https://kevesko.vn/20230228/kinh-te-viet-nam-xuat-hien-dieu-chua-tung-co-trong-hon-20-nam-qua-21485555.html
Kinh tế Việt Nam xuất hiện điều chưa từng có trong hơn 20 năm qua
Kinh tế Việt Nam xuất hiện điều chưa từng có trong hơn 20 năm qua
Sputnik Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm 6,3% so với cùng kỳ năm, riêng công nghiệp chế biến chế tạo giảm 6,9%. Đây là... 28.02.2023, Sputnik Việt Nam
2023-02-28T20:58+0700
2023-02-28T20:58+0700
2023-02-28T21:00+0700
việt nam
kinh tế
công nghiệp
sản xuất
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/02/1c/21485834_0:281:2641:1767_1920x0_80_0_0_12f7241c86f89a1fd870511f64df87e9.jpg
Do kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, biến động khó lường, lạm phát các nước mặc dù hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, đơn hàng giảm, kim ngạch xuất khẩu giảm, sản xuất công nghiệp của Việt Nam cũng sụt giảm.Khó khăn chưa từng có trong hơn 2 thập kỷ quaMới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2023, triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, giải ngân đầu tư công và 3 chương trình mục tiêu quốc gia, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.Báo cáo của Bộ KH&ĐT cho biết, trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ lạm phát cao, tăng trưởng thấp ở nhiều nền kinh tế, cạnh tranh chiến lược, bất ổn địa chính trị khó lường, thì ở Việt Nam thị trường xuất khẩu suy giảm, thị trường và doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn, rủi ro thị trường trái phiếu doanh nghiệp gia tăng tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường tài chính, tiền tệ, lao động.Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, trong quý 1, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức rất lớn, tạo sức ép cho tăng trưởng cả năm là 6,5%.Thực tế, sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo luôn là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế. Một khi khu vực này gặp khó, sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng GDP của năm 2023.Tính chung 2 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm 6,3% so với cùng kỳ năm, riêng công nghiệp chế biến chế tạo giảm 6,9%.Tính theo địa phương, thì IIP 2 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước tăng ở 44 địa phương và giảm ở 19 địa phương trên cả nước. Đặc biệt, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, một số địa phương có IIP của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 2 tháng đầu năm 2023 giảm so với cùng kỳ năm trước như Quảng Nam giảm 38,9%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 18,2%; Vĩnh Long giảm 15,7%; Sóc Trăng giảm 15,5%; Lai Châu giảm 15,3%; Đà Nẵng giảm 10,4%; Bắc Ninh giảm 9,1%; Quảng Ngãi giảm 8,5%...Điều này cho thấy, tình hình sản xuất - kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Việc kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm ước đạt 46,62 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước, cũng là một chỉ dấu cho thấy, sản xuất công nghiệp trong những tháng tới đây có thể tiếp tục gặp khó khăn.Nhiều ngành công nghiệp chủ lực đều sụt giảmBộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam như dệt may, gỗ, điện tử, lương thực thực phẩm… đều giảm hoặc nếu tăng thì tăng rất thấp, thậm chí ngành thiết bị điện giảm trên 50%.Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 2 tháng đầu năm 2023 giảm so với cùng kỳ năm trước. Chẳng hạn, ô tô giảm 18,3%; thép cán giảm 15,1%; quần áo mặc thường giảm 14,8%; thép thanh, thép góc giảm 13,8%; vải dệt từ sợi tự nhiên giảm 13,3%; xe máy giảm 12,4%; điện thoại di động giảm 9,6%; sữa bột giảm 7,8%; dầu thô khai thác giảm 5,8%; xi măng giảm 5,6%; điện sản xuất giảm 4,8%; khí hóa lỏng LPG giảm 4,7%, theo Tổng cục Thống kê.Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 1/2023 đạt 47,4 điểm. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp PMI dưới ngưỡng 50 điểm - ngưỡng sản xuất ổn định.Điều này thể hiện hoạt động sản xuất suy giảm, sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới và hoạt động mua hàng đều giảm.Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2023 ước đạt 49,44 tỷ USD, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Đơn hàng giảm, xuất khẩu giảm, nên sản xuất công nghiệp cũng sụt giảm theo.Ngoài ra, tính đến ngày 15/2, tăng trưởng tín dụng chỉ tăng 0,29% so với cuối năm 2022, giảm 11,2%. Đáng chú ý, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cũng tăng 14,5%.Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cũng giảm xuống so với trước. Việc xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 5,6% không bù đắp được sự suy giảm của các thị trường lớn như: Mỹ giảm 20,4%, Hàn Quốc giảm 5,7%, ASEAN giảm 7,9%, EU giảm 2,6%…Đánh giá kỹ lưỡng thị trường bất động sảnThị trường bất động sản đang gặp rất nhiều khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, nhất là áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp năm 2023 đang rất lớn.Một số doanh nghiệp phải tiến hành đàm phán chuyển đổi, gia hạn, kéo dài thời gian trả nợ gốc và lãi trái phiếu doanh nghiệp.Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đây là vấn đề liên quan tới nhiều ngành, lĩnh vực nên cần giải pháp xử lý kịp thời, không để gây tắc nghẽn dòng vốn, ảnh hưởng tới các ngành và lĩnh vực kinh tế khác.Cụ thể, cần đánh giá tổng thể một cách kỹ lưỡng thị trường bất động sản với tăng trưởng kinh tế, thị trường tài chính, các ngành, lĩnh vực liên quan để đưa ra chính sách ứng phó kịp thời.Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá áp lực điều hành tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát tăng cao, khi lạm phát 2 tháng tăng 5,08%. Đây là mức tăng cao nhất cùng kỳ 2 tháng từ năm 2016 đến nay.Trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, áp lực cạnh tranh tăng do thị trường xuất khẩu lớn suy yếu, tăng trưởng kinh tế chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nếu không có chính sách hỗ trợ kịp thời.Trong báo cáo của mình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ, cần xác định trọng tâm chính sách để kiểm soát lạm phát, đồng thời là cả chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ.Trong đó, chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng và quyết định. Cần có ngay các giải pháp về thuế, phí, giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay, gia tăng khả năng tiếp cận vốn vay của người dân và doanh nghiệp.
https://kevesko.vn/20221206/viet-nam-chua-thanh-nuoc-cong-nghiep-theo-huong-hien-dai-vao-nam-2020-vi-sao-19780922.html
https://kevesko.vn/20230227/kha-bat-ngo-khi-nhieu-mat-hang-xuat-khau-chu-luc-cua-viet-nam-giam-manh-21463726.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/02/1c/21485834_0:34:2641:2015_1920x0_80_0_0_b0ac80bee68bb6fd7910c7fe34ef9428.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, công nghiệp, sản xuất
việt nam, kinh tế, công nghiệp, sản xuất
Do kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, biến động khó lường, lạm phát các nước mặc dù hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, đơn hàng giảm, kim ngạch xuất khẩu giảm, sản xuất công nghiệp của Việt Nam cũng sụt giảm.
Khó khăn chưa từng có trong hơn 2 thập kỷ qua
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2023, triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, giải ngân đầu tư công và 3 chương trình mục tiêu quốc gia, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Báo cáo của Bộ KH&ĐT cho biết, trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ lạm phát cao, tăng trưởng thấp ở nhiều nền kinh tế, cạnh tranh chiến lược, bất ổn địa chính trị khó lường, thì ở Việt Nam thị trường xuất khẩu suy giảm, thị trường và doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn, rủi ro thị trường trái phiếu doanh nghiệp gia tăng tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường tài chính, tiền tệ, lao động.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, trong quý 1, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức rất lớn, tạo sức ép cho tăng trưởng cả năm là 6,5%.
Thực tế,
sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo luôn là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế. Một khi khu vực này gặp khó, sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng GDP của năm 2023.
Tính chung 2 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm 6,3% so với cùng kỳ năm, riêng công nghiệp chế biến chế tạo giảm 6,9%.
"Đây là điều chưa từng có trong cùng kỳ 2 tháng suốt hơn 2 thập kỷ qua, từ 2001 đến nay", - Bộ KH&ĐT thừa nhận.
Tính theo địa phương, thì IIP 2 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước tăng ở 44 địa phương và giảm ở 19 địa phương trên cả nước. Đặc biệt, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.
Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, một số địa phương có IIP của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 2 tháng đầu năm 2023 giảm so với cùng kỳ năm trước như Quảng Nam giảm 38,9%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 18,2%; Vĩnh Long giảm 15,7%; Sóc Trăng giảm 15,5%; Lai Châu giảm 15,3%; Đà Nẵng giảm 10,4%; Bắc Ninh giảm 9,1%; Quảng Ngãi giảm 8,5%...
Điều này cho thấy, tình hình sản xuất -
kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Việc kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm ước đạt 46,62 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước, cũng là một chỉ dấu cho thấy, sản xuất công nghiệp trong những tháng tới đây có thể tiếp tục gặp khó khăn.
6 Tháng Mười Hai 2022, 14:48
Nhiều ngành công nghiệp chủ lực đều sụt giảm
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam như dệt may, gỗ, điện tử, lương thực thực phẩm… đều giảm hoặc nếu tăng thì tăng rất thấp, thậm chí ngành thiết bị điện giảm trên 50%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 2 tháng đầu năm 2023 giảm so với cùng kỳ năm trước. Chẳng hạn, ô tô giảm 18,3%; thép cán giảm 15,1%; quần áo mặc thường giảm 14,8%; thép thanh, thép góc giảm 13,8%; vải dệt từ sợi tự nhiên giảm 13,3%; xe máy giảm 12,4%; điện thoại di động giảm 9,6%; sữa bột giảm 7,8%; dầu thô khai thác giảm 5,8%; xi măng giảm 5,6%; điện sản xuất giảm 4,8%; khí hóa lỏng LPG giảm 4,7%, theo Tổng cục Thống kê.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 1/2023 đạt 47,4 điểm. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp PMI dưới ngưỡng 50 điểm - ngưỡng sản xuất ổn định.
Điều này thể hiện hoạt động sản xuất suy giảm, sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới và hoạt động mua hàng đều giảm.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2023 ước đạt 49,44 tỷ USD, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Đơn hàng giảm, xuất khẩu giảm, nên sản xuất công nghiệp cũng sụt giảm theo.
Ngoài ra, tính đến ngày 15/2, tăng trưởng tín dụng chỉ tăng 0,29% so với cuối năm 2022, giảm 11,2%. Đáng chú ý, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cũng tăng 14,5%.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cũng giảm xuống so với trước.
Việc xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 5,6% không bù đắp được sự suy giảm của các thị trường lớn như: Mỹ giảm 20,4%, Hàn Quốc giảm 5,7%, ASEAN giảm 7,9%, EU giảm 2,6%…
Đánh giá kỹ lưỡng thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản đang gặp rất nhiều khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, nhất là áp lực đáo hạn và
trả nợ trái phiếu doanh nghiệp năm 2023 đang rất lớn.
Một số doanh nghiệp phải tiến hành đàm phán chuyển đổi, gia hạn, kéo dài thời gian trả nợ gốc và lãi trái phiếu doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đây là vấn đề liên quan tới nhiều ngành, lĩnh vực nên cần giải pháp xử lý kịp thời, không để gây tắc nghẽn dòng vốn, ảnh hưởng tới các ngành và lĩnh vực kinh tế khác.
Cụ thể, cần đánh giá tổng thể một cách kỹ lưỡng thị trường bất động sản với tăng trưởng kinh tế, thị trường tài chính, các ngành, lĩnh vực liên quan để đưa ra chính sách ứng phó kịp thời.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá áp lực điều hành tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát tăng cao, khi lạm phát 2 tháng tăng 5,08%. Đây là mức tăng cao nhất cùng kỳ 2 tháng từ năm 2016 đến nay.
Trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, áp lực cạnh tranh tăng do thị trường xuất khẩu lớn suy yếu, tăng trưởng kinh tế chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nếu không có chính sách hỗ trợ kịp thời.
Trong báo cáo của mình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ, cần xác định trọng tâm chính sách để kiểm soát lạm phát, đồng thời là cả chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ.
Trong đó, chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng và quyết định. Cần có ngay các giải pháp về thuế, phí, giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay, gia tăng khả năng tiếp cận vốn vay của người dân và doanh nghiệp.