https://kevesko.vn/20230312/nsnd-diep-lang--ong-hoi-dong-thang-cua-vo-doi-co-luu--qua-doi-21717086.html
NSND Diệp Lang – ông Hội đồng Thăng của vở “Đời cô Lựu” – qua đời
NSND Diệp Lang – ông Hội đồng Thăng của vở “Đời cô Lựu” – qua đời
Sputnik Việt Nam
Nghệ sĩ Nhân dân Diệp Lang, nổi tiếng với vai ông Hội đồng Thăng trong vở ‘Đời cô Lựu’, vừa qua đời sau một cơn đau tim ngày 11/3 tại California, thọ 82 tuổi. 12.03.2023, Sputnik Việt Nam
2023-03-12T13:27+0700
2023-03-12T13:27+0700
2023-03-12T13:27+0700
việt nam
qua đời
nổi tiếng
nghệ sĩ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/06/13/15764353_0:101:3463:2048_1920x0_80_0_0_1297d45b6e39e8d4df560c2d40939a92.jpg
Diệp Lang là một trong những nghệ sĩ cải lương gạo cội của Việt Nam, từng có trên 20 năm là thành viên Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh, phụ trách các vấn đề về hoạt động chuyên môn.NSND Diệp Lang qua đờiTheo bà Thu Phong, vợ nghệ sĩ Diệp Lang, ông qua đời lúc 6h ngày 11/3 (khoảng 21h, giờ Hà Nội), sau một cơn đau tim.Những năm cuối đời, sức khỏe nghệ sĩ Diệp Lang không tốt, lúc nhớ lúc quên. Ông bị bệnh tim, vôi hóa mạch máu, phải uống thuốc hàng ngày, cộng thêm chứng Parkinson khiến tay chân run rẩy.Dù đi lại khó khăn, ông vẫn tự làm mọi việc, không muốn phiền hà người thân. Dù đã định cư tại Mỹ từ lâu, Diệp Lang luôn đau đáu nhớ sàn diễn trong nước. Hai vợ chồng ông bà thỉnh thoảng vẫn đến thăm những đồng nghiệp cũ ở bang California, cùng ôn lại kỷ niệm nghề ca cải lương.NSND Bạch Tuyết cho biết, bà nhận được tin buồn vào lúc nửa đêm, sau đó không thể nào chợp mắt được. Ở tuổi 79, bà đã quen dần với việc chứng kiến người thân, bạn bè lần lượt qua đời, nhưng vẫn có gì đó "day dứt và đau lòng khó tả".Năm 1984, tại TP.HCM, Bạch Tuyết lần diễn chung vở Đời cô Lựu với NSND Diệp Lang trên sân khấu đoàn cải lương 284. Với bà, đây là cuộc hội ngộ đặc biệt trong cuộc đời làm nghệ thuật. Bà nhiều lần kết hợp với các nghệ sĩ đóng vai ông Hội đồng, nhưng chỉ riêng diễn xuất của Diệp Lang là khiến cho ‘cô Lựu’ Bạch Tuyết đau đớn và nặng lòng nhất.Sự nghiệp NSND Diệp LangNSND Diệp Lang tên thật Dương Công Thuấn, sinh năm 1941, là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng người Việt Nam. Ngoài lĩnh vực chính là cải lương, ông còn tham gia vào nhiều bộ môn nghệ thuật như: kịch nói, điện ảnh, chỉ đạo nghệ thuật, đạo diễn.Từ năm 8 tuổi, ông đã theo cha là thầy đờn Ba Diệp đi theo đoàn cải lương Tam Phụng. Vì không muốn con trai nối nghiệp đàn, chỉ đứng sau sân khấu, cha ông đã tìm thầy dạy hát cho ông. Diệp Lang sau đó được đóng những vai nhỏ.Vào khoảng đầu thập niên 1950, trong đêm diễn vở "Lấp sông Gianh" tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo (nay là rạp Công Nhân, nằm trên đường Trần Hưng Đạo, TP.HCM), đoàn cải lương Kim Thoa bị ném lựu đạn. Sau vụ việc, có 2 người trong đoàn thiệt mạng, cha con ông may mắn thoát chết. