Trung Quốc thay đổi lập trường về vấn đề quần đảo Kuril

© Sputnik / Sergei Krasnoukhov / Chuyển đến kho ảnhĐảo Shikotan thuộc quần đảo Kuril
Đảo Shikotan thuộc quần đảo Kuril - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2023
Đăng ký
MOKSVA (Sputnik) - Lần đầu tiên kể từ năm 1964, Trung Quốc giữ quan điểm trung lập về vấn đề sở hữu "các vùng lãnh thổ phía bắc", cách gọi của Nhật Bản đối với quần đảo Kuril của LB Nga, gồm các đảo Kunashir, Shikotan, Iturup và Habomai, hãng thông tấn Kyodo dẫn nguồn ngoại giao Trung Quốc cho hay.
Tại cuộc gặp với Tổng thống Nga vào các ngày 20-21/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc "không đứng về một bên nào". Hãng thông tấn lưu ý rằng kể từ năm 1964, khi Mao Trạch Đông tuyên bố quần đảo này là lãnh thổ của Nhật Bản, lập trường này của Trung Quốc không thay đổi. Hãng tin kết luận, sự thay đổi quan điểm thành trung lập cho thấy quan hệ Trung Quốc và Nga đangtrở nên gần gũi.
Vào tháng 7 năm 1964, Mao Trạch Đông nói với phái đoàn của Đảng Xã hội Nhật Bản về những hòn đảo này: "Tôi nghĩ họ nên trả lại cho các bạn."
Gần đây, chính phủ Trung Quốc đã không xác định cụ thể lập trường của mình, nhưng vẫn giữ qiam điểm cũ. Trên bản đồ của Trung Quốc, biên giới giữa Nhật Bản và Nga chạy giữa các đảo Urup và Iturup, bốn hòn đảo được đánh dấu là "do Nga chiếm đóng", cơ quan này cho biết.

Tranh chấp lãnh thổ giữa Nga và Nhật Bản

Trong nhiều năm, quan hệ giữa Nga và Nhật Bản luôn ảm đạm do không có hiệp ước hòa bình. Năm 1956, Liên Xô và Nhật Bản ký Tuyên bố chung, trong đó Matxcơva đồng ý xem xét khả năng chuyển giao Habomai và Shikotan cho Nhật Bản sau khi ký kết hiệp ước hòa bình, nhưng không đề cập đến số phận của Kunashir và Iturup. Liên Xô hy vọng rằng Tuyên bố chung sẽ chấm dứt tranh chấp, trong khi Nhật Bản coi văn kiện này chỉ là một phần của giải pháp cho vấn đề và không từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các đảo.
Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2022
Chính trị gia Nhật Bản phản ứng gay gắt với tuyên bố của Zelensky về quần đảo Kuril
Các cuộc đàm phán sau đó không dẫn đến bất cứ kết quả nào, hiệp ước hòa bình vào cuối Thế chiến II vẫn chưa được ký kết. Hoa Kỳ phản đối tình trạng này và đe dọa rằng nếu Nhật Bản đồng ý với việc nước này chỉ được chuyển giao hai trong số bốn hòn đảo, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao trả Okinawa về dưới chủ quyền của Nhật Bản (Hiệp định trao trả Okinawa cho Nhật Bản có hiệu lực vào năm 1972). Lập trường của Matxcơva là quần đảo này đã trở thành một phần của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vì thế chủ quyền của Liên bang Nga đối với những vùng đất này là không thể nghi ngờ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала