https://kevesko.vn/20230314/nan-lua-dao-con-dang-cap-cuu-da-den-ha-noi-21754432.html
Nạn lừa đảo "con đang cấp cứu" đã đến Hà Nội
Nạn lừa đảo "con đang cấp cứu" đã đến Hà Nội
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng nay (14/3), nhiều phụ huynh tại Hà Nội đã nhận được thông báo từ phía nhà trường đề nghị nâng cao cảnh giác với màn kịch "con đang cấp... 14.03.2023, Sputnik Việt Nam
2023-03-14T12:02+0700
2023-03-14T12:02+0700
2023-03-14T12:05+0700
việt nam
thông tin
lừa đảo
học sinh
trường học
phụ huynh
https://cdn.img.kevesko.vn/img/28/55/285579_0:0:2753:1549_1920x0_80_0_0_d9b91b823dc73cfa233e2308d31258b6.jpg
Theo Tuổi Trẻ, trong sáng nay nhiều phụ huynh Trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) nhận được tin nhắn có nội dung:Nhiều phụ huynh ở các trường khác trên địa bàn Hà Nội sáng nay cũng nhận được thông tin tương tự. Trên nhiều nhóm cha mẹ học sinh, thông tin này cũng được thảo luận để tìm biện pháp ngăn chặn.Theo khuyến cáo của Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội), để người dân tránh không bị rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần có những biện pháp cụ thể như sau:Về phía nhà trường, giáo viên: cần nêu cao trách nhiệm bảo mật thông tin cá nhân của học sinh, phụ huynh tránh để kẻ xấu lợi dụng lừa đảo; rà soát, điểm danh sĩ số đầu giờ, thông báo lên nhóm phụ huynh số lượng học sinh có mặt ở lớp hàng ngày; thiết lập đường dây nóng khi cần thông báo các vụ việc khẩn đến phụ huynh học sinh và tiếp nhận thông tin khi có tình trạng khẩn cấp.Về phía người dân: Khuyến cáo toàn thể người dân tỉnh táo, đề cao cảnh giác trước các chiêu trò lừa đảo của tội phạm. Không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở, thông tin trường lớp của các con; thông tin việc làm, địa chỉ cơ quan của bố mẹ, người thân… cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa rõ nhân thân và lai lịch của người đó, đặc biệt không nghe lời của các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định.Cần kiểm tra thông tin kỹ càng, chính xác trước khi thực hiện hoạt động chuyển tiền, có thể yêu cầu xác nhận qua video trực tuyến, tuyệt đối không chuyển tiền cho người lạ. Nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để tiếp nhận giải quyết.Trong mọi trường hợp, tuyệt đối không cung cấp mật khẩu, mã OTP điện thoại, các thông tin trên CCCD, CMND, các dữ liệu cá nhân cho bất kỳ ai qua cuộc gọi trên điện thoại/email/tin nhắn/ứng dụng chatbox.Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội, thư điện tử, tài khoản ngân hàng. Thận trọng khi nhận sử dụng thư điện tử. Không nhấn vào các đường link, các liên kết hoặc mở tệp đính kèm trong thư điện tử, trong tin nhắn mà chúng ta không chắc chắn nguồn gửi đến. Chỉ mở thư điện tử hoặc tải xuống phần mềm/ứng dụng từ các nguồn đáng tin cậy để tránh bị đánh cắp thông tin của bản thân và các thành viên trong gia đình.
https://kevesko.vn/20230309/lua-dao-con-dang-cap-cuu-thong-tin-ca-nhan-cua-phu-huynh-bi-ban-21677461.html
https://kevesko.vn/20230306/con-dang-cap-cuu-tai-benh-vien-cho-ray-them-4-phu-huynh-bi-lua-21600923.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/28/55/285579_0:0:2447:1835_1920x0_80_0_0_e9d5654ea7f9ebb6ef011fa7d2ec7311.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, lừa đảo, học sinh, trường học, phụ huynh
việt nam, thông tin, lừa đảo, học sinh, trường học, phụ huynh
Nạn lừa đảo "con đang cấp cứu" đã đến Hà Nội
12:02 14.03.2023 (Đã cập nhật: 12:05 14.03.2023) HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng nay (14/3), nhiều phụ huynh tại Hà Nội đã nhận được thông báo từ phía nhà trường đề nghị nâng cao cảnh giác với màn kịch "con đang cấp cứu, chuyển tiền gấp".
