Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Sai phạm của Grab tiếp tay cho Trung Quốc độc chiếm Biển Đông?

© Ảnh : Apple MapsQuần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được Apple Maps bổ sung trên dữ liệu bản đồ
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được Apple Maps bổ sung trên dữ liệu bản đồ - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2023
Đăng ký
Bản đồ Grab thể hiện nhiều tên bãi đá, thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Anh. Thậm chí, bãi đá Vành Khăn còn được thể hiện là "đảo Mỹ Tế - Tam Sa - Trung Quốc".
Theo chuyên gia, việc Trung Quốc nỗ lực hợp pháp hóa các tên gọi phi pháp có ý đồ nhằm từng bước đạt được mục tiêu độc chiếm Biển Đông. Có thể nói, việc bản đồ Grab được thể hiện như trên đã tiếp tay cho Trung Quốc trong chiến lược này.

Grab sai phạm nghiêm trọng về chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông

Tối ngày 8/4, nhiều người phát hiện bản đồ trên ứng dụng của Grab tại Việt Nam thể hiện thông tin sai lệch nghiêm trọng về chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông.
Theo đó, với khu vực quần đảo Trường Sa, ngoài một số ít tên thực thể như Sơn Ca, Sinh Tồn… được thể hiện bằng tiếng Việt, tên các thực thể khác đều được viết bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Anh. Nhiều thực thể trong số này nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Chẳng hạn, bãi đá Vành Khăn thuộc chủ quyền Việt Nam chỉ được thể hiện bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc, với tên gọi sử dụng theo cách gọi phi pháp của Trung Quốc với bãi đá này là "đảo Mỹ Tế".
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam mang số hiệu 8002  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2022
Mỹ đã chuyển những trang thiết bị quân sự nào giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông?
Nghiêm trọng hơn, bản đồ của bãi đá này còn thể hiện rõ nội dung "đảo Mỹ Tế - Tam Sa - Trung Quốc". TP.Tam Sa là đơn vị hành chính phi pháp do Trung Quốc lập ra để quản lý nhiều quần đảo, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bãi Xu Bi bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép cũng được thể hiện bằng tiếng Hoa.
Ngoài ra, bãi Chữ Thập (cũng thuộc chủ quyền Việt Nam) là "Nansha District" tức "huyện Nam Sa". Đây là tên gọi do Trung Quốc tự đưa ra và đặt cơ quan hành chính tại bãi Chữ Thập để quản lý quần đảo Trường Sa. Nam Sa cũng là tên gọi phi pháp mà Trung Quốc dùng để gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Hợp pháp hóa các tên gọi phi pháp trên Biển Đông

Trung Quốc đã tiến hành lập 2 huyện Tây Sa (nhằm quản lý phi pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và huyện Nam Sa (cả 2 huyện đều đặt dưới TP.Tam Sa) vào năm 2020, trong bối cảnh các nước lo tập trung chống đại dịch Covid-19.

"Trung Quốc đang muốn tăng cường kiểm soát thực tế ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", - TS. Swee Lean Collin Koh (chuyên gia từ Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Singapore) từng nói với báo Thanh Niên.

Tàu Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2023
Biển Đông
Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa
"Động thái của Trung Quốc cũng thể hiện việc Trung Quốc bất chấp việc Tòa trọng tài quốc tế (PCA) ở The Hague (Hà Lan) vào năm 2016 bác bỏ tuyên bố chủ quyền do Bắc Kinh đưa ra ở Biển Đông", - TS. Koh nhận định.
Ông Koh từng dự báo Trung Quốc sẽ thiết lập các đơn vị hành chính như vậy để dần hợp pháp hóa các tên gọi phi pháp, qua đó từng bước đạt được mục tiêu độc chiếm Biển Đông. Có thể nói, việc bản đồ Grab được thể hiện như trên đã tiếp tay cho Trung Quốc trong chiến lược này.
Gần 10 năm qua, Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa các bãi Vành Khăn, Xu Bi và Chữ Thập trên vùng Biển Đông. Ở 3 bãi cạn này, Trung Quốc xây dựng các công trình đồ sộ, làm đường băng và đồn trú nhiều loại vũ khí như chiến đấu cơ, tên lửa…
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng nhấn mạnh, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý, lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала