Kiến nghị Chính phủ điều tra nguyên nhân vụ rơi trực thăng Bell 505

© Ảnh : TTXVNKhẩn trương triển khai cứu hộ máy bay trực thăng rơi trên vịnh Hạ Long.
Khẩn trương triển khai cứu hộ máy bay trực thăng rơi trên vịnh Hạ Long. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2023
Đăng ký
Cục Hàng không Việt Nam đánh giá, vụ rơi trực thăng Bell 505 trên Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) là sự cố tai nạn mức A – tai nạn mức cao, có thiệt hại về máy bay và người.
Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Chính phủ điều tra nguyên nhân tai nạn, có sự tham gia của các bộ ngành liên quan, quốc gia thiết kế, chế tạo, nhà sản xuất tàu bay và động cơ trực thăng Bell.

Cục Hàng không: Trực thăng Bell 505 rơi ở Vịnh Hạ Long là tai nạn mức A

Cục Hàng không Việt Nam vừa có thông báo liên quan đến việc điều tra vụ trực thăng Bell 505 gặp nạn tại Quảng Ninh khiến 5 người tử vong.
Lãnh đạo Cục Hàng không cho biết, căn cứ vào Luật Hàng không dân dụng 2006 và Luật Hàng không dân dụng sửa đổi 2014, các văn bản hướng dẫn thi hành và phụ ước 13 của Công ước về hàng không dân dụng quốc tế (Công ước Chicago) về điều tra tai nạn máy bay, Cục Hàng không Việt Nam phân loại vụ trực thăng Bell 505 số đăng ký VN-8650 gặp nạn tại vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) là tai nạn mức A tức có thiệt hại về người và tàu bay.
© Ảnh : VTC NewsCông tác tìm kiếm, cứu nạn những nạn nhân được khẩn trương thực hiện 2 ngày qua.
Công tác tìm kiếm, cứu nạn những nạn nhân được khẩn trương thực hiện 2 ngày qua. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2023
Công tác tìm kiếm, cứu nạn những nạn nhân được khẩn trương thực hiện 2 ngày qua.
Sự cố hàng không mức A là mức cao nhất trong thang đo 5 mức được Cục Hàng không quy định. Các mức còn lại gồm B (sự cố nghiêm trọng), C (sự cố uy hiếp an toàn cao), D (sự cố nguy cơ uy hiếp an toàn) và E (vụ việc không uy hiếp an toàn nhưng ảnh hưởng đến dịch vụ).
Do vậy, theo Cục Hàng không, việc điều tra thực hiện theo Điều 106 Luật hàng không dân dụng Việt Nam.

Kiến nghị Chính phủ điều tra phối hợp với các bên liên quan

Cục Hàng không Việt Nam đề xuất kiến nghị trình Chính phủ tiến hành công tác điều tra tai nạn các quy định trên với sự tham gia của các bộ, ban ngành liên quan và quốc gia thiết kế, quốc gia chế tạo, nhà sản xuất máy bay, sản xuất động cơ máy bay.
Cục Hàng không Việt Nam cho hay, sau khi xảy ra vụ tại nạn trên, nhà sản xuất máy bay Bell Helicopter và Ủy ban An toàn vận tải Canada đã gửi thư đến Cục Hàng không Việt Nam đề nghị hỗ trợ, cử đại diện tham gia điều tra nguyên nhân tai nạn.
Hôm qua 6/4, thông tin tại hội nghị sơ kết công tác an toàn giao thông quý I, ông Hồ Minh Tấn, Cục phó Hàng không Việt Nam, cho biết đơn vị đã nhận được thư đề nghị của nhà sản xuất Bell và Ủy ban An toàn vận tải Canada - cơ quan điều tra về tai nạn tàu bay.
Cần lưu ý, Bell-505 là loại trực thăng hạng nhẹ một động cơ của Mỹ, do Bell Helicopter thiết kế, sản xuất. Máy bay được Cục Hàng không Mỹ, Canada, châu Âu cấp giấy chứng nhận loại tương ứng và cũng được Cục Hàng không Việt Nam công nhận chứng chỉ loại năm 2018.
Theo ông Tấn, căn cứ vào các quy định của Việt Nam và thế giới, Cục Hàng không Việt Nam phân loại "đây là tai nạn mức cao, có thiệt hại máy bay và người". Vì vậy, Cục kiến nghị Chính phủ điều tra nguyên nhân tai nạn, có sự tham gia của các bộ ngành liên quan, quốc gia thiết kế, quốc gia chế tạo, nhà sản xuất tàu bay và động cơ.
Các lực lượng trục vớt phần đuôi chiếc trực thăng Bell 505 nhãn hiệu VN 8650 gặp nạn trên vịnh Hạ Long ngày 5/4. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2023
Hạ Long: Đã xác định được trị ví của thi thể thứ 4 vụ rơi trực thăng
Công ty Trực thăng miền Bắc là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (Binh đoàn 18, Bộ Quốc phòng); được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận khai thác tàu bay, hiệu lực tới 28/2/2024.
Đơn vị đang khai thác hai tàu bay Bell-505 với số đăng ký VN-8650 và VN-8651, bay tầm thấp nằm trong khu vực hoạt động hàng không chung do Bộ Quốc phòng cấp phép, quản lý.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trước khi xảy ra vụ trực thăng rơi tại vịnh Hạ Long, Công ty Trực thăng miền Bắc khai thác hai máy bay Bell 505 có số đăng ký là VN-8650 và VN-8651.
Các máy bay được bảo dưỡng định kỳ đầy đủ theo nội dung đã được phê duyệt. Hai trực thăng này đã có 682 giờ bay chở khách du lịch với hơn 7.000 lượt hành khách.
“Máy bay Bell 505 số đăng ký VN-8650 bị tai nạn có tổng số giờ bay tính đến lúc rơi là 488 giờ. Trực thăng này đã có 2.655 lần cất/hạ cánh. Còn phi công lái trực thăng gặp nạn có giấy phép lái máy bay thương mại còn hiệu lực đến tháng 6/2026”, - Cục Hàng không cho biết.
Về điều kiện thời tiết, khí tượng khi xảy ra tai nạn, Cục Hàng không Việt Nam cho biết thời điểm xảy ra sự việc tầm nhìn đạt từ 6 đến 8 km; nhiệt độ 26 độ C, hoàn toàn phù hợp với điều kiện bay bằng mắt.

Vụ rơi trực thăng Bell 505

Như Sputnik đã thông tin, chiều 5/4, máy bay trực thăng Bell 505 số hiệu 8650 của Công ty trực thăng miền Bắc thuộc Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (Binh đoàn 18) cất cánh lúc 16h56 ngày 5/4.
Máy bay do Đại tá Chu Quang Minh (SN 1964) điều khiển, chở 4 khách du lịch người Đà Nẵng thực hiện dịch vụ du lịch ngắm cảnh vịnh Hạ Long từ trên cao.
Sau khi cất cánh được khoảng 19 phút, máy bay gặp sự cố và mất tín hiệu với đài kiểm soát không lưu. Ngay khi máy bay mất tín hiệu, Công ty Trực thăng miền Bắc phối hợp với Bộ đội Biên phòng và lực lượng quân sự địa phương khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn.
Sau khi máy bay gặp nạn, ngư dân ở xã Gia Luận (Cát Hải, Hải Phòng) ở gần hiện trường kết hợp với lực lượng chức năng đã vớt được 2 nạn nhân đầu tiên.
Đến khoảng 23h30, thi thể phi công cũng đã được tìm thấy tại nơi máy bay rơi xuống vịnh Trà Bàu, thuộc quần đảo Cát Bà (Hải Phòng).
Máy bay trực thăng Airbus H225 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2023
Nóng: Rơi trực thăng Bell chở 5 khách ngắm Vịnh Hạ Long, Bộ Quốc phòng vào cuộc
Sáng 6/4, lực lượng chức năng tiếp tục tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 4 và đến sáng 7/4, thi thể nạn nhân cuối cùng đã được tìm thấy,
Các nạn nhân trên máy bay trực thăng Bell-505 gặp nạn gồm 5 người: Phi công Chu Quang Minh (SN 1964), ông Hồ Tá Lực (SN 1964, trú TP Đà Nẵng); Bà Nguyễn Thị Hội (vợ ông Lực, SN 1963, trú TP Đà Nẵng); Bà Hồ Thị Oanh (em gái ông Lực, SN 1972, trú TP Đà Nẵng); Bà Phạm Thị Bê (SN 1958, trú TP Đà Nẵng).
Các bộ phận cơ bản của chiếc trực thăng Bell 505 đã được tìm thấy và đang tiếp tục trục vớt khỏi đáy biển đưa về đất liền phục vụ công tác điều tra.
Mới đây, trong công điện chỉ đạo, Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng là cơ quan chủ trì điều tra, làm rõ nguyên nhân tai nạn.
Bộ GTVT được giao hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn và phối hợp với Bộ Quốc phòng bảo đảm công tác an toàn bay và kỹ thuật hàng không.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала