- Sputnik Việt Nam, 1920
Chuyện đáng kinh ngạc
Sputnik đã chuẩn bị cho bạn những câu chuyện có thật thú vị, đầy cảm hứng về những người bình thường từ khắp nơi trên thế giới. Những người có tinh thần mạnh mẽ và hướng tới mục tiêu của mình bất chấp những khó khăn.

Điều gì tạo nên bức panorama đầu tiên và lớn nhất Việt Nam?

© Ảnh : Công ty TNHH MTV Bảo tồn di sản văn hóa (Hà Nội)Tranh panorama về trận Điện Biên Phủ được trao giải nhất Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2022
Tranh panorama về trận Điện Biên Phủ được trao giải nhất Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.03.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Bức tranh panorama “Trận chiến Điện Biên Phủ” được coi là một trong những bức tranh lớn nhất thế giới về đề tài chiến tranh. 56 ngày đêm của chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy được họa sĩ Nguyễn Văn Mạc cùng hơn 200 đồng nghiệp tái hiện lại sinh động qua bức tranh này.
Với chất liệu acrylic trên nền vải toan, bức tranh được vẽ liên hoàn trên 3.225m2 tường trong không gian 360 độ, cao 20,5m, dài 132m, đường kính 42m, kết hợp nghệ thuật phù điêu và sắp đặt hiện vật tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
© Ảnh : Công ty TNHH MTV Bảo tồn di sản văn hóaBảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên được xây dựng mô phỏng chiếc mũ cối của bộ đội cụ Hồ
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên được xây dựng mô phỏng chiếc mũ cối của bộ đội cụ Hồ - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2023
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên được xây dựng mô phỏng chiếc mũ cối của bộ đội cụ Hồ

Một trong những bức tranh panorama lớn nhất thế giới

Chia sẻ với Sputnik, Họa sĩ Nguyễn Văn Mạc, Giám đốc Công ty TNHH MTV Bảo tồn di sản văn hóa, đơn vị thi công tác phẩm nghệ thuật độc đáo này, cho biết:

“Bên cạnh các bức tranh nổi tiếng như “Trận chiến Borodino” cao 15m, dài 115m tại Bảo tàng tranh panorama (Nga), bức tranh panorama Trận chiến Điện Biên Phủ có chiều dài 132m, cao hơn 9m cùng với phần mái vòm liền kề đã tạo ra một bề mặt tranh có diện tích lên đến hơn 3.200m2”.

© Ảnh : Công ty TNHH MTV Bảo tồn di sản văn hóaHoạ sĩ Nguyễn Văn Mạc, Giám đốc Công ty TNHH MTV Bảo tồn di sản văn hóa, đơn vị thi công bức tranh panorama
Hoạ sĩ Nguyễn Văn Mạc, Giám đốc Công ty TNHH MTV Bảo tồn di sản văn hóa, đơn vị thi công bức tranh panorama  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2023
Hoạ sĩ Nguyễn Văn Mạc, Giám đốc Công ty TNHH MTV Bảo tồn di sản văn hóa, đơn vị thi công bức tranh panorama
Các họa sĩ đã tham gia vẽ bức tranh này trong khoảng 3 năm với hơn 4.500 nhân vật và khung cảnh núi rừng Tây Bắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông Mạc cho biết thêm:

“Tranh tròn “Trận chiến Borodino” của họa sĩ F. Rubo là một trong những tư liệu nghiên cứu cho tác phẩm này. Một số nghệ sĩ nước ngoài cũng đã sang Việt Nam để tư vấn ý tưởng cho công trình xong không thành do một số khác biệt về cách vẽ, cách thể hiện nhân vật. Đơn cử, khi vẽ chân dung một người châu Âu, họ sẽ lột tả được dễ dàng. Tuy nhiên, để vẽ được hình tượng bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt trong 56 ngày đêm, sẽ không phải lợi thế của họ”.

© Ảnh : Công ty TNHH MTV Bảo tồn di sản văn hóa (Hà Nội)Trường đoạn "Khúc dạo dầu hùng tráng" trong tranh panorama về trận Điện Biên Phủ được trao giải nhất Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2022
Trường đoạn Khúc dạo dầu hùng tráng trong tranh panorama về trận Điện Biên Phủ được trao giải nhất Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2023
Trường đoạn "Khúc dạo dầu hùng tráng" trong tranh panorama về trận Điện Biên Phủ được trao giải nhất Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2022
Nội dung bức tranh cũng được chia thành 4 trường đoạn: Toàn dân ra trận; Khúc dạo đầu hùng tráng; Cuộc đối đầu lịch sử và Chiến thắng Điện Biên. Tất cả các hình ảnh và sự kiện được xâu chuỗi, kết nối liền mạnh theo diễn biến của chiến dịch, tạo cho người xem một cái nhìn đầy đủ, trực quan và sinh động.

“Đây là công trình tranh panorama đầu tiên và cũng là một dự án đồ sộ chưa từng có trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Khoảng thời gian hoàn thành bức tranh là 9 năm. Trong đó 5 năm làm đề cương và 3 năm vẽ. Khâu lên đề cương là quá trình khó khăn nhất do phải tìm hiểu tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Thậm chí, chúng tôi còn phải thuê người dịch tài liệu từ tiếng Nga, Tiếng Pháp, tiếng Anh sang tiếng Việt và tổng hợp với tư liệu trong nước về chiến thắng Điện Biên Phủ”, ông Nguyễn Văn Mạc nói.

Phòng không hoạt động ngày 19/12/1972 trong cuộc không kích của máy bay B-52 Mỹ vào Hà Nội và miền Bắc Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.12.2022
“Những bàn tay vàng” Việt Nam và Liên Xô đã làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”

Bức panorama có một không hai của Việt Nam

Tác phẩm panorama “Trận chiến Điện Biên Phủ” vui mừng đón người dân chiêm ngưỡng vào đúng lễ kỷ niệm 68 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2022) Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

“Hầu hết người dân đến xem từ học sinh sinh viên, các cựu chiến binh…đều thấy xúc động và tự hào. Thậm chí có rất nhiều cựu chiến binh đã khóc khi nhìn thấy bức tranh này. Bên cạnh đó, tác phẩm còn là địa điểm du lịch thu hút các travel bloggers, Youtuber đến trải nghiệm và đăng clip/ảnh trên mạng xã hội. Các bạn trẻ cảm thấy rất tự hào về lịch sử dân tộc”, ông Mạc chia sẻ với Sputnik.

© Ảnh : Công ty TNHH MTV Bảo tồn di sản văn hóaKhách tham quan chụp ảnh tại bức panorama "Trận chiến Điện Biên Phủ"
Khách tham quan chụp ảnh tại bức panorama Trận chiến Điện Biên Phủ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2023
Khách tham quan chụp ảnh tại bức panorama "Trận chiến Điện Biên Phủ"
Nét độc đáo ở đây chính là khối phụ trợ đắp nổi bên dưới của bức tranh. Chính khối phụ trợ giúp cho người xem khi chiêm ngưỡng bức tranh như xem tranh 3D, không có điểm dừng.

“Đây cũng là kỹ thuật khó nhất khi triển khai bức tranh. Làm sao tiếp nối được khoảng vẽ trên tường với khoảng vẽ ở dưới đất không có mạch dừng. Có thể nói, nếu không có khối phụ trợ đắp nổi thì “Trận chiến Điện Biên Phủ” sẽ như bao bức tranh bình thường khác”, ông Mạc nhấn mạnh.

Trong quá trình thực hiện, đội ngũ thi công phải làm đi làm lại rất nhiều lần phần phụ trợ từ khí tài, vỏ đạn…thậm chí ngay cả chi tiết nhỏ nhất như mảnh vỡ vỏ đạn, đất đá trên chiến trường để tái hiện chân thực nhất sự gai góc của trận chiến.
© Ảnh : Công ty TNHH MTV Bảo tồn di sản văn hóaChi tiết nhỏ nhất như mảnh vỡ vỏ đạn, đất đá trên chiến trường để tái hiện chân thực nhất sự gai góc của trận chiến
Chi tiết nhỏ nhất như mảnh vỡ vỏ đạn, đất đá trên chiến trường để tái hiện chân thực nhất sự gai góc của trận chiến - Sputnik Việt Nam
1/4
Chi tiết nhỏ nhất như mảnh vỡ vỏ đạn, đất đá trên chiến trường để tái hiện chân thực nhất sự gai góc của trận chiến
© Ảnh : Công ty TNHH MTV Bảo tồn di sản văn hóaNgoài ngôn ngữ hội hoạ, những hình ảnh trong bức panorama còn mang đậm tính nhân văn
Ngoài ngôn ngữ hội hoạ, những hình ảnh trong bức panorama còn mang đậm tính nhân văn - Sputnik Việt Nam
2/4
Ngoài ngôn ngữ hội hoạ, những hình ảnh trong bức panorama còn mang đậm tính nhân văn
© Ảnh : Công ty TNHH MTV Bảo tồn di sản văn hóaKhối phụ trợ giúp cho người xem khi chiêm ngưỡng bức tranh như xem tranh 3D, không có điểm dừng
Khối phụ trợ giúp cho người xem khi chiêm ngưỡng bức tranh như xem tranh 3D, không có điểm dừng - Sputnik Việt Nam
3/4
Khối phụ trợ giúp cho người xem khi chiêm ngưỡng bức tranh như xem tranh 3D, không có điểm dừng
© Ảnh : Công ty TNHH MTV Bảo tồn di sản văn hóaMái vòm tạo hiệu ứng tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Mái vòm tạo hiệu ứng tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên - Sputnik Việt Nam
4/4
Mái vòm tạo hiệu ứng tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
1/4
Chi tiết nhỏ nhất như mảnh vỡ vỏ đạn, đất đá trên chiến trường để tái hiện chân thực nhất sự gai góc của trận chiến
2/4
Ngoài ngôn ngữ hội hoạ, những hình ảnh trong bức panorama còn mang đậm tính nhân văn
3/4
Khối phụ trợ giúp cho người xem khi chiêm ngưỡng bức tranh như xem tranh 3D, không có điểm dừng
4/4
Mái vòm tạo hiệu ứng tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

Bức tranh với thông điệp nhân văn

Ngoài ngôn ngữ hội họa, hình ảnh nhân dân thồ gạo, đạn hay các anh nuôi ở bếp Hoàng Cầm, hò kéo pháo…. trong bức panorama đều mang đậm tính nhân văn, thể hiện sức mạnh, tình đoàn kết của cả dân tộc cùng nhau kháng chiến.

“Nếu các bạn để ý sẽ thấy hình ảnh tướng De Castries được lược đi chiếc còng tay, khác với hình ảnh thường thấy, là nét nhân văn đặc biệt trong bức tranh. Qua đó, mang thông điệp của Việt Nam rằng, quá khứ đã lùi xa, hướng đến điều tốt đẹp nhất trong thời bình này. Nhưng không vì thế không nhắc lại lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam”, ông Mạc nói.

© Ảnh : Công ty TNHH MTV Bảo tồn di sản văn hóaBức tranh panorama “Trận chiến Điện Biên Phủ” tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Bức tranh panorama “Trận chiến Điện Biên Phủ” tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2023
Bức tranh panorama “Trận chiến Điện Biên Phủ” tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Bên cạnh đó, bức tranh panorama “Trận chiến Điện Biên Phủ” được trao giải nhất Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2022. Họa sĩ Nguyễn Văn Mạc cho biết:

“Điều tôi tâm đắc nhất là ý nghĩa lịch sử to lớn của chiến thắng Điện Biên Phủ được thể hiện chân thực. Đây là chiến thắng lẫy lừng năm châu, chấn động địa cầu. Một cuộc chiến giữa một đất nước Việt Nam nhỏ bé lúc bấy giờ, đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc từ tay đế quốc Pháp. Thứ hai là địa điểm. Bức tranh tròn được đặt tại chính nơi xảy ra trận chiến Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên ngày nay”.

Được biết, bức panorama “Trận chiến Điện Biên Phủ” là nguồn cảm hứng cho dự án mà họa sĩ Nguyễn Văn Mạc đang ấp ủ về một tác phẩm với chủ đề "Điện Biên Phủ trên không" trong thời gian tới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала