Vụ ngộ độc cá chép muối chua: Việt Nam dùng đến số thuốc giải cuối cùng
© TTXVN - Đinh Thị HằngBệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ Quảng Nam điều trị cho các trường hợp ngộ độc Botulinum
© TTXVN - Đinh Thị Hằng
Đăng ký
Tối 18/3, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, các bác sĩ bệnh viện này đã đem 5 lọ thuốc giải độc Clostridium Botulinum ra Quảng Nam, hỗ trợ cứu 10 người ngộ độc sau khi ăn cá chép muối chua.
Hiện nay, những lọ thuốc giải độc Botulinum ở Việt Nam còn lại ở Bệnh viện Chợ Rẫy đã được mang ra Quảng Nam để cứu người bệnh. Do đó, các chuyên gia cảnh báo, phải làm mọi cách không để xảy ra ngộ độc Botulinum, vì nếu có sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm thuốc giải độc.
Bệnh viện Chợ Rẫy mang thuốc giải độc ra Quảng Nam cứu người
Liên quan đến vụ việc, sáng 18/3, Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam đề nghị Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ chuyên môn về các ca ngộ độc sau khi ăn cá chép muối chua.
Sau khi 2 bệnh viện tiến hành hội chẩn trực tuyến, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy đã cử đội ngũ chuyên gia đầu ngành về hồi sức cấp cứu, hồi sức chống độc và dược đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam, phối hợp điều trị bệnh nhân.
Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã mang theo 5 lọ thuốc giải độc Clostridium Botulinum để hỗ trợ cứu người ngộ độc. Đây là loại thuốc rất hiếm, ở Việt Nam trước nay thường không dự trữ, hoặc cả nước chỉ có vài lọ.
Các chuyên gia Chợ Rẫy chẩn đoán 10 ca bệnh trên ngộ độc Botulinum do ăn cá chép muối ủ chua. Trong đó, 3 bệnh nhân nặng đang thở máy được chỉ định dùng ngay thuốc giải độc, theo dõi sát phản vệ trong và sau truyền cũng như biến chứng loạn nhịp tim. Các bác sĩ cũng sẽ theo dõi sát tình trạng yếu liệt của bệnh nhân, từ đó quyết định có sử dụng thuốc giải hay không.
Trước đó, qua xét nghiệm cấy mẫu cá muối ủ chua, Viện Pasteur Nha Trang xác định các bệnh nhân ngộ độc Clostridium Botulinum type E.
© TTXVN - Đinh Thị HằngBệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ Quảng Nam điều trị cho các trường hợp ngộ độc Botulinum
Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ Quảng Nam điều trị cho các trường hợp ngộ độc Botulinum
© TTXVN - Đinh Thị Hằng
Có 10 trường hợp ngộ độc, được chia làm 3 nhóm ca bệnh. Nhóm thứ nhất gồm 5 bệnh nhân (3 nữ, 2 nam). Năm người này cùng ăn món cá chép muối ủ chua vào ngày 5-3. Sau ăn từ 12-24 giờ, ở những ca này xuất hiện triệu chứng đau bụng, nôn ói, mệt, yếu dần tay chân. Sau 3 ngày điều trị, một bệnh nhân nữ (40 tuổi) tử vong, 4 ca còn lại hiện tạm ổn.
Nhóm thứ hai là 1 bệnh nhân nữ (37 tuổi), ăn cá chép muối ủ chua vào ngày 14/3. Sau 1 ngày, bệnh nhân nôn ói nhiều, yếu dần tay chân, được đưa vào điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam. Sau đó 2 ngày, bệnh nhân suy hô hấp, hiện thở máy.
Nhóm thứ ba gồm 3 nam, 1 nữ, là những người trong cùng gia đình. Ngày 16/3, cả gia đình ăn cá chép muối ủ chua, ngày hôm sau xuất hiện tình trạng nôn ói nhiều, mệt. Hai ngày sau điều trị, hai bệnh nhân liệt tứ chi, suy hô hấp, phải thở máy. Hai bệnh nhân còn lại (bé trai 12 tuổi và bệnh nhân nữ 24 tuổi) mệt đừ, yếu nhẹ tứ chi.
Cả 10 bệnh nhân đều ăn cùng một loại thức ăn là cá chép muối ủ chua. Các chuyên gia cho rằng, loại thức ăn này được chế biến bỏ vào hộp thủy tinh đóng kín, sau 2-3 tuần mới lấy ra ăn, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn yếm khí Clostridium Botulinum phát triển.
Vấn đề đặt ra là 3 chùm ca bệnh này xảy ra ở 3 xã khác nhau, gồm Phước Chánh, Phước Kiên, Phước Đức (thuộc huyện Phước Sơn, Quảng Nam). Tuy vậy, các ca ngộ độc được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam trong cùng một khoảng thời gian ngắn.
"Qua khai thác thông tin từ người bệnh, bước đầu xác định món cá chép muối ủ chua do người dân tự làm, sử dụng nhiều năm qua. Điều này hoàn toàn khác với với vụ ngộ độc pate Minh Chay là thực phẩm đều do một cơ sở sản xuất bán ra thị trường", - TS.BS Lê Quốc Hùng, trưởng khoa bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Chợ Rẫy), thông tin.
Việt Nam chỉ còn 5 lọ thuốc BAT?
Được biết, thời điểm bùng phát ngộ độc botulinum ở nhiều tỉnh, thành do liên quan sản phẩm patê Minh Chay (2020 - 2021), ngành y tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng thiếu thuốc giải độc.
Thời điểm đó, các trung tâm chống độc, điển hình là Bạch Mai (Hà Nội) và Chợ Rẫy (TP.HCM) phải huy động hỗ trợ các lọ thuốc giải độc cuối cùng đến nơi có ca bệnh nhập viện.
Đến nay, Việt Nam may mắn được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tài trợ 2 đợt với 12 lọ thuốc giải độc botulinum. Đây là loại thuốc rất hiếm, với mức gia từ 6.000 - 8.000 USD/lọ. Hiện số thuốc này cơ bản đã dùng hết.
© TTXVN - Đinh Thị HằngBệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ Quảng Nam điều trị cho các trường hợp ngộ độc Botulinum
Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ Quảng Nam điều trị cho các trường hợp ngộ độc Botulinum
© TTXVN - Đinh Thị Hằng
Hiện Việt Nam chỉ còn 5 lọ thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT) để giải độc tố Clostridium botulinum ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Cả 5 lọ thuốc này cũng vừa được chuyển ra Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam nhằm hỗ trợ giải độc cho bệnh nhân.
"Từ vụ ngộ độc pate Minh Chay, ban giám đốc bệnh viện phải cấp tốc mua thuốc trực tiếp từ Canada để có thuốc giải độc cho người bệnh. Thuốc rất đắt đỏ, rất hiếm và hiếm khi sử dụng, đặc biệt không phải bệnh nhân ngộ độc botulinum nào cũng được chỉ định sử dụng", - một chuyên gia chống độc Bệnh viện Chợ Rẫy nói với Tuổi trẻ.
Ví dụ, trong số 9 bệnh nhân ngộ độc đang điều trị ở Quảng Nam, các bác sĩ mới chỉ định cho 3 bệnh nhân nặng đang thở máy được dùng ngay thuốc giải độc. Trong quá trình này, các bác sĩ sẽ phải theo dõi sát phản vệ trong và sau truyền, cũng như các biến chứng loạn nhịp tim. Còn 2 bệnh nhân vẫn đang được theo dõi sát tình trạng yếu liệt để quyết định có nên sử dụng BAT hay không.
Chính vì thế, việc quan trọng lúc này là làm mọi cách ngăn chặn không để xảy ra các ca ngộ độc botulinum, bởi nếu để bùng phát sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm thuốc giải độc.
© TTXVN - Đinh Thị HằngBệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ Quảng Nam điều trị cho các trường hợp ngộ độc Botulinum
Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ Quảng Nam điều trị cho các trường hợp ngộ độc Botulinum
© TTXVN - Đinh Thị Hằng
Ngộ độc Botulinum nguy hiểm thế nào?
Botulinum là độc tố thần kinh cực mạnh. Sau khi nhiễm độc, bệnh nhân thường đau bụng, đau cơ, mệt mỏi, nhìn mờ hay nhìn đôi, khô miệng, nói khó, nuốt khó, sụp mi mắt, yếu cơ toàn thân.
Cuối cùng, sau 12-36 giờ, bệnh nhân khó thở, không thở được do liệt các cơ hô hấp. Tình trạng này có thể sớm hoặc muộn hơn, tùy theo lượng botulinum ăn phải.
Với 10 ca bệnh nói trên, các triệu chứng rối loạn tiêu hoá, yếu tứ chi xuất hiện sau chưa đầy 24 giờ. Ca bệnh suy hô hấp là do liệt cơ. Bệnh nhân ngộ độc nặng thường phải thở máy khoảng 2 tháng hoặc hơn, sau đó mất nhiều tháng để phục hồi và có thể gặp nhiều biến chứng. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh nhân có thể tử vong, liệt không hồi phục.