Việt Nam dự tính cấm sóng nghệ sĩ, KOLs vi phạm

© Depositphotos.com / BelchonockCa sĩ
Ca sĩ - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.04.2023
Đăng ký
Từ tháng 10 năm nay, cơ quan quản lý sẽ hoàn thành quy trình hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo... với nghệ sĩ, KOLs có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin được giao nhiệm vụ phát triển thuật toán để chặn hiệu quả các quảng cáo sai sự thật, cũng như gỡ các game không phép trên nền tảng Google Play và Apple Store.

Siết chặt quản lý nghệ sĩ, KOLs

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã ký ban hành Quyết định 512 về việc cập nhật kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021 - 2025.
Theo kế hoạch này, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) sẽ phối hợp Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xây dựng quy trình xử lý (hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo) đối với nghệ sĩ, KOLs (người có tầm ảnh hưởng) có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục. Quy trình này dự kiện hoàn thành vào tháng 10/2023.
Vụ Pháp chế Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đơn vị đang phối hợp Cục Nghệ thuật biểu diễn xây dựng quy trình này, cho biết Bộ đã có quyết định về việc xây dựng quy trình thí điểm phối hợp phát hiện, hạn chế tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội đối với các trường hợp không tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang triển khai xây dựng dự thảo, lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan, sau đó sẽ tổng hợp, tiếp thu ý kiến và thống nhất với các bộ, ngành liên quan.
Micro - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.01.2023
Anh đã là người nghệ sĩ có danh hiệu thì mọi phát ngôn và hành xử phải chuẩn mực
Đại diện Vụ Pháp chế cho biết, đây là văn bản cá biệt, không phải văn bản quy phạm pháp luật.
Trước đó, năm 2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, theo đó khuyến nghị các cơ quan thông tấn, báo chí phê phán, lên án, cân nhắc sử dụng hình ảnh của những nghệ sĩ vi phạm quy tắc ứng xử.

Chặn quảng cáo sai sự thật

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng ban hành bộ danh sách "White list" (doanh nghiệp được quảng cáo) và "Black List" (doanh nghiệp không quảng cáo trên đó) công bố trên Cổng thông tin điện tử của bộ và trang thông tin điện tử của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin.
Điều này nhằm điều hướng dòng tiền quảng cáo xuyên biên giới vào các cơ quan báo chí chính thống, các nền tảng nội dung số, website, các kênh, tài khoản đã được cấp phép hoặc có đăng ký hoạt động với Bộ Thông tin và Truyền thông.
Mục tiêu mà Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra là thị phần quảng cáo trực tuyến của các doanh nghiệp trong nước tăng từ 5-10%.
Người phụ nữ đặt tiền vàng mã như lễ vật vào mũ của vũ nữ trẻ tuổi tại một ngôi chùa khi bắt đầu lễ hội mùa xuân kéo dài 3 ngày ở làng Chử Đồng Tử, miền Bắc Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2023
Xuân Bắc và "cái tát của mẹ": Nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hoá nói thẳng
Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử có nhiệm vụ duy trì đấu tranh buộc các nền tảng xuyên biên giới: chặn, gỡ thông tin xấu độc với tỉ lệ đáp ứng cao (90-95%), thời gian xử lý dưới 24 giờ, khóa các trang, kênh vi phạm nghiêm trọng.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng giao Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin nhiệm vụ phát triển thuật toán để chặn hiệu quả các quảng cáo sai sự thật; gỡ các game không phép trên Google Play và Apple Store.

Nhiều ý kiến đồng tình

Nói với báo Dân trí sáng 18/4, NSND Trần Ngọc Giàu, Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM, cho biết ông ủng hộ quy định mới của Bộ Thông tin và Truyền thông.
"Đây là quy định đáng ủng hộ. Quy định này rất cần thiết nhưng cũng đáng buồn cho giới nghệ sĩ. Bởi khi mà đã phải dùng đến luật pháp, thì có nghĩa là ý thức của nghệ sĩ hiện nay không cao", - ông Giàu thừa nhận.
Theo ông, người nổi tiếng phải có ý thức, trách nhiệm cao hơn người bình thường. Trước hết, người nghệ sĩ đương nhiên phải làm tròn nghĩa vụ của một người công dân.
“Nhưng với vai trò là người nổi tiếng thì ý thức của họ cũng phải cao hơn người bình thường. Vì họ không chỉ có trách nhiệm, nghĩa vụ với pháp luật mà còn với công chúng yêu mến họ", - NSND Trần Ngọc Giàu bình luận.
Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM cho biết thêm, ngày nay phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến rộng rãi, những hội nhóm fanclub phát triển mạnh, khiến cho một bộ phận nghệ sĩ ngộ nhận họ là "ngôi sao", ít nhiều bị ảo tưởng quyền lực.
“Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2022” hứa hẹn tiếp tục là món ăn tinh thần hấp dẫn khán giả - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2022
Vì sao Gặp nhau cuối năm - Táo Quân 2022 gây tranh cãi?
"Chính sự ủng hộ, tung hô cuồng nhiệt quá mức của các hội nhóm fan này đã làm cho người nổi tiếng trở nên hư hỏng. Những ngộ nhận này sẽ dẫn đến những ngộ nhận khác. Nhưng họ chỉ là "ngôi sao trong nháy" thôi, không phải ngôi sao thật sự. Theo tôi, tình trạng này chỉ diễn ra với một bộ phận người nổi tiếng. Còn đã là nghệ sĩ lớn, là ngôi sao lớn thực sự, thì tự thân ý thức của người ta sẽ biết chuẩn mực, khiêm tốn, biết được họ sống vì sự yêu quý của công chúng như thế nào", - ông Giàu nói.
Đồng tình với ý kiến trên, NSƯT Hạnh Thúy, Ủy viên Ban chấp hành Hội Điện ảnh TP.HCM, cho biết bà ủng hộ quy định hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo với người nổi tiếng vi phạm pháp luật, có hành vi trái thuần phong mỹ tục, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.
"Biện pháp cấm sóng, hạn chế phát sóng theo tôi là đúng. Nghệ sĩ rốt cuộc cũng là công dân, phải chấp nhận quy định của pháp luật và các quy chuẩn xã hội. Như bất cứ mọi công dân nào, khi bạn vi phạm pháp luật thì việc bị pháp luật xử lý là điều đương nhiên bởi bạn phải có trách nhiệm với hành vi mình đã làm", - NSƯT Hạnh Thúy nói với báo Dân trí.
Cũng theo bà, người nghệ sĩ càng đặc biệt phải chú ý lời ăn tiếng nói, cách cư xử vì họ là những cá nhân có tác động lớn đến công chúng, xã hội.
"Nghệ sĩ không chỉ là công dân, mà còn là người nổi tiếng. Họ có thể tác động lớn đến xã hội, cả tích cực lẫn tiêu cực. Như NSND Kim Cương, NSND Bảy Nam từng nói một người thầy hư sẽ khiến học trò hư, còn một nghệ sĩ hư sẽ có thể làm hư cả thế hệ. Nghệ sĩ hay được hưởng một số lợi thế nhờ tầm ảnh hưởng, thì khi bạn sai bạn đương nhiên phải chịu trách nhiệm. Theo tôi, việc đưa ra những biện pháp nghiêm khắc giúp nghệ sĩ ý thức hơn lẽ ra nên làm từ lâu rồi", - bà Thuý nói.
Dù vậy, NSƯT Hạnh Thuý cho rằng, cần có cái nhìn đa chiều, công bằng khi đưa ra biện pháp hạn chế, cấm sóng người nổi tiếng liên quan đến ồn ào đời tư.
Táo Mạng (NSND Tự Long) sẽ có màn báo cáo nổi bật với sự kết hợp của âm nhạc hiện đại và truyền thống - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.01.2022
Mỗi giây quảng cáo của Táo Quân 2022 giá bao nhiêu?
"Cái nào thực sự do lỗi nghệ sĩ, cái nào do dư luận tạo sóng, cần phải phân biệt được để tránh những tình huống oan uổng", - nữ đạo diễn chia sẻ.
Cũng theo bà, khái niệm "thuần phong mỹ tục" là một khái niệm còn khá mơ hồ. Dẫn chứng, bà Thuý cho biết như chuyện ăn mặc thoáng mát một chút, với giới trẻ năng động thì cho là bình thường, nhưng với “người già” như bà thì nhìn vào cũng “không thích lắm”.
“Hoặc ở Hollywood, việc ca sĩ diện bikini nhảy nhót, lăn lộn biểu diễn đã có từ mấy chục năm nay nhưng không ai nói gì. Nhưng nếu là Việt Nam mà làm như vậy thì sẽ lớn chuyện ngay. Nên khái niệm thuần phong mỹ tục cũng khá khó phân định, cần quy chuẩn lại cụ thể để nghệ sĩ dựa vào đó kiểm soát, giới hạn hành động. Tất nhiên, những trường hợp quá rõ ràng thì đương nhiên là không thể chấp nhận. Chính bản thân nghệ sĩ cũng phải tự ý thức, tự hiểu mình đang sống trong văn hóa Á đông và có những ranh giới không thể vượt qua”, - nghệ sĩ Hạnh Thuý bày tỏ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала