Việt Nam: Trung ương Đảng họp bất thường giới thiệu nhân sự bầu Chủ tịch nước

© Ảnh : TTXVN - Lê Trí DũngBan Chấp hành Trung ương Đảng giới thiệu nhân sự để bầu Chủ tịch nước
Ban Chấp hành Trung ương Đảng giới thiệu nhân sự để bầu Chủ tịch nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2023
Đăng ký
Ngày 1/3, Văn phòng Trung ương Đảng phát đi thông báo cho biết, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã quyết định giới thiệu nhân sự để bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Trước đó, xuất hiện thông tin về việc ông Võ Văn Thưởng, chính trị gia 52 tuổi, Thường trực Ban Bí thư, được lựa chọn cho cương vị tân Chủ tịch nước của Việt Nam thay cho ông Nguyễn Xuân Phúc đã thôi chức và nghỉ hưu.
Cần nhấn mạnh rằng, đây là lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp bất thường liên quan đến công tác nhân sự.

Ban Chấp hành Trung ương giới thiệu nhân sự để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Ngày 1/3, thông báo từ Văn phòng Trung ương Đảng cho biết, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp để xem xét và cho ý kiến về công tác cán bộ cùng ngày.
Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định giới thiệu nhân sự để bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026 thay cho ông Nguyễn Xuân Phúc đã xin thôi chức vụ trước đó.
“Ngày 01/3/2023, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp để xem xét và cho ý kiến về công tác cán bộ. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định giới thiệu nhân sự để bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026”, - TTXVN dẫn thông báo phát đi từ Văn phòng Trung ương Đảng khẳng định.
Quang cảnh hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2023
Xoay quanh chủ đề ai sẽ làm Chủ tịch nước: Hiện chỉ có đồn đoán vô căn cứ
Bên cạnh đó, theo thông báo của Văn phòng Trung ương Đảng, tại phiên họp này Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII quyết định bầu bổ sung ba Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, gồm các ông: Nguyễn Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Địa bàn I, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Đinh Hữu Thành, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Bình; Lê Văn Thành, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Cần Thơ.
Như Sputnik đề cập, hiện đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước, đang giữ quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trước đó, bà Võ Thị Ánh Xuân được giao giữ quyền Chủ tịch nước từ ngày 18/1, sau khi Quốc hội khóa XV thông qua nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.
Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng là Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam xin nghỉ giữa nhiệm kỳ.

Quy trình bầu Chủ tịch nước được tiến hành như thế nào?

Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Quốc hội là cơ quan bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Về quy trình, việc bầu Chủ tịch nước được thực hiện theo các bước như sau:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
- Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước. Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.
- Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước.
Cũng theo quy định của Hiến pháp, sau khi được bầu, Chủ tịch nước sẽ tiến hành tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp. Lời tuyên thệ được Quốc hội, nhân dân và cử tri cả nước ghi nhận, giám sát trong suốt nhiệm kỳ.
Về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước theo quy định của Hiến pháp như công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ.
Quốc hội Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2023
Ai sẽ trở thành chủ tịch mới của Việt Nam?
Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao...
Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam.
Cũng theo Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước đồng thời là thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng...

Tiêu chuẩn để bầu Chủ tịch nước

Trong quy định số 214 của Bộ Chính trị cũng nêu rõ tiêu chuẩn của Chủ tịch nước. Theo đó, Chủ tịch nước ngoài bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì cần đáp ứng nhiều điều kiện.
Cụ thể, có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân. Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp.
Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 12 (ASEM) tại Brussels. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.01.2023
Liệu việc miễn nhiệm Chủ tịch nước có ảnh hưởng đến quan hệ của Việt Nam với các đối tác?
Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành trung ương.
Tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала