trường tiêu thụ 500.000 xe/năm mới được xem là thị trường ô tô hoàn hảo, kéo theo phát triển ngành công nghiệp ô tô.
Trong khi đó, hiện nay "Việt Nam tiêu thụ khoảng 200.000 xe, chủ yếu nhập khẩu lắp ráp thì có gọi là ngành công nghiệp ô tô không? Vì để có nền công nghiệp ô tô cần phải có nền khoa học công nghệ kỹ thuật cơ bản, đến nền công nghiệp vật liệu, sản xuất ra thép hợp kim”, ông Tuất đặt vấn đề.
Ông cũng cho biết thêm thông tin, trên một chiếc xe ô tô hiện nay hơn 20.000 chi tiết linh kiện, dùng hơn 200 mã kim loại. Tuy nhiên, Việt Nam chưa chế tạo được một mã nào trong số đó, thì không thể gọi là công nghiệp ô tô.
Chủ tịch VASI Phan Đăng Tuất cho rằng, đây là sự thật cần được thẳng thắn nhìn nhận, không quên nhắc lại câu chuyện: “Có thời tôi hay nói mỉa mai rằng Việt Nam chỉ duy nhất làm được ốc vít để lắp biển số mà chỉ 6 tháng sau đã gỉ mất rồi”.
Ngày 24/2, trao đổi với phóng viên báo Tuổi Trẻ, ông Tuất đã khẳng định quan điểm mình đưa ra tại hội thảo trước đó. Theo ông, Việt Nam chưa có một ngành công nghiệp vật liệu cho sản xuất xe ô tô.
Đây chính là điểm yếu khiến cho ngành sản xuất ô tô Việt Nam chưa thực sự có thế mạnh cạnh tranh vì thiếu các chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.

Chuỗi cung ứng vẫn phụ thuộc vào nước ngoài

Chủ tịch VASI nhận định, đúng là ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã có sự phát triển trong thời gian qua. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ để sản xuất, gia công nhiều sản phẩm, linh kiện đáp ứng nhu cầu thị trường, qua đó có thể thâm nhập được vào chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp vật liệu, tức là nguyên liệu để sản xuất, chế tạo linh kiện cho xe tô tô của Việt Nam vẫn chưa phát triển, nhất là trong việc sản xuất thép hợp kim. Vì lẽ đó, hầu hết các nguyên liệu cao cấp để chế tạo, gia công và sản xuất linh kiện cho ô tô đều phải nhập khẩu do chưa sản xuất được trong nước.
Về phần mình, chuyên gia cơ khí Ngô Văn Tuyển cho rằng, vấn đề của chế tạo máy là công nghệ vật liệu, công nghệ gia công. Linh kiện làm ra vừa phải đáp ứng về mặt kỹ thuật, công nghệ, vừa phải có tính cạnh tranh.
Theo ông Tuyển, quy mô thị trường ngành ô tô hiện nay là không lớn, lại có quá nhiều mẫu xe, nên sẽ gần như không đủ sản lượng kinh tế cho bất kỳ linh kiện nào.
Xe ô tô  Việt Nam VinFast. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2022
Đấu giá biển số ô tô với giá khởi điểm 40 triệu đồng
Trong khi đó, nền công nghiệp chế tạo ở Việt Nam lại đang thiếu những nền tảng cơ bản khi không làm được vật liệu, không chế tạo được máy móc. Từ lý do đó, chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp ô tô của Nam vẫn phụ thuộc vào nước ngoài.
Số liệu của Bộ Công Thương ghi nhận, hiện nay ngành công nghiệp ô tô đang nhập khẩu 80% linh kiện sản xuất. Qua đó, có thể thấy Việt Nam đang trong giai đoạn ô tô hoá diễn ra nhanh.
Năm 2022, tổng sản lượng ô tô đến tay người dùng đã vượt ngưỡng 500.000 xe. Đây là con số kỷ lục cao nhất từ trước đến nay trong vòng 1 năm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала