Việt Nam: Dân kiện nhưng Chủ tịch tỉnh/thành phố không ra toà

© TTXVN - Phạm Trung KiênĐồng chí Nguyễn Hoà Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao phát biểu
Đồng chí Nguyễn Hoà Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2023
Đăng ký
Theo Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình, việc các chủ tịch UBND vắng mặt tại phiên tòa hành chính gây ra tâm lý bức xúc cho người khởi kiện, gây khó khăn cho tòa án.
Theo thống kê trước đó, có những địa phương mà UBND hoặc người đại diện vắng mặt 100% trong các phiên đối thoại hoặc phiên tòa như Chủ tịch UBND TP.Hà Nội.

Chủ tịch UBND không dự phiên toà: bức xúc cho người dân

Mới đây, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình đã có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về các vấn đề chất vấn tại phiên họp 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra ngày mai 20/3.
Trong báo cáo, ông Nguyễn Hòa Bình cho biết, theo thống kê, trong 5 năm từ 2018 - 2022, số vụ án hành chính mà các tòa án đã thụ lý là 38.783 vụ; đã giải quyết, xét xử được 35.561 vụ.
"Số lượng các vụ án hành chính có xu hướng tăng dần qua các năm với tính chất các vụ án ngày càng phức tạp", - báo cáo nêu rõ.
Chánh án TAND tối cao khẳng định, nhờ nhiều giải pháp đồng bộ, trong số 11.746 vụ án hành chính thụ lý trong năm 2020, các tòa đã giải quyết, xét xử 8.524 vụ (so với năm 2021 thụ lý tăng 1.018 vụ; giải quyết, xét xử tăng 2.831 vụ). Con số này đã vượt 12,6% so với chỉ tiêu được Quốc hội giao.
Tuy nhiên, Chánh án TAND tối cao cho rằng, tỷ lệ án hành chính bị hủy, sửa còn cao vì các tranh chấp phát sinh có xu hướng tăng về số lượng, trong đó chủ yếu liên quan đến đất đai rất phức tạp.
Vì tính chất này mà việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật trong một số vụ án còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Long An: Xét xử vụ dùng súng quân dụng bắn chết người - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2022
Chủ tịch Hà Nội 100% vắng mặt tại các phiên tòa hành chính, phiên đối thoại
Đặc biệt, còn tình trạng UBND, Chủ tịch UBND hoặc người đại diện không chấp hành nghiêm quy định của luật Tố tụng hành chính.
Theo đó, nhiều vụ án UBND, chủ tịch UBND cung cấp không đầy đủ các tài liệu, chứng cứ; hoặc cung cấp nhưng không đúng thời hạn yêu cầu của tòa án, thậm chí có vụ việc không cung cấp chứng cứ, dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết vụ án.
Trong nhiều vụ án, chủ tịch UBND hoặc người đại diện có đơn xin giải quyết, xét xử vắng mặt.
Đáng nói, có trường hợp thậm chí còn vắng mặt tại các phiên đối thoại hoặc các phiên tòa mà không có đơn xin phép vắng mặt. Do đó, tòa án phải hoãn phiên tòa, gây khó khăn cho công tác xét xử và tạo ra tâm lý bức xúc cho người khởi kiện.

Chủ tịch Hà Nội vắng mặt 100% các phiên đối thoại hoặc phiên tòa

Trong báo cáo giám sát về giải quyết các vụ án hành chính hồi cuối năm 2022, Ủy ban Tư pháp cho biết, tại nhiều địa phương, chủ tịch UBND, UBND chưa chấp hành nghiêm túc quy định về tố tụng trong các vụ án này.
Ủy ban Tư pháp đánh giá, hạn chế lớn nhất và kéo dài nhiều năm là tình trạng chủ tịch UBND, hoặc người đại diện của UBND không tham gia đối thoại, cũng không tham gia phiên tòa.
Theo thống kê, trong 3 năm, từ 2019 đến 2021, có 32,6% số phiên đối thoại và 27,8% số phiên tòa không có sự tham gia của UBND hoặc người đại diện.
Đặc biệt, tỷ lệ này tập trung rất cao ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng hay TP.HCM. Thậm chí, có địa phương UBND hoặc người đại diện vắng mặt 100% các phiên đối thoại hoặc phiên tòa như Chủ tịch UBND TP.Hà Nội.
Không chỉ không tham gia đối thoại hay dự phiên tòa, mà cả sau khi tòa tuyên án, chủ tịch UBND và UBND cũng không thi hành nghiêm túc bản án có hiệu lực.
Theo đó, số lượng bản án hành chính mà chủ tịch UBND, UBND có trách nhiệm thi hành nhưng chưa thi hành xong lên tới 489 bản án. Trong đó, có tới 208 bản án đã có quyết định của tòa án buộc thi hành án nhưng vẫn chưa thi hành.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала