https://kevesko.vn/20230405/lien-hop-quoc-hon-90000-nguoi-iraq-bi-bat-giu-vo-co-khi-hoa-ky-xam-nhap-22223249.html
Liên Hợp Quốc: Hơn 90.000 người Iraq bị bắt giữ vô cớ khi Hoa Kỳ xâm nhập
Liên Hợp Quốc: Hơn 90.000 người Iraq bị bắt giữ vô cớ khi Hoa Kỳ xâm nhập
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Trong cuộc can thiệp vào Iraq năm 2003, quân đội Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ đã bắt giữ 200.000 người, và 96.000 người trong số này đã bị... 05.04.2023, Sputnik Việt Nam
2023-04-05T00:00+0700
2023-04-05T00:00+0700
2023-04-05T00:00+0700
thế giới
liên hợp quốc
hoa kỳ
iraq
xâm lược
quân đội mỹ
xung đột
bắt giữ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/847/59/8475934_0:0:1280:721_1920x0_80_0_0_d0846b5514ea5ca722698f735f2f2878.jpg
Theo thông tin của Ủy ban, "các cư dân bị bắt không hề có lệnh tống đạt liên quan đến việc nghi ngờ họ tham gia hoạt động nổi dậy" hoặc là "thường dân ngẫu nhiên ở sai địa điểm và không đúng lúc".Như tài liệu nhấn mạnh, "trong bối cảnh bắt giữ hàng loạt, những người bị giam giữ không hề có đăng ký hợp lệ và không được tính đến". Họ bị giam giữ "vô thời hạn mà không có buộc tội hay xét xử, trong nhiều trường hợp, liên minh không thông báo gì cho gia đình của người bị bắt giữ, không cung cấp thông tin nào về danh tính của người bị bắt, nơi giam giữ hoặc khả năng chuyển họ đến địa điểm khác". Như báo cáo nêu rõ, ở Iraq có từ 250.000 đến 1 triệu người đã bị cưỡng bức biến mất kể từ năm 1968. Theo lời các chuyên gia, "ngày nay không thể cung cấp số liệu chính xác hơn". Ủy ban khuyến nghị Iraq «nhanh chóng thành lập nhóm công tác đặc biệt" để kiểm tra những nơi giam giữ, lập hồ sơ đăng ký những người bị quản chế và cung cấp thông tin về họ cho người thân.Nhiệm vụ của Ủy ban là giám sát việc thực hiện Công ước Quốc tế để bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức mất tích, văn kiện được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 2006 và bắt đầu hiệu lực vào năm 2010.Chiến dịch chống IraqNgày 20 tháng 3 năm 2003, đội quân của liên minh quốc tế do Hoa Kỳ đứng đầu đã phát động chiến dịch quân sự quy mô lớn chống Iraq, có mã hiệu là "Iraqi Freedom" ("Iraq Tự do"). Trong quá trình cuộc điều tra tiến hành ở Iraq, các thanh sát viên của Liên Hợp Quốc và chuyên gia quân sự Hoa Kỳ đã đi đến kết luận rằng vào thời điểm bắt đầu chiến dịch quân sự, Baghdad không có chương trình chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt và không có liên hệ với "Al-Qaeda"* như cáo buộc của Hoa Kỳ để tiến hành xâm nhập.* Các tổ chức khủng bố bị cấm ở LB Nga.
https://kevesko.vn/20230321/my-pha-vo-cuoc-thao-luan-cua-hoi-dong-bao-an-lhq-ve-cuoc-chien-o-iraq-21912073.html
iraq
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/847/59/8475934_0:0:1280:960_1920x0_80_0_0_83fdc7854ed1c034327b5930a2e04f9f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
thế giới, liên hợp quốc, hoa kỳ, iraq, xâm lược, quân đội mỹ, xung đột, bắt giữ
thế giới, liên hợp quốc, hoa kỳ, iraq, xâm lược, quân đội mỹ, xung đột, bắt giữ
Liên Hợp Quốc: Hơn 90.000 người Iraq bị bắt giữ vô cớ khi Hoa Kỳ xâm nhập
MOSKVA (Sputnik) - Trong cuộc can thiệp vào Iraq năm 2003, quân đội Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ đã bắt giữ 200.000 người, và 96.000 người trong số này đã bị giam giữ vô cớ. Đó là dữ liệu trong báo cáo của Ủy ban về những vụ cưỡng bức mất tích, do 10 chuyên gia độc lập soạn và công bố hôm thứ Ba tại Geneva.
"Từ năm 2003 đến thời kỳ trước IS*, quân đội Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ đã bắt giữ ít nhất 200.000 người Iraq, trong đó 96.000 người bị giam giữ một khoảng thời gian trong các nhà tù do Hoa Kỳ hoặc Anh quản lý", - báo cáo cho biết.
Theo thông tin của Ủy ban, "các cư dân bị bắt không hề có lệnh tống đạt liên quan đến việc nghi ngờ họ tham gia hoạt động nổi dậy" hoặc là "thường dân ngẫu nhiên ở sai địa điểm và không đúng lúc".
Như tài liệu nhấn mạnh, "trong bối cảnh bắt giữ hàng loạt, những người bị giam giữ không hề có đăng ký hợp lệ và không được tính đến". Họ bị giam giữ "vô thời hạn mà không có buộc tội hay xét xử, trong nhiều trường hợp, liên minh không thông báo gì cho gia đình của người bị bắt giữ, không cung cấp thông tin nào về danh tính của người bị bắt, nơi giam giữ hoặc khả năng chuyển họ đến địa điểm khác".
"Trong những điều kiện như vậy, họ bị cưỡng bức phải biến mất trong nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng và nhiều năm trước khi có thể liên hệ với gia đình", - các chuyên gia Liên Hợp Quốc cho biết.
Như báo cáo nêu rõ, ở Iraq có từ 250.000 đến 1 triệu người đã
bị cưỡng bức biến mất kể từ năm 1968. Theo lời các chuyên gia, "ngày nay không thể cung cấp số liệu chính xác hơn". Ủy ban khuyến nghị Iraq «nhanh chóng thành lập nhóm công tác đặc biệt" để kiểm tra những nơi giam giữ, lập hồ sơ đăng ký những người bị quản chế và cung cấp thông tin về họ cho người thân.
Nhiệm vụ của Ủy ban là giám sát việc thực hiện Công ước Quốc tế để bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức mất tích, văn kiện được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 2006 và bắt đầu hiệu lực vào năm 2010.
Ngày 20 tháng 3 năm 2003, đội quân của liên minh quốc tế do Hoa Kỳ đứng đầu đã phát động chiến dịch quân sự quy mô lớn chống Iraq, có mã hiệu là "Iraqi Freedom" ("Iraq Tự do"). Trong quá trình cuộc điều tra tiến hành ở Iraq, các thanh sát viên của Liên Hợp Quốc và chuyên gia quân sự Hoa Kỳ đã đi đến kết luận rằng vào thời điểm bắt đầu chiến dịch quân sự, Baghdad không có chương trình chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt và không có liên hệ với "Al-Qaeda"* như cáo buộc của Hoa Kỳ để tiến hành xâm nhập.
* Các tổ chức khủng bố bị cấm ở LB Nga.