Bill Clinton hối tiếc vì đã "ép buộc" Kiev từ bỏ vũ khí hạt nhân năm 1994

© AP Photo / Manuel Balce CenetaCựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2023
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tỏ ý tiếc vì đã "ép buộc" Ukraina từ bỏ vũ khí hạt nhân vào năm 1994, khi Bản ghi nhớ Budapest được ký kết.

"Tôi cảm thấy có phần lỗi của mình trong đó vì tôi đã khiến họ (Ukraina) đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân. Và không ai trong số họ tin rằng Nga sẽ thực hiện được thủ đoạn này nếu Ukrainavẫn còn vũ khí của họ", - cựu Tổng thống Mỹ nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình RTE của Ireland.

Tháng 6/2022 cựu Ngoại trưởng, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan, thành viên Nghị viện châu Âu Radosław Sikorski cho rằng phương Tây có quyền cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraina. Sau đó, vào tháng 8, Alexander Trofimov, đại diện của phái đoàn Nga tại Hội nghị tổng kết về Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) nói rằng việc Kiev mua vũ khí hạt nhân sẽ vi phạm các cam kết của Ukraina theo NPT và là sự phá hoại chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân một cách trắng trợn nhất. Đồng thời, ông Andrei Belousov, phó trưởng phái đoàn Nga tại hội nghị này lưu ý rằng các cáo buộc Nga vi phạm Bản ghi nhớ Budapest là không xác đáng, vì "nền tảng pháp lý" của nó đã bị phá hoại từ trước năm 2014 rất lâu.
Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2022
Ở Ukraina, người ta đề xuất trả lại tình trạng hạt nhân của đất nước
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Kiev được thừa hưởng kho vũ khí hạt nhân khá lớn. Tuy nhiên vào năm 1994, Ukraina, Nga, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã ký Bản ghi nhớ Budapest, được coi là một thỏa thuận quốc tế về đảm bảo an ninh liên quan đến việc Ukraina tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Theo thỏa thuận này, kho vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Ukraina bị loại bỏ và các nước hạt nhân cam kết đảm bảo an ninh cho Kiev.
Vào tháng 2 năm 2022, Vladimir Zelensky tuyên bố tại Hội nghị An ninh Munich rằng ông ta sẽ khởi xướng việc đàm phán giữa những nước tham gia bản ghi nhớ nói trên. Sau đó, ông ta nói rằng nếu đàm phán không diễn ra hoặc nếu kết quả an ninh cho Kiev không được đảm bảo thì "Ukraina sẽ có mọi quyền hạn để cho rằng Bản ghi nhớ Budapest không có hiệu lực và tất cả mọi quyết định thỏa thuận theo gói năm 1994 sẽ bị nghi ngờ".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала