Trong tương lai gần, thế giới sẽ thiếu hụt lithium, coban và crom

© Sputnik / Vladimir Rodionov / Chuyển đến kho ảnhLiên doanh sản xuất nguyên liệu đồng "Erdenet", Mông Cổ
Liên doanh sản xuất nguyên liệu đồng Erdenet, Mông Cổ - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2023
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Tờ Le Figaro viết, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã công bố một báo cáo cho biết trong tương lai gần sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt lithium, coban và crom trên thế giới.
Nguyên nhân là do quá trình chuyển sang sử dụng nhiều năng lượng xanh hơn, cần tới những loại vật liệu này. Các chuyên gia đánh giá rằng nhu cầu đối với các các nguyên liệu trên sẽ tăng từ 4-6 lần.
Các chuyên gia của OECD cho rằng tình hình "đáng báo động hơn bao giờ hết." Bản thân hiện nay các quốc gia đã bắt đầu khai thác và sản xuất lithium, các nguyên tố đất hiếm, crom, asen, coban, titan, selen và magiê với tốc độ nhanh hơn trước đây. Ví dụ, sản lượng khai thác magiê tăng 33%, mức tăng với lithium thậm chí là 208%. Tuy nhiên, những con số này vẫn còn quá khiêm tốn so với nhu cầu trong tương lai.
Thực tế này là còn chưa tính đến sự suy giảm trong sản xuất trong thập kỷ, gây ảnh hưởng đến các nguyên liệu thô chính như chì, than chì tự nhiên, kẽm và thiếc. Đồng thời, mức độ tập trung sản xuất tăng lên, theo ý kiến các chuyên gia. Trung Quốc hiện là một trong ba nhà sản xuất hàng đầu các vật liệu quan trọng nhất. Úc, Nga, Nam Phi và Zimbabwe là các quốc gia sản xuất nhiều các vật liệu trên.

Hạn chế xuất khẩu

Đáng lo ngại hơn nữa là việc sử dụng ngày càng nhiều các biện pháp hạn chế xuất khẩu. Tác động của những hạn chế này đối với các nguyên liệu chính đã tăng hơn gấp 5 lần trong thập kỷ qua, một số quốc gia còn đột nhiên lợi dụng các biện pháp này.

Julia Nielson, giám đốc điều hành của OECD cho biết: "Khoảng 10% xuất khẩu nguyên liệu thô quan trọng của thế giới đã phải chịu ít nhất một biện pháp hạn chế".

Lễ duyệt binh để vinh danh Ngày Quân đội Ba Lan ở Warsaw - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2022
Châu Âu thiếu thốn nguyên liệu dành cho tổ hợp quốc phòng
Thông thường, trong trường hợp này thuế được áp dụng để nhà nước có thể tăng thu nhập. Nhưng một số hạn chế cũng liên quan đến các động cơ thương mại khác, chẳng hạn như mong muốn kiểm soát thị trường. Cũng có những hạn chế được đưa ra vì lý do chính trị. Các chuyên gia cho biết, Trung Quốc, Ấn Độ, Argentina, Nga, Việt Nam và Kazakhstan là những quốc gia đưa ra nhiều biện pháp hạn chế xuất khẩu nhất từ ​​năm 2009 đến 2020. Le Figaro viết: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế bao gồm 38 quốc gia giàu nhất thế giới và họ đặc biệt phụ thuộc nặng nề vào các nhà sản xuất này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала