https://kevesko.vn/20230309/f88-bi-kham-xet-scic-cua-nha-nuoc-viet-nam-noi-gi-21659096.html
F88 bị khám xét, SCIC của nhà nước Việt Nam nói gì?
F88 bị khám xét, SCIC của nhà nước Việt Nam nói gì?
Sputnik Việt Nam
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vừa chính thức lên tiếng về hoạt động đầu tư khoản đầu tư từ Quỹ Đầu tư Việt Nam - Oman (VOI) và Quỹ... 09.03.2023, Sputnik Việt Nam
2023-03-09T15:02+0700
2023-03-09T15:02+0700
2023-03-09T15:02+0700
việt nam
scic
đầu tư
kinh tế
công ty
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/03/09/21660627_0:0:2048:1153_1920x0_80_0_0_37844eb67d2a33a982d2839ad6561ed1.jpg
Theo thông cáo, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước Việt Nam (SCIC) khẳng định không rót vốn đầu tư vào Công ty cổ phần Kinh doanh F88 (F88) của ông Phùng Anh Tuấn.SCIC không rót vốn vào F88Ngày 9/3, sau sự việc trụ sở chính của Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 ở số 238-242 Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp, TP.HCM cùng hàng loạt chi nhánh F88 bị Công an phong toả, khám xét, phục vụ công tác điều tra, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã có thông tin chính thức.Cụ thể, SCIC lên tiếng rõ ràng minh bạch thông tin về việc mới đây F88 thông báo nhận khoản đầu tư từ Quỹ Đầu tư Việt Nam - Oman (VOI) và Quỹ Mekong Enterprise Fund IV. Như đã biết, hồi đầu tháng 3/2023, F88 thông báo nhận khoản đầu tư từ Quỹ Đầu tư Việt Nam-Oman (VOI) và Quỹ Mekong Enterprise Fund IV. Số vốn huy động được công bố là 50 triệu USD.Trong thông cáo công bố, SCIC của nhà nước Việt Nam khẳng định không rót vốn đầu tư vào F88. Theo đó, Công ty CP Đầu tư Việt Nam Oman là liên doanh giữa Ủy ban Đầu tư Vương quốc Oman (OIA) và SCIC.Thông tin từ SCIC cho biết, gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải thông tin về việc Quỹ Đầu tư Việt Nam – Oman (VOI) đầu tư vào F88.Về vấn đề này, SCIC thông tin: Về vai trò của VOI đối với khoản đầu tư: VOI không trực tiếp thực hiện đầu tư vào F88. Vai trò của VOI là tư vấn đầu tư và quản lý tài sản theo hợp đồng dịch vụ giữa VOI và Ủy ban Đầu tư Vương quốc Oman (Oman Investment Authority).Như vậy, có thể hiểu, Ủy ban Đầu tư Vương quốc Oman rót vốn vào F88 thông qua Cơ quan tư vấn đầu tư và quản lý tài sản là Quỹ Đầu tư Việt Nam – Oman (VOI).Trên website thể hiện, tổ chức này đang đầu tư vào khá nhiều lĩnh vực tại Việt Nam như y tế. giáo dục, nông nghiệp, năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng, đường cao tốc và nước sạch các nhà máy ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Hậu Giang.Số tiền giải ngân trong hơn một thập kỷ là hơn 250 triệu USD, trở thành dòng vốn đầu tư điển hình từ Trung Đông vào Việt Nam.Về phần mình, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) là doanh nghiệp nhà nước xếp hạng đặc biệt của Việt Nam, chủ đại diện của Chính phủ Việt Nam tại các doanh nghiệp mà chính phủ góp vốn.Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đại diện cho Nhà nước như một nhà đầu tư mà ở đó nhà nước duy trì một tỷ lệ lớn cổ phần tại các công ty vốn nhà nước đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán.Mô hình hoạt động của SCIC được cho là giống với Temasek Holdings, vốn được coi đã thành “cánh tay đắc lực” của Chính phủ Singapore, nơi mà một trăm phần trăm vốn thuộc sở hữu của Bộ Tài Chính Singapore.Trước đó, SCIC đang làm việc với World Bank, IMF trong việc cải tổ mô hình quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam.Đối tác chiến lược và các quỹ ngoại đã rót vốn cho F88Trước đó, ngày 2/3/2023, F88 thông tin xác nhận đã tiếp tục gọi vốn thành công 50 triệu USD từ hai quỹ ngoại.Cụ thể, hai quỹ đầu tư mới nhất rót vốn cho F88 là quỹ đầu tư Việt Nam - Oman (VOI) và quỹ Mekong Enterprise Fund IV.Đáng chú ý, trong số 50 triệu USD (tương đương 1.185 tỷ đồng) mà F88 nhận được lần này, Quỹ đầu tư Việt Nam - Oman, đại diện cho cơ quan đầu tư Vương quốc Oman (Oman Investment Authority - OIA).F88 đã nhiều lần nhận vốn từ các quỹ đầu tư quốc tế vào trong các năm từ 2017, 2018 đến 2020 nhưng đây là lần đầu tiên F88 nhận vốn từ một quỹ đầu tư Chính phủ nước ngoài. Đặc biệt, đây cũng là lần đầu tiên, VOI đầu tư vào một công ty kinh doanh lĩnh vực dịch vụ tài chính tại Việt Nam.Từ khi thành lập, nguồn vốn hoạt động cầm cố, cho vay của F88 chủ yếu đến từ các quỹ ngoại. Điển hình, tháng 1/2018, Công ty Quản lý quỹ Mekong Capital cho biết Quỹ Mekong Enterprise Fund III (MEF III) đã hoàn thành gói đầu tư vào Công ty cổ phần Đầu tư F88.Tháng 6/2018, F88 tiếp tục nhận thêm vốn đầu tư từ Granite Oak, một quỹ đầu tư châu Âu. Số tiền đầu tư mới chưa được tiết lộ nhưng F88 cho biết nhà đầu tư định giá F88 gần 1.000 tỷ đồng.Tháng 1/2022, Công ty cổ phần Kinh doanh F88 huy động thành công khoản vay 10 triệu USD, tương đương 230 tỷ đồng từ tổ chức tài chính quốc tế Lendable Group có trụ sở ở London, Anh Quốc. Đây là khoản tín dụng đầu tiên của Lendable tại thị trường Việt Nam.Đến tháng 11/2022, F88 tiếp tục huy động thành công khoản vay có đảm bảo trị giá 50 triệu USD, tương đương 1.200 tỷ đồng, từ Quỹ tài chính CLSA Capital Partners (HK) Limited (Lending Ark) thông qua Lending Ark Asia Secured Private Debt Funds và thêm 10 triệu USD, tương đương 240 tỷ đồng, từ Lendable.Tới tháng 3/2023, F88 công bố huy động thành công khoản đầu tư 50 triệu USD trong vòng gọi vốn Series C với hai nhà đầu tư chính là Quỹ Việt Nam-Oman (VOI) và Quỹ Mekong Enterprise Fund IV (MEF IV).Vì sao VOI hợp tác với F88?Về vấn đề này, trước đó, ông Nguyễn Xuân Giao, Giám đốc đầu tư của VOI - cho biết dù đã chính thức hoạt động tại thị trường Việt Nam từ năm 2009 đến nay nhưng quỹ mới rót vốn khoảng 20 dự án và hầu hết tập trung ở các lĩnh vực năng lượng tái tạo, y tế, giáo dục.Theo ông Giao, nguyên tắc lựa chọn đầu tư của quỹ là ngoài yếu tố lợi nhuận, đơn vị nhận đầu tư “phải tạo ra được giá trị tích cực, giải quyết các vấn đề tồn tại trong xã hội, đem lại những giá trị tích cực cho cộng đồng”.Quy mô các khoản đầu tư của VOI thường dao động từ 10 – 30 triệu USD và khoản đầu tư dành cho F88 lần này chứng tỏ VOI “đánh giá cao tiềm năng phát triển của F88”.F88 được cho là đã ký kết hợp đồng với các ngân hàng quốc tế như CIMB Việt Nam (chi nhánh của tập đoàn CIMB có nguồn gốc từ Malaysia) và Kasikornbank (Kbank) là một trong ba ngân hàng lớn nhất Thái Lan để phân phối các sản phẩm tài chính toàn diện tại Việt Nam, trong đó có các khoản vay theo hình thức cầm cố tài sản.Trên website của F88 còn thể hiện, đối tác chiến lược tài chính của F88 có những công ty trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán hàng đầu như Mirae Asset, Chứng khoán An Bình, Chứng khoán MB, Chứng khoán Bảo Việt, Chứng khoán Tân Việt (TVSI).Tính đến hiện tại, Thế Giới Di Động đã có động thái tạm ngưng hợp tác với F88 để yêu cầu đối tác giải thích, làm rõ vấn đề liên quan.Trong việc hợp tác với F88, Thế Giới Di Động khẳng định chỉ giữ vai trò trung gian kết nối giữa F88 và người có nhu cầu vay. Các thủ tục vay, xét duyệt, lãi suất, thời hạn trả nợ đều do phía F88 thực hiện.
https://kevesko.vn/20230307/ai-dung-sau-bom-tien-cho-f88-cua-ong-phung-anh-tuan-21629847.html
https://kevesko.vn/20230307/tong-giam-doc-f88-noi-gi-sau-khi-tru-so-bi-kham-set-khan-cap-21619245.html
https://kevesko.vn/20230306/kham-xet-khan-cap-van-phong-dai-gia-cam-do-f88-21591061.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/03/09/21660627_114:0:1934:1365_1920x0_80_0_0_9658bda01ef07b58fa9d64693f8480f7.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, scic, đầu tư, kinh tế, công ty
việt nam, scic, đầu tư, kinh tế, công ty
F88 bị khám xét, SCIC của nhà nước Việt Nam nói gì?
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vừa chính thức lên tiếng về hoạt động đầu tư khoản đầu tư từ Quỹ Đầu tư Việt Nam - Oman (VOI) và Quỹ Mekong Enterprise Fund IV sau khi F88 bị khám xét.
Theo thông cáo, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước Việt Nam (SCIC) khẳng định không rót vốn đầu tư vào
Công ty cổ phần Kinh doanh F88 (F88) của ông Phùng Anh Tuấn.
SCIC không rót vốn vào F88
Ngày 9/3, sau sự việc trụ sở chính của Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 ở số 238-242 Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp, TP.HCM cùng hàng loạt chi nhánh F88 bị Công an phong toả, khám xét, phục vụ công tác điều tra, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã có thông tin chính thức.
Cụ thể, SCIC lên tiếng rõ ràng minh bạch thông tin về việc mới đây F88 thông báo nhận khoản đầu tư từ Quỹ Đầu tư Việt Nam - Oman (VOI) và Quỹ Mekong Enterprise Fund IV. Như đã biết, hồi đầu tháng 3/2023, F88 thông báo nhận khoản đầu tư từ Quỹ Đầu tư Việt Nam-Oman (VOI) và Quỹ Mekong Enterprise Fund IV. Số vốn huy động được công bố là 50 triệu USD.
Trong thông cáo công bố, SCIC của nhà nước Việt Nam khẳng định không rót vốn đầu tư vào F88. Theo đó, Công ty CP Đầu tư Việt Nam Oman là liên doanh giữa Ủy ban Đầu tư Vương quốc Oman (OIA) và SCIC.
Thông tin từ SCIC cho biết, gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải thông tin về việc Quỹ Đầu tư Việt Nam – Oman (VOI) đầu tư vào F88.
Về vấn đề này, SCIC thông tin:
“Về nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư vào F88 được thực hiện bởi Ủy ban Đầu tư Vương quốc Ô-man (Oman Investment Authority) và SCIC không đầu tư vào F88”.
Về vai trò của VOI đối với khoản đầu tư: VOI không trực tiếp thực hiện đầu tư vào F88. Vai trò của VOI là tư vấn đầu tư và quản lý tài sản theo hợp đồng dịch vụ giữa VOI và Ủy ban Đầu tư Vương quốc Oman (Oman Investment Authority).
Như vậy, có thể hiểu, Ủy ban Đầu tư Vương quốc Oman rót vốn vào F88 thông qua Cơ quan tư vấn đầu tư và quản lý tài sản là Quỹ Đầu tư Việt Nam – Oman (VOI).
Trên website thể hiện, tổ chức này đang đầu tư vào khá nhiều lĩnh vực tại Việt Nam như y tế. giáo dục, nông nghiệp, năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng, đường cao tốc và nước sạch các nhà máy ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Hậu Giang.
Số tiền giải ngân trong hơn một thập kỷ là hơn 250 triệu USD, trở thành dòng vốn đầu tư điển hình từ Trung Đông vào Việt Nam.
Về phần mình, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) là doanh nghiệp nhà nước xếp hạng đặc biệt của Việt Nam, chủ đại diện của Chính phủ Việt Nam tại các doanh nghiệp mà chính phủ góp vốn.
Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đại diện cho Nhà nước như một nhà đầu tư mà ở đó nhà nước duy trì một tỷ lệ lớn cổ phần tại các công ty vốn nhà nước đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Mô hình hoạt động của SCIC được cho là giống với Temasek Holdings, vốn được coi đã thành “cánh tay đắc lực” của Chính phủ Singapore, nơi mà một trăm phần trăm vốn thuộc sở hữu của Bộ Tài Chính Singapore.
Trước đó, SCIC đang làm việc với World Bank, IMF trong việc cải tổ mô hình quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam.
Đối tác chiến lược và các quỹ ngoại đã rót vốn cho F88
Trước đó, ngày 2/3/2023, F88 thông tin xác nhận đã tiếp tục gọi vốn thành công 50 triệu USD từ hai quỹ ngoại.
Cụ thể, hai quỹ đầu tư mới nhất rót vốn cho F88 là quỹ đầu tư Việt Nam - Oman (VOI) và quỹ Mekong Enterprise Fund IV.
Đáng chú ý, trong số 50 triệu USD (tương đương 1.185 tỷ đồng) mà F88 nhận được lần này, Quỹ đầu tư Việt Nam - Oman, đại diện cho cơ quan đầu tư Vương quốc Oman (Oman Investment Authority - OIA).
F88 đã nhiều lần nhận vốn từ các quỹ đầu tư quốc tế vào trong các năm từ 2017, 2018 đến 2020 nhưng đây là lần đầu tiên F88 nhận vốn từ một quỹ đầu tư Chính phủ nước ngoài. Đặc biệt, đây cũng là lần đầu tiên, VOI đầu tư vào một công ty kinh doanh lĩnh vực dịch vụ tài chính tại Việt Nam.
Từ khi thành lập, nguồn vốn hoạt động cầm cố, cho vay của F88 chủ yếu đến từ các quỹ ngoại. Điển hình, tháng 1/2018, Công ty Quản lý quỹ Mekong Capital cho biết Quỹ Mekong Enterprise Fund III (MEF III) đã hoàn thành gói đầu tư vào Công ty cổ phần Đầu tư F88.
Tháng 6/2018, F88 tiếp tục nhận thêm vốn đầu tư từ Granite Oak, một quỹ đầu tư châu Âu. Số tiền đầu tư mới chưa được tiết lộ nhưng F88 cho biết nhà đầu tư định giá F88 gần 1.000 tỷ đồng.
Tháng 1/2022, Công ty cổ phần Kinh doanh F88 huy động thành công khoản vay 10 triệu USD, tương đương 230 tỷ đồng từ tổ chức tài chính quốc tế Lendable Group có trụ sở ở London, Anh Quốc. Đây là khoản tín dụng đầu tiên của Lendable tại thị trường Việt Nam.
Đến tháng 11/2022, F88 tiếp tục huy động thành công khoản vay có đảm bảo trị giá 50 triệu USD, tương đương 1.200 tỷ đồng, từ Quỹ tài chính CLSA Capital Partners (HK) Limited (Lending Ark) thông qua Lending Ark Asia Secured Private Debt Funds và thêm 10 triệu USD, tương đương 240 tỷ đồng, từ Lendable.
Tới tháng 3/2023, F88 công bố huy động thành công khoản đầu tư 50 triệu USD trong vòng gọi vốn Series C với hai nhà đầu tư chính là Quỹ Việt Nam-Oman (VOI) và Quỹ Mekong Enterprise Fund IV (MEF IV).
Vì sao VOI hợp tác với F88?
Về vấn đề này, trước đó, ông Nguyễn Xuân Giao, Giám đốc đầu tư của VOI - cho biết dù đã chính thức hoạt động tại thị trường Việt Nam từ năm 2009 đến nay nhưng quỹ mới rót vốn khoảng 20 dự án và hầu hết tập trung ở các lĩnh vực năng lượng tái tạo, y tế, giáo dục.
Theo ông Giao, nguyên tắc lựa chọn đầu tư của quỹ là ngoài yếu tố lợi nhuận, đơn vị nhận đầu tư “phải tạo ra được giá trị tích cực, giải quyết các vấn đề tồn tại trong xã hội, đem lại những giá trị tích cực cho cộng đồng”.
Quy mô các khoản đầu tư của VOI thường dao động từ 10 – 30 triệu USD và khoản đầu tư dành cho F88 lần này chứng tỏ VOI “đánh giá cao tiềm năng phát triển của F88”.
F88 được cho là đã ký kết hợp đồng với các ngân hàng quốc tế như CIMB Việt Nam (chi nhánh của tập đoàn CIMB có nguồn gốc từ Malaysia) và Kasikornbank (Kbank) là một trong ba ngân hàng lớn nhất Thái Lan để phân phối các sản phẩm tài chính toàn diện tại Việt Nam, trong đó có các khoản vay theo hình thức cầm cố tài sản.
Trên website của F88 còn thể hiện, đối tác chiến lược tài chính của F88 có những công ty trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán hàng đầu như Mirae Asset, Chứng khoán An Bình, Chứng khoán MB, Chứng khoán Bảo Việt, Chứng khoán Tân Việt (TVSI).
Tính đến hiện tại, Thế Giới Di Động đã có động thái tạm ngưng hợp tác với F88 để yêu cầu đối tác giải thích, làm rõ vấn đề liên quan.
Trong việc hợp tác với F88, Thế Giới Di Động khẳng định chỉ giữ vai trò trung gian kết nối giữa F88 và người có nhu cầu vay. Các thủ tục vay, xét duyệt, lãi suất, thời hạn trả nợ đều do phía F88 thực hiện.