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đó, cha ông bệnh nặng, phải bỏ đoàn về quê và mất tại đây.Chịu tang cha một thời gian, ông tiếp tục lên Sài Gòn theo đuổi nghề hát. Năm 12 tuổi, Diệp Lang bước lên sân khấu trong vở "Lấp sông Gianh" của Đoàn Cải lương Kim Thoa, rồi sau đó là Việt Hùng – Minh Chí, đến Phụng Hảo – Ba Vân..., nhưng đều là những vai phụ.Bước ngoặt đến với Diệp Lang khi ông được soạn giả kiêm ông bầu Nguyễn Huỳnh (cũng là bạn của cha ông) đưa về đoàn Hoài Dung - Hoài Mỹ (Long An). Tại đây, ông được giao vai chính: hoàng tử trong vở "Chiếc nhẫn kim cương".Ngoài ra, nghệ danh Diệp Lang (tức là con của Ba Diệp – cha ông) cũng là do soạn giả Nguyễn Huỳnh đặt khi Diệp Lang bắt đầu được đóng vai chính ở Đoàn Cải lương Hoài Dung – Hoài Mỹ.Năm 1962, ông gia nhập đoàn Kim Chưởng, được soạn giả Thu An giao đóng vai ông già 70 tuổi (người cha trong vở Người anh khác mẹ). Nhờ vai diễn này, ông đoạt Giải Thanh Tâm năm 1963.Trong thời kỳ này, ông đã đóng một số vở và rất thành công như: "Trung sĩ Tám" trong "Tìm lại cuộc đời", "Hội đồng Dư" trong "Tiếng hò sông Hậu", "Hội đồng Thăng" trong "Đời cô Lựu", "Lê Quý" trong "Tâm sự Ngọc Hân", "Lê Xuân Giác" trong "Tiếng sóng Rạch Gầm", "Ông nội" trong "Cây lẻ bạn", "Ông Hai" trong "Đàn ca tri kỷ".Sau năm 1975, ông gia nhập đoàn Cải lương tập thể Sài Gòn II. Đoàn của ông lưu diễn khắp nơi, kể cả những vùng chiến sự như: Phnôm Pênh, Xiêm Riệp, Mặt trận 479,... Diệp Lang được tín nhiệm bầu làm Trưởng đoàn 284. Ông vừa tham gia quản lý, vừa làm nghệ thuật trong thời gian này. Song, chỉ một thời gian sau, ông xin nghỉ làm quản lý và trở về nghiệp hát do áp lực công việc và bệnh tật.Ông được phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 2003. Năm 2009, ông cùng gia đình sang Mỹ định cư. Con trai ông là Diệp Tiên, nối nghiệp cha với vai trò đạo diễn sân khấu.
https://kevesko.vn/20230305/nsut-vu-linh--ong-hoang-cai-luong-viet-nam-qua-doi-21579171.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/06/13/15764353_167:0:2898:2048_1920x0_80_0_0_37b57ffb296f51ff61441acb20d58bbb.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, qua đời, nổi tiếng, nghệ sĩ
việt nam, qua đời, nổi tiếng, nghệ sĩ
NSND Diệp Lang – ông Hội đồng Thăng của vở “Đời cô Lựu” – qua đời
Nghệ sĩ Nhân dân Diệp Lang, nổi tiếng với vai ông Hội đồng Thăng trong vở ‘Đời cô Lựu’, vừa qua đời sau một cơn đau tim ngày 11/3 tại California, thọ 82 tuổi.
Diệp Lang là một trong những nghệ sĩ cải lương gạo cội của Việt Nam, từng có trên 20 năm là thành viên Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh, phụ trách các vấn đề về hoạt động chuyên môn.
Theo bà Thu Phong, vợ nghệ sĩ Diệp Lang,
ông qua đời lúc 6h ngày 11/3 (khoảng 21h, giờ Hà Nội), sau một cơn đau tim.
Những năm cuối đời, sức khỏe nghệ sĩ Diệp Lang không tốt, lúc nhớ lúc quên. Ông bị bệnh tim, vôi hóa mạch máu, phải uống thuốc hàng ngày, cộng thêm chứng Parkinson khiến tay chân run rẩy.
Dù đi lại khó khăn, ông vẫn tự làm mọi việc, không muốn phiền hà người thân. Dù đã định cư tại Mỹ từ lâu, Diệp Lang luôn đau đáu nhớ sàn diễn trong nước. Hai vợ chồng ông bà thỉnh thoảng vẫn đến thăm những đồng nghiệp cũ ở bang California, cùng ôn lại kỷ niệm nghề ca cải lương.
"Có đêm tôi mơ thấy mình còn đi hát. Nhiều khi giật mình tỉnh giấc tưởng đang hát sai tuồng. Tôi vui nhất khi nghe tiếng vỗ tay khán giả và buồn nhất khi tấm màn nhung sân khấu khép lại", Diệp Lang từng nói lúc sinh thời.
NSND Bạch Tuyết cho biết, bà nhận được tin buồn vào lúc nửa đêm, sau đó không thể nào chợp mắt được. Ở tuổi 79, bà đã quen dần với việc chứng kiến người thân, bạn bè lần lượt qua đời, nhưng vẫn có gì đó "day dứt và đau lòng khó tả".
Năm 1984, tại TP.HCM,
Bạch Tuyết lần diễn chung vở Đời cô Lựu với NSND Diệp Lang trên sân khấu đoàn cải lương 284. Với bà, đây là cuộc hội ngộ đặc biệt trong cuộc đời làm nghệ thuật. Bà nhiều lần kết hợp với các nghệ sĩ đóng vai ông Hội đồng, nhưng chỉ riêng diễn xuất của Diệp Lang là khiến cho ‘cô Lựu’ Bạch Tuyết đau đớn và nặng lòng nhất.
"Một vở cải lương gần 40 năm mà đi đâu làm gì khán giả cũng nhắc nhớ, đó là phước báu của Tổ dành tặng cho chúng tôi. Hành trang trong chuyến đi lần cuối này của anh rất nặng, chứa đầy ắp tình yêu thương của gia đình, bạn bè đồng nghiệp đặc biệt là tấm chân tình của quý khán giả yêu nghệ thuật cải lương suốt mấy mươi năm qua. Câu ca, từng vai diễn của anh sẽ còn sống mãi và đi cùng năm tháng. Anh đã là một huyền thoại của sân khấu Việt Nam", NSND Bạch Tuyết chia sẻ.
NSND Diệp Lang tên thật Dương Công Thuấn, sinh năm 1941, là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng người Việt Nam. Ngoài lĩnh vực chính là cải lương, ông còn tham gia vào nhiều bộ môn nghệ thuật như: kịch nói, điện ảnh, chỉ đạo nghệ thuật, đạo diễn.
Từ năm 8 tuổi, ông đã theo cha là thầy đờn Ba Diệp đi theo đoàn cải lương Tam Phụng. Vì không muốn con trai nối nghiệp đàn, chỉ đứng sau sân khấu, cha ông đã tìm thầy dạy hát cho ông. Diệp Lang sau đó được đóng những vai nhỏ.
Vào khoảng đầu thập niên 1950, trong đêm diễn vở "Lấp sông Gianh" tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo (nay là rạp Công Nhân, nằm trên đường Trần Hưng Đạo, TP.HCM), đoàn cải lương Kim Thoa bị ném lựu đạn. Sau vụ việc, có 2 người trong đoàn thiệt mạng, cha con ông may mắn thoát chết. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đó, cha ông bệnh nặng, phải bỏ đoàn về quê và mất tại đây.
Chịu tang cha một thời gian, ông tiếp tục lên Sài Gòn theo đuổi nghề hát. Năm 12 tuổi, Diệp Lang bước lên sân khấu trong vở "Lấp sông Gianh" của Đoàn Cải lương Kim Thoa, rồi sau đó là Việt Hùng – Minh Chí, đến Phụng Hảo – Ba Vân..., nhưng đều là những vai phụ.
Bước ngoặt đến với Diệp Lang khi ông được soạn giả kiêm ông bầu Nguyễn Huỳnh (cũng là bạn của cha ông) đưa về đoàn Hoài Dung - Hoài Mỹ (Long An). Tại đây, ông được giao vai chính: hoàng tử trong vở "Chiếc nhẫn kim cương".
Ngoài ra, nghệ danh Diệp Lang (tức là con của Ba Diệp – cha ông) cũng là do soạn giả Nguyễn Huỳnh đặt khi Diệp Lang bắt đầu được đóng vai chính ở Đoàn Cải lương Hoài Dung – Hoài Mỹ.
Năm 1962, ông gia nhập đoàn Kim Chưởng, được soạn giả Thu An giao đóng vai ông già 70 tuổi (người cha trong vở Người anh khác mẹ). Nhờ vai diễn này, ông đoạt Giải Thanh Tâm năm 1963.
Trong thời kỳ này, ông đã đóng một số vở và rất thành công như: "Trung sĩ Tám" trong "Tìm lại cuộc đời", "Hội đồng Dư" trong "Tiếng hò sông Hậu", "Hội đồng Thăng" trong "Đời cô Lựu", "Lê Quý" trong "Tâm sự Ngọc Hân", "Lê Xuân Giác" trong "Tiếng sóng Rạch Gầm", "Ông nội" trong "Cây lẻ bạn", "Ông Hai" trong "Đàn ca tri kỷ".
Sau năm 1975, ông gia nhập đoàn Cải lương tập thể Sài Gòn II. Đoàn của ông lưu diễn khắp nơi, kể cả những vùng chiến sự như: Phnôm Pênh, Xiêm Riệp, Mặt trận 479,... Diệp Lang được tín nhiệm bầu làm Trưởng đoàn 284. Ông vừa tham gia quản lý, vừa làm nghệ thuật trong thời gian này. Song, chỉ một thời gian sau, ông xin nghỉ làm quản lý và trở về nghiệp hát do áp lực công việc và bệnh tật.
Ông được phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 2003. Năm 2009, ông cùng gia đình sang Mỹ định cư. Con trai ông là Diệp Tiên, nối nghiệp cha với vai trò đạo diễn sân khấu.