https://kevesko.vn/20230403/sach-cam-nang-huong-dan-du-lich-viet-nam-dau-tien-bang-tieng-nga-22096320.html
Sách cẩm nang hướng dẫn du lịch Việt Nam đầu tiên bằng tiếng Nga
Sách cẩm nang hướng dẫn du lịch Việt Nam đầu tiên bằng tiếng Nga
Sputnik Việt Nam
Sputnik tiếp tục loạt bài về quá trình người Nga và người Việt Nam tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau kể từ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. 03.04.2023, Sputnik Việt Nam
2023-04-03T04:16+0700
2023-04-03T04:16+0700
2023-04-03T13:57+0700
việt nam
nga
hợp tác nga-việt
tác giả
quan điểm-ý kiến
sài gòn
những trang sử vàng
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/03/1d/22097706_0:51:822:513_1920x0_80_0_0_c52754b868014b1518a6ef68dcf3379e.jpg
Chúng tôi tiếp tục câu chuyện về chuyến hành trình của nhà ngoại giao Nga De Vollan qua Việt Nam năm 1891 và những ghi chép của ông về cuộc hành trình này đã được xuất bản ba lần ở Nga trước Cách mạng tháng Mười năm 1917.Những ghi chép này vẫn còn rất thú vị cho đến tận ngày nay - không phải ngẫu nhiên mà các bài bút ký của De Vollan được đưa vào tuyển tập "Người Nga ở Việt Nam" xuất bản tại Matxcơva vào năm 2007. Đáng tiếc là số lượng phát hành cuốn sách này chỉ là 500 bản, và nó ngay lập tức trở thành sách hiếm cũng như những ghi chép của ông về các chuyến đi ở nước Nga trước cách mạng. Đặc biệt là bởi vì những ghi chép của ông là một loại sách hướng dẫn du lịch Việt Nam trong quá khứ.Hải Phòng và Hà Nội năm 1891: hai đối thủ cạnh tranhDe Vollan đặt chân lên đất Việt tại Hải Phòng. Trong số các vị khách Nga thăm Việt Nam thời xưa, De Vollan là người đầu tiên để lại những ghi chép mô tả Hải Phòng.Vào năm 1891, độc giả Nga đã biết rằng, 5 năm trước thành phố này là một đầm lầy rộng lớn. Trước đây, trong bóng tối bạn chỉ có thể ra khỏi nhà với chiếc đèn dầu, nếu không, bạn có nguy cơ rơi xuống con mương nào đó hoặc cánh đồng lúa. Bây giờ tại thành phố này có các đường phố, một quảng trường lớn và nhiều ngôi nhà đẹp, có cả một khách sạn với mặt tiền sang trọng. Khắp nơi những cây cọ, chuối trồng ngoài trời dọc đường phố. Như vậy, theo De Vollan, Hải Phòng vào năm 1891 là đô thị có vẻ ngoài được kiến thiết tốt, với hàng chục nghìn cư dân người Việt, sáu nghìn người Hoa và 500 người Pháp. Dạo quanh thành phố, nhà ngoại giao Nga đã hơn một lần gặp những người bị kết án lao động khổ sai với tấm ván gỗ trên vai, họ tham gia xây dựng những con đường. Đối với ông, khách sạn Hải Phòng có vẻ rất sang trọng - với trần nhà cao, rèm che khắp tường, lối vào rất đẹp. Đồng thời, ông lưu ý rằng, nơi ô nhiễm nhất trong thành phố là những khu phố có người Việt sinh sống.De Vollan cho biết rằng, suốt thời gian ông ở Hải Phòng trong nhóm người Âu hiện diện tại thành phố cửa biển này thường diễn ra những cuộc tranh cãi: thành phố nào của Việt Nam có lợi thế hơn - Hải Phòng hay là Hà Nội? Những người có cảm tình với Hà Nội hay nói rằng bản thân ý tưởng xây dựng Hải Phòng ở khu vực trũng thấp như vậy đã là sai ngay từ đầu. Người ta cũng nói, ở Hải Phòng không có nước ngọt, vì vậy chỉ có thể sống nhờ nước mưa. Có ý kiến dự đoán rằng Hải Phòng không bao giờ trở thành hải cảng tốt, vì khi ấy nơi cửa sông đã có hai bãi bồi lớn do phù sa đắp nên, và theo thời gian những bãi đất bồi này sẽ ngày càng rộng, choán lối ra vào của tàu thuyền. Cuộc sống đã cho thấy sự thiếu chính xác của những ước đóan và phê phán này. Không chỉ cư dân hiện tại của Hải Phòng và tòan thể người Việt ngày nay, mà còn thêm cả hàng chục nghìn thuỷ thủ người Nga, từng đưa những con tàu lớn ra vào cảng Hải Phòng hồi giữa những năm năm mươi của thế kỷ 20, đều có thể cười nhạo những lời phán khá quả quyết của các vị khách Âu thuở ấy.Tuy nhiên, De Vollan lưu ý rằng những người châu Âu đến Hải Phòng năm 1891 cũng có những ý tưởng sáng suốt. Thí dụ, như De Vollan cho biết, người ta đã nói về tính khả thi của việc xây dựng các cảng Hòn Gai và Cẩm Phả. Ý tưởng đó về sau đã tỏ ra là hợp lý. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là thời kỳ Mỹ phong tỏa cảng Hải Phòng, các bến cảng Hòn Gai và Cẩm Phả đã trở thành cửa ngõ hàng hải vững chãi đáng tin cậy của Việt Nam. Nhân tiện, như nhà ngoại giao Nga lưu ý, vào thời điểm đó, các mỏ than ở khu vực Cẩm Phả không phải do người Pháp mà do người Anh phát triển.Gặp gỡ Hà NộiTừ Hải Phòng, nhà ngoại giao Nga đã tới Hà Nội. Như De Vollan kể lại, mặc dù thành phố này là trung tâm hành chính của Bắc Kỳ và có nhiều cư dân sinh sống hơn ở Hải Phòng - chỉ tính riêng dân Việt đã có 150 nghìn người, nhưng Hà Nội không gây ấn tượng mạnh như Hải Phòng. Vào năm 1891, nhà ngoại giao Nga đã lưu ý, Hà Nội đang vươn lên giành danh hiệu thành phố lớn nhất trong nước, và do đó nên có một nơi để dạo chơi. Vào lúc năm giờ chiều, tất cả các quý tộc địa phương đều đi xe ngựa đến hồ Tây, đến đền Trấn Vũ. Mặc dù ngôi đền nơi đặt bức tượng thiêng liêng nhỏ bé này đang trong tình trạng khủng khiếp, nhưng dấu vết của sự sang trọng trước đây vẫn còn hiện rõ ở đó: sơn mài đỏ trên các cột, khảm xà cừ trên gỗ mun. Giao thông đường sắt từ Hà Nội chỉ chạy qua 18 km. Cây cầu nối không chỉ đơn giản nối thành phố với miền quê bờ bên kia sông Hồng, mà là cả một pho sử, De Vollan nhận xét. Nếu không có cây cầu lớn, những chiếc xe kéo, ngựa, hành lý cần xếp lên sà lan, chèo ngược dòng một khoảng cách đáng kể để lên phía trên và từ đó mới thả xuôi xuống để ghé sang bờ sông bên kia. Hãy thử tưởng tượng, du khách Nga năm 1891 sẽ ghen tỵ đến thế nào với các cư dân và du khách của Hà Nội hôm nay, thành phố có nhiều cây cầu lớn nối với miền quê ngoại thành, trong số đó có cây cầu Thăng Long đẹp đẽ và hùng vĩ được các chuyên viên Nga góp công xây dựng khỏang 90 năm sau chuyến du ngọan của người đồng hương tiền bối De Vollan.Hành trình lang thang đi khắp mọi nơiỞ Sơn Tây với khoảng năm nghìn người sinh sống, ông đặc biệt chú ý đến tòa thành quân sự, nơi đặt doanh trại của quân đội Pháp với các bể chứa nước lớn trong trường hợp bị bao vây. Tại thành phố này không có khách sạn, và các du khách chỉ ăn một chút trong quán cà phê do một bà chủ người Ả Rập quản lý. Tại khu chợ ở Bắc Ninh, ông ngưỡng mộ tấm vải lụa màu vàng, và tại chính thành phố - một tòa tháp và tòa thành kiểu Việt Nam xinh đẹp. Nó chứa những ngôi nhà của cư dân và quan chức Pháp, bưu điện, văn phòng điện báo, kho bạc và nhà của quan lại Việt Nam, được trang trí bằng những con rồng có cánh và vữa. Tại Đà Nẵng, nhà ngoại giao Nga đã lưu ý đến một số ngôi nhà, một khách sạn nhỏ, một bệnh viện và các doanh trại của Pháp. De Vollan đã nghe khiếu nại về tình trạng trì trệ trong thương mại. Ông viết rằng, người dân địa phương gửi gắm nhiều hy vọng lớn lao vào tuyến đường sắt sẽ kết nối thành phố Đà Nẵng với phần còn lại của Việt Nam. Theo nhận định của ông, xây dựng cảng tại đây là nhu cầu chính đáng giúp cho sự phát triển của Đà Nẵng, và như ta thấy, điều đó đã thành hiện thực trong thế kỷ 20. Ở Quy Nhơn ông chỉ đếm được có 12 người Pháp trong tổng số 2.000 người Việt và người Hoa. Hơn nữa, những ngôi nhà của người Hoa sang trọng hơn nhiều so với nhà ở của người Việt, và những con rồng bằng sứ thường trang trí những ngôi nhà của họ. Theo De Vollan, cảng Quy Nhơn đang phát triển rất chậm về mặt thương mại. Tại Nha Trang, du khách Nga lập tức say mê vẻ đẹp của vùng ven bờ và khỏang biển xanh trong với vô số hòn đảo nhỏ. Ở Sài Gòn, ngoài cái nóng, ấn tượng mạnh nhất là nhà hát địa phương và tiếng tắc kè kêu râm ran. Ở Mỹ Tho - xứ sở của trái cây, ông rất thích hội chợ triển lãm trái cây. Và ở Vĩnh Long, ông chú ý đến những ngôi nhà xinh xắn, những hàng cây trải thảm đỏ và một ngôi nhà đẹp nhất trong thanh phố thuộc sở hữu của một quan chức trong công ty hàng hải Pháp.Việt Nam có một tương lai tuyệt vờiDe Vollan là người Nga đầu tiên đã đi dọc nước Việt Nam từ Bắc vào Nam, từ Hải Phòng vào Sài Gòn và đến biên giới với Campuchia. Cuộc hành trình kéo dài hơn một tháng. Với lòng ngưỡng mộ, ông đã viết về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước. De Vollan viết, ngoài ngũ cốc các loại, ở đó có thể nhận được thu nhập tốt từ mía đường, bông, cây ăn quả, thuốc lá. Và bên cạnh đó, ở Việt Nam có vàng, bạc, quặng sắt, giàu mỏ than. Và nói chung, theo ý kiến của nhà ngoại giao Nga đã thể hiện vào năm 1891, Việt Nam có một tương lai tuyệt vời.Bây giờ, khi lời dự đoán tương lai của De Vollan đã trở thành hiện thực, chúng ta phải công nhận tầm nhìn xa trông rộng của người Nga đầu tiên thực hiện hành trình Xuyên Việt.
https://kevesko.vn/20230320/cuoc-do-bo-lon-nhat-cua-nguoi-nga-vao-viet-nam-the-ky-19-21848579.html
https://kevesko.vn/20230327/nam-1891-nguoi-nga-dau-tien-thuc-hien-hanh-trinh-xuyen-viet-22012184.html
sài gòn
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/03/1d/22097706_58:0:742:513_1920x0_80_0_0_28bc34d0eb881d79985aa91ac86f203b.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
việt nam, nga, hợp tác nga-việt, tác giả, quan điểm-ý kiến, sài gòn
việt nam, nga, hợp tác nga-việt, tác giả, quan điểm-ý kiến, sài gòn
Chúng tôi tiếp tục câu chuyện về chuyến hành trình của nhà ngoại giao Nga De Vollan qua Việt Nam năm 1891 và những ghi chép của ông về cuộc hành trình này đã được xuất bản ba lần ở Nga trước Cách mạng tháng Mười năm 1917.
Những ghi chép này vẫn còn rất thú vị cho đến tận ngày nay - không phải ngẫu nhiên mà các bài bút ký của De Vollan được đưa vào tuyển tập
"Người Nga ở Việt Nam" xuất bản tại Matxcơva vào năm 2007. Đáng tiếc là số lượng phát hành cuốn sách này chỉ là 500 bản, và nó ngay lập tức trở thành sách hiếm cũng như những ghi chép của ông về các chuyến đi ở nước Nga trước cách mạng. Đặc biệt là bởi vì những ghi chép của ông là một loại sách hướng dẫn du lịch Việt Nam trong quá khứ.
Hải Phòng và Hà Nội năm 1891: hai đối thủ cạnh tranh
De Vollan đặt chân lên đất Việt tại
Hải Phòng. Trong số các vị khách Nga thăm Việt Nam thời xưa, De Vollan là người đầu tiên để lại những ghi chép mô tả Hải Phòng.
Vào năm 1891, độc giả Nga đã biết rằng, 5 năm trước thành phố này là một đầm lầy rộng lớn. Trước đây, trong bóng tối bạn chỉ có thể ra khỏi nhà với chiếc đèn dầu, nếu không, bạn có nguy cơ rơi xuống con mương nào đó hoặc cánh đồng lúa. Bây giờ tại thành phố này có các đường phố, một quảng trường lớn và nhiều ngôi nhà đẹp, có cả một khách sạn với mặt tiền sang trọng. Khắp nơi những cây cọ, chuối trồng ngoài trời dọc đường phố. Như vậy, theo De Vollan, Hải Phòng vào năm 1891 là đô thị có vẻ ngoài được kiến thiết tốt, với hàng chục nghìn cư dân người Việt, sáu nghìn người Hoa và 500 người Pháp. Dạo quanh thành phố, nhà ngoại giao Nga đã hơn một lần gặp những người bị kết án lao động khổ sai với tấm ván gỗ trên vai, họ tham gia xây dựng những con đường. Đối với ông, khách sạn Hải Phòng có vẻ rất sang trọng - với trần nhà cao, rèm che khắp tường, lối vào rất đẹp. Đồng thời, ông lưu ý rằng, nơi ô nhiễm nhất trong thành phố là những khu phố có người Việt sinh sống.
De Vollan cho biết rằng, suốt thời gian ông ở Hải Phòng trong nhóm người Âu hiện diện tại thành phố cửa biển này thường diễn ra những cuộc tranh cãi: thành phố nào của Việt Nam có lợi thế hơn - Hải Phòng hay là Hà Nội? Những người có cảm tình với Hà Nội hay nói rằng bản thân ý tưởng xây dựng Hải Phòng ở khu vực trũng thấp như vậy đã là sai ngay từ đầu. Người ta cũng nói, ở Hải Phòng không có nước ngọt, vì vậy chỉ có thể sống nhờ nước mưa. Có ý kiến dự đoán rằng Hải Phòng không bao giờ trở thành hải cảng tốt, vì khi ấy nơi cửa sông đã có hai bãi bồi lớn do phù sa đắp nên, và theo thời gian những bãi đất bồi này sẽ ngày càng rộng, choán lối ra vào của tàu thuyền. Cuộc sống đã cho thấy sự thiếu chính xác của những ước đóan và phê phán này. Không chỉ cư dân hiện tại của Hải Phòng và tòan thể người Việt ngày nay, mà còn thêm cả hàng chục nghìn thuỷ thủ người Nga, từng đưa những con tàu lớn ra vào cảng Hải Phòng hồi giữa những năm năm mươi của thế kỷ 20, đều có thể cười nhạo những lời phán khá quả quyết của các vị khách Âu thuở ấy.
Tuy nhiên, De Vollan lưu ý rằng
những người châu Âu đến Hải Phòng năm 1891 cũng có những ý tưởng sáng suốt. Thí dụ, như De Vollan cho biết, người ta đã nói về tính khả thi của việc xây dựng các cảng Hòn Gai và Cẩm Phả. Ý tưởng đó về sau đã tỏ ra là hợp lý. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là thời kỳ Mỹ phong tỏa cảng Hải Phòng, các bến cảng Hòn Gai và Cẩm Phả đã trở thành cửa ngõ hàng hải vững chãi đáng tin cậy của Việt Nam. Nhân tiện, như nhà ngoại giao Nga lưu ý, vào thời điểm đó, các mỏ than ở khu vực Cẩm Phả không phải do người Pháp mà do người Anh phát triển.
Từ Hải Phòng, nhà ngoại giao Nga đã tới Hà Nội. Như De Vollan kể lại, mặc dù thành phố này là trung tâm hành chính của Bắc Kỳ và có nhiều cư dân sinh sống hơn ở Hải Phòng - chỉ tính riêng dân Việt đã có 150 nghìn người, nhưng Hà Nội không gây ấn tượng mạnh như Hải Phòng.
"Có rất nhiều phương tiện giao thông trên đường phố. Xe kéo là loại phổ biến nhất, kéo những chiếc xe hai chỗ ngồi và những bánh xe làm từ gỗ gây tiếng động cót két có thể nghe thấy từ cách xa một km. Trong đám đông người trên đường phố, giữa bụi bẩn và giẻ rách, đôi khi có thể thấy những thương gia giàu có hoặc người có địa vị trong xã hội di chuyển bằng võng, hay những cô gái xinh đẹp với đôi môi đỏ mọng. Những người bán gia súc và tôm cá nhốn nháo ngay đó. Lợn thường nhảy ra từ dưới chân, khi đó lợn được mua với số lượng lớn ở Hà Nội. Trong các cửa hàng, bạn có thể thấy mọi người làm việc không mệt mỏi. Đặc biệt là trên những con phố nơi những người cùng nghề định cư: thợ thêu, thợ đúc đồng, thợ gốm, thợ bạc, thợ làm trống".
Vào năm 1891, nhà ngoại giao Nga đã lưu ý, Hà Nội đang vươn lên giành danh hiệu thành phố lớn nhất trong nước, và do đó nên có một nơi để dạo chơi. Vào lúc năm giờ chiều, tất cả các quý tộc địa phương đều đi xe ngựa đến hồ Tây, đến đền Trấn Vũ. Mặc dù ngôi đền nơi đặt bức tượng thiêng liêng nhỏ bé này đang trong tình trạng khủng khiếp, nhưng dấu vết của sự sang trọng trước đây vẫn còn hiện rõ ở đó: sơn mài đỏ trên các cột, khảm xà cừ trên gỗ mun. Giao thông đường sắt từ Hà Nội chỉ chạy qua 18 km. Cây cầu nối không chỉ đơn giản nối thành phố với miền quê bờ bên kia sông Hồng, mà là cả một pho sử, De Vollan nhận xét. Nếu không có cây cầu lớn, những chiếc xe kéo, ngựa, hành lý cần xếp lên sà lan, chèo ngược dòng một khoảng cách đáng kể để lên phía trên và từ đó mới thả xuôi xuống để ghé sang bờ sông bên kia. Hãy thử tưởng tượng, du khách Nga năm 1891 sẽ ghen tỵ đến thế nào với các cư dân và du khách của Hà Nội hôm nay, thành phố có nhiều cây cầu lớn nối với miền quê ngoại thành, trong số đó có cây cầu Thăng Long đẹp đẽ và hùng vĩ được các chuyên viên Nga góp công xây dựng khỏang 90 năm sau chuyến du ngọan của người đồng hương tiền bối De Vollan.
Hành trình lang thang đi khắp mọi nơi
Ở Sơn Tây với khoảng năm nghìn người sinh sống, ông đặc biệt chú ý đến tòa thành quân sự, nơi đặt doanh trại của quân đội Pháp với các bể chứa nước lớn trong trường hợp bị bao vây. Tại thành phố này không có khách sạn, và các du khách chỉ ăn một chút trong quán cà phê do một bà chủ người Ả Rập quản lý. Tại khu chợ ở Bắc Ninh, ông ngưỡng mộ tấm vải lụa màu vàng, và tại chính thành phố - một tòa tháp và tòa thành kiểu Việt Nam xinh đẹp. Nó chứa những ngôi nhà của cư dân và quan chức Pháp, bưu điện, văn phòng điện báo, kho bạc và nhà của quan lại Việt Nam, được trang trí bằng những con rồng có cánh và vữa. Tại Đà Nẵng, nhà ngoại giao Nga đã lưu ý đến một số ngôi nhà, một khách sạn nhỏ, một bệnh viện và các doanh trại của Pháp. De Vollan đã nghe khiếu nại về tình trạng trì trệ trong thương mại. Ông viết rằng, người dân địa phương gửi gắm nhiều hy vọng lớn lao vào tuyến đường sắt sẽ kết nối thành phố Đà Nẵng với phần còn lại của Việt Nam. Theo nhận định của ông, xây dựng cảng tại đây là nhu cầu chính đáng giúp cho sự phát triển của Đà Nẵng, và như ta thấy, điều đó đã thành hiện thực trong thế kỷ 20. Ở Quy Nhơn ông chỉ đếm được có 12 người Pháp trong tổng số 2.000 người Việt và người Hoa. Hơn nữa, những ngôi nhà của người Hoa sang trọng hơn nhiều so với nhà ở của người Việt, và những con rồng bằng sứ thường trang trí những ngôi nhà của họ. Theo De Vollan, cảng Quy Nhơn đang phát triển rất chậm về mặt thương mại. Tại Nha Trang, du khách Nga lập tức say mê vẻ đẹp của vùng ven bờ và khỏang biển xanh trong với vô số hòn đảo nhỏ.
"Nơi đây ban tặng niềm hân hoan không ngớt cho những người yêu thích khung cảnh đẹp", - De Vollan viết, dường như dự cảm được rằng một trăm năm sau ông, tại đây sẽ hiện lên quần thể nghỉ mát sang trọng đón tiếp nhiều vị khách từ muôn nơi đến nghỉ ngơi tắm biển, trong đó có nhiều người Nga.
Ở Sài Gòn, ngoài cái nóng, ấn tượng mạnh nhất là nhà hát địa phương và tiếng tắc kè kêu râm ran. Ở Mỹ Tho - xứ sở của trái cây, ông rất thích hội chợ triển lãm trái cây. Và ở Vĩnh Long, ông chú ý đến những ngôi nhà xinh xắn, những hàng cây trải thảm đỏ và một ngôi nhà đẹp nhất trong thanh phố thuộc sở hữu của một quan chức trong công ty hàng hải Pháp.
Việt Nam có một tương lai tuyệt vời
De Vollan là người Nga đầu tiên đã đi dọc nước Việt Nam từ Bắc vào Nam, từ Hải Phòng vào Sài Gòn và đến biên giới với Campuchia. Cuộc hành trình kéo dài hơn một tháng. Với lòng ngưỡng mộ, ông đã viết về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước. De Vollan viết, ngoài ngũ cốc các loại, ở đó có thể nhận được thu nhập tốt từ mía đường, bông, cây ăn quả, thuốc lá. Và bên cạnh đó, ở Việt Nam có vàng, bạc, quặng sắt, giàu mỏ than. Và nói chung, theo ý kiến của nhà ngoại giao Nga đã thể hiện vào năm 1891, Việt Nam có một tương lai tuyệt vời.
Bây giờ, khi lời dự đoán tương lai của De Vollan đã trở thành hiện thực, chúng ta phải công nhận tầm nhìn xa trông rộng của người Nga đầu tiên thực hiện hành trình Xuyên Việt.