Theo Tuổi Trẻ, trong sáng nay nhiều phụ huynh Trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) nhận được tin nhắn có nội dung:
"Hiện nay trên địa bàn thủ đô Hà Nội có hiện tượng cha mẹ học sinh bị kẻ xấu giả làm giáo viên, nhân viên y tế gọi điện báo con gặp nạn, đang ở viện cấp cứu, cần chuyển tiền gấp để nhập viện. Kẻ xấu nắm rất rõ thông tin của học sinh và tên chính xác của giáo viên, kể cả môn dạy. Nhà trường đề nghị các thầy cô giáo chủ nhiệm nhắn thông tin đến cha mẹ học sinh để nắm tình hình và cảnh giác. Cha mẹ học sinh nhận được tin nhắn tương tự của kẻ xấu cần báo ngay với ban giám hiệu nhà trường để xác minh".
Nhiều phụ huynh ở các trường khác trên địa bàn
Hà Nội sáng nay cũng nhận được thông tin tương tự. Trên nhiều nhóm cha mẹ học sinh, thông tin này cũng được thảo luận để tìm biện pháp ngăn chặn.
Theo khuyến cáo của Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội), để người dân tránh không bị rơi vào bẫy của các đối tượng
lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần có những biện pháp cụ thể như sau:
Về phía nhà trường, giáo viên: cần nêu cao trách nhiệm bảo mật thông tin cá nhân của học sinh, phụ huynh tránh để kẻ xấu lợi dụng lừa đảo; rà soát, điểm danh sĩ số đầu giờ, thông báo lên nhóm phụ huynh số lượng học sinh có mặt ở lớp hàng ngày; thiết lập đường dây nóng khi cần thông báo các vụ việc khẩn đến phụ huynh học sinh và tiếp nhận thông tin khi có tình trạng khẩn cấp.
Về phía người dân: Khuyến cáo toàn thể người dân tỉnh táo, đề cao cảnh giác trước các chiêu trò lừa đảo của tội phạm. Không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở, thông tin trường lớp của các con; thông tin việc làm, địa chỉ cơ quan của bố mẹ, người thân… cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa rõ nhân thân và lai lịch của người đó, đặc biệt không nghe lời của các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định.
Cần kiểm tra thông tin kỹ càng, chính xác trước khi thực hiện hoạt động chuyển tiền, có thể yêu cầu xác nhận qua video trực tuyến, tuyệt đối không chuyển tiền cho người lạ. Nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ cần báo ngay cho cơ quan
Công an nơi gần nhất để tiếp nhận giải quyết.
Trong mọi trường hợp, tuyệt đối không cung cấp mật khẩu, mã OTP điện thoại, các thông tin trên CCCD, CMND, các dữ liệu cá nhân cho bất kỳ ai qua cuộc gọi trên điện thoại/email/tin nhắn/ứng dụng chatbox.
Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản
mạng xã hội, thư điện tử, tài khoản ngân hàng. Thận trọng khi nhận sử dụng thư điện tử. Không nhấn vào các đường link, các liên kết hoặc mở tệp đính kèm trong thư điện tử, trong tin nhắn mà chúng ta không chắc chắn nguồn gửi đến. Chỉ mở thư điện tử hoặc tải xuống phần mềm/ứng dụng từ các nguồn đáng tin cậy để tránh bị đánh cắp thông tin của bản thân và các thành viên trong gia đình.