https://kevesko.vn/20230421/nganh-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-nhin-tu-cau-chuyen-tiktok-22567466.html
Ngành thương mại điện tử Việt Nam nhìn từ câu chuyện Tiktok
Ngành thương mại điện tử Việt Nam nhìn từ câu chuyện Tiktok
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) – Tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam sẽ có thể đạt quy mô hơn 20 tỷ USD. Việc nhanh chóng nắm bắt và làm chủ công... 21.04.2023, Sputnik Việt Nam
2023-04-21T16:31+0700
2023-04-21T16:31+0700
2023-04-21T16:45+0700
việt nam
thương mại
cuộc chiến thương mại
tiktok
doanh nghiệp
kinh tế
chiến lược phát triển kinh tế
tác giả
quan điểm-ý kiến
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0c/17/12989894_0:208:2000:1333_1920x0_80_0_0_4de44df269515b77163448465458d74b.jpg
Tiktok đang làm gì?Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam từ năm 2019, có chi nhánh tại Tiktok tại Việt Nam vào năm 2020. Hiện nay Tiktok đang cung cấp 3 dịch vụ chính: dịch vụ thông tin xuyên biên giới, dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới và dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới. Tại Việt Nam, dù “sinh sau đẻ muộn”, chỉ sau một năm ra mắt, nền tảng non trẻ TikTok Shop đã nhanh chóng chen chân vào top 3 sàn TMĐT có doanh thu lớn nhất tại Việt Nam. Theo thống kê của nền tảng số liệu thị trường Metric, trong các sàn TMĐT hiện nay, Shopee có thị phần doanh thu lớn nhất với 63%. TikTok Shop ra đời sau nhưng nhanh chóng cán mốc doanh số 6.000 tỷ đồng, trở thành sàn có doanh thu cao thứ 3 sau Shopee (doanh thu 24,7 nghìn tỷ đồng) và Lazada (7,5 nghìn tỷ đồng). Trong khi đó, Tiki và Sendo có doanh thu khá khiêm tốn lần lượt là 846,5 tỷ và 55 tỷ đồng. Chia sẻ với Sputnik, ông Nguyễn Lâm Thanh, giám đốc Tiktok Việt Nam chia sẻ chiến lược cốt lõi làm nên thành công này.Vị CEO này tin tưởng rằng, Tiktok Shop sẽ đưa được hàng hóa sản xuất trực tiếp đến người tiêu dùng, cho phép những nhà sản xuất cùng KOL bán hàng chia sẻ câu chuyện đến khách hàng cuối.Đối với nền TMĐT lấy khách hàng làm trung tâm, việc DN có thể nắm bắt thị hiếu khách hàng và đáp ứng các thay đổi nhanh của người tiêu dùng sẽ là chìa khoá thành công.Với sự phát triển của thị trường hiện nay, bà Lê Minh Trang, Quản lý cấp cao của Công ty Nielsen Việt Nam cho biết, kênh hiện đại và truyền thống cũng đang bước vào xu hướng này với số hoá rất nhanh. Đồng thời, có thể nhìn thấy sự cộng sinh của kênh offline và kênh online.Nghiên cứu thị trường về hành vi người tiêu dùng thông minh khi mua sắm và thận trọng chi tiêu của Nielsen cho thấy, tại Việt Nam tỉ lệ mua hàng tại cửa hàng online đang chiếm cao hơn hẳn so với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là 75% so với 69%. Yếu tố dẫn dắt người tiêu dùng mua online là giá cả và khuyến mại giảm giá.Nghiên cứu Nielsen cũng chỉ ra, người tiêu dùng Việt Nam hiện nay đang chuyển dịch từ mua ngành hàng không thiết yếu sang nhóm thiết yếu, gần gũi đời sống hơn. Tuy nhiên, trong nhóm thiết yếu (thực phẩm, bổ sung dinh dưỡng, sức khỏe…) người mua có xu hướng lựa chọn sản phẩn cao cấp, giá trị, phục vụ cho cuộc sống chất lượng gia đình.Do bị tác động bởi những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, ít nhất trong 6 tháng đầu năm sẽ có khá nhiều yếu tố khó khăn. Tâm lý lo lắng của người tiêu dùng là điều dễ dàng có thể thấy.Ứng dụng AI vào TMĐT - Xu hướng năm 2023Đặt trong bối cảnh của nền kinh tế sau dịch và chịu sự ảnh hưởng của làn sóng khủng hoảng kinh tế thế giới, ngành TMĐT đã và đang là một trong những ngành có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ nhất để thích nghi với tình hình mới tại Việt Nam.Dù vậy, những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới cũng như cùng với nhiều yếu tố bất lợi trong nước đã tác động tiêu cực tới sự phát triển của kinh tế và thương mại Việt Nam. Những khó khăn lớn của nền kinh tế từ giữa năm 2022 đã kéo dài sang quý I và có thể đến hết năm 2023. Trong bối cảnh khó khăn đó, Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) đánh giá TMĐT của quý I tăng trưởng trên 22% so với cùng kỳ và cả năm vẫn có thể đạt trên 25%.Trao đổi với Sputnik, ông Nguyễn Ngọc Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam nhìn nhận, sau dịch Covid-19, hầu hết hoạt động đều chuyển sang kinh tế số. Trong đó, vai trò của thương mại điện tử và kinh doanh trực tuyến “nở rộ” một cách ngoạn mục. Điều này được minh chứng bằng số lượng người mua hàng, những người ứng dụng trên online để mua sắm, trải nghiệm dịch vụ trên online.Trí tuệ nhân tạo AI có thể giúp sàn TMĐT tự động lọc và phát hiện ra các sản phẩm hàng giả, hàng kém chất lượng. Bán hàng trực tuyến Live Commerce giúp các nhãn hàng có thể trực tiếp chốt đơn ngay khi đang livestream. Hai công nghệ này đang được tận dụng tối đa và là xu hướng nổi bật trong kinh doanh TMĐT nhằm đóng góp cho sự phát triển của kinh tế số Việt Nam.Báo cáo Chỉ số TMĐT 2023 vừa được công bố, các chuyên gia nhận định, tốc độ tăng trưởng của ngành sẽ có thể đạt 25%, quy mô hơn 20 tỷ USD. Việc nhanh chóng nắm bắt và làm chủ công nghệ mới đang trở nên ngày càng quan trọng, là tiền đề để thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển và giữ đà tăng trưởng.Tuy nhiên, các tỷ lệ trên còn rất thấp so với mức trung bình toàn cầu và đặc biệt là so với Trung Quốc - nước láng giềng có nhiều nét tương đồng. Năm 2022 tại Trung Quốc bán lẻ hàng hoá trực tuyến chiếm 27,2% toàn bộ doanh số bán lẻ hàng hoá, gấp đôi tỷ lệ này của năm 2016 và cao hơn tỷ lệ 24,5% của năm 2021.Biện pháp chống gian lận TMĐTRõ ràng TMĐT nước ta dù phát triển với tốc độ cao, nhưng mới chỉ ở giai đoạn đầu. Tiềm năng cho sự phát triển TMĐT còn rất lớn, dư địa của ngành được các chuyên gia nhận định có thể tăng trưởng tới 50%. Đây rõ ràng là mảnh đất màu mỡ cho cả người mua, người bán, chắc chắn cũng sẽ có những kẽ hở cho gian thương trục lợi, lừa đảo.Đơn cử như với sàn TMĐT đang “bùng nổ” nhất hiện nay là Tiktok Shop, để tránh yếu tố gian lận, đảm bảo quyền lợi cho người bán và người mua, Giám đốc Tiktok Việt Nam cho Sputnik biết, khi người bán đăng ký vào nền tảng này, phải có mã số thuế. DN mở cửa hàng trên Tiktok Shop phải có đăng ký kinh doanh. Mỗi mặt hàng đưa lên đều được kiểm duyệt.Ngoài ra, DN này còn phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ, Tổng Cục quản lý thị trường, Hiệp hội Chống hàng giả bảo vệ người tiêu dùng nhằm xây dựng truyền thông về chính sách, phổ biến nâng cao nhận thức về chống hàng giả, hàng nhái đến người bán và người tiêu dùng, để họ nắm được quyền lợi của mình. Từ đó, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh trên nền tảng TMĐT.TMĐT tạo ra một cuộc cạnh tranh lành mạnh mới khi người tiêu dùng có thể chủ động tìm kiếm, so sánh giá cả, chất lượng, uy tín của người bán để lựa chọn sản phẩm tốt nhất. Do đó, thay vì chỉ cạnh tranh về giá, các DN phải có chiến lược mới về xây dựng và phát triển thương hiệu để nâng cao giá trị sản phẩm và uy tín của người bán.Chính phủ Việt Nam đang triển khai về Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030”. Để đạt được mục tiêu đề ra, chuyển đổi số và nâng cấp số liên tục là một trong những yêu cầu quan trọng. Quá trình này không chỉ bao gồm số hoá, thông minh hoá cơ sở hạ tầng và thiết bị sản xuất, số hoá quy trình quản lý, mà còn là tính linh hoạt và khả năng thích ứng trong sản xuất để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng cũng như số hóa hoạt động của người dùng.Năm 2023 sẽ tiếp tục chứng kiến những thay đổi, dịch chuyển. Mô hình TMĐT kỹ thuật số tạo ra những giá trị mới trên thị trường toàn cầu, không chỉ xuất khẩu sản phẩm “Made-in-Vietnam” mà hướng tới mang các “Thương hiệu Việt Nam” ra toàn cầu.
https://kevesko.vn/20230331/livestream---ga-de-trung-vang-trong-nganh-thuong-mai-dien-tu-22081491.html
https://kevesko.vn/20220611/viet-nam-hop-tac-voi-amazon-ve-phat-trien-thuong-mai-dien-tu-15607071.html
https://kevesko.vn/20220415/san-thuong-mai-dien-tu-mo-duong-cho-doanh-nghiep-made-in-vietnam-chien-thang-xuyen-bien-gioi--14760391.html
https://kevesko.vn/20230303/siet-chat-thu-thue-cac-don-vi-ban-hang-tren-san-thuong-mai-dien-tu-21541843.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0c/17/12989894_115:0:1892:1333_1920x0_80_0_0_5affe845f46e290598260f42a93db3fa.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, thương mại, cuộc chiến thương mại, tiktok, doanh nghiệp, kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế, tác giả, quan điểm-ý kiến
việt nam, thương mại, cuộc chiến thương mại, tiktok, doanh nghiệp, kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế, tác giả, quan điểm-ý kiến
Ngành thương mại điện tử Việt Nam nhìn từ câu chuyện Tiktok
16:31 21.04.2023 (Đã cập nhật: 16:45 21.04.2023) HÀ NỘI (Sputnik) – Tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam sẽ có thể đạt quy mô hơn 20 tỷ USD. Việc nhanh chóng nắm bắt và làm chủ công nghệ mới đang trở nên ngày càng quan trọng. Đặc biệt, tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp sàn TMĐT tự động lọc và phát hiện ra các sản phẩm hàng giả, hàng kém chất lượng.
Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam từ năm 2019, có chi nhánh tại Tiktok tại Việt Nam vào năm 2020. Hiện nay Tiktok đang cung cấp 3 dịch vụ chính: dịch vụ thông tin xuyên biên giới, dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới và dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới. Tại Việt Nam, dù “sinh sau đẻ muộn”, chỉ sau một năm ra mắt, nền tảng non trẻ
TikTok Shop đã nhanh chóng chen chân vào top 3 sàn TMĐT có doanh thu lớn nhất tại Việt Nam.
Theo thống kê của nền tảng số liệu thị trường Metric, trong các sàn TMĐT hiện nay, Shopee có thị phần doanh thu lớn nhất với 63%. TikTok Shop ra đời sau nhưng nhanh chóng cán mốc doanh số 6.000 tỷ đồng, trở thành sàn có doanh thu cao thứ 3 sau Shopee (doanh thu 24,7 nghìn tỷ đồng) và Lazada (7,5 nghìn tỷ đồng). Trong khi đó, Tiki và Sendo có doanh thu khá khiêm tốn lần lượt là 846,5 tỷ và 55 tỷ đồng. Chia sẻ với Sputnik, ông Nguyễn Lâm Thanh, giám đốc Tiktok Việt Nam chia sẻ chiến lược cốt lõi làm nên thành công này.
“Tiktok shop là dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới, có 2 đặc điểm gắn với sự phát triển của TMĐT. Thứ nhất, câu chuyện Live commerce cho phép những người bán hàng kể câu chuyện về hàng hóa, tạo sự kết nối giữa người mua và người bán. Đây là xu thế rất mới. Thứ hai, Tiktok shop là sự kết hợp giữa giải trí và thương mại. Đây cũng là xu hướng đang lên. Với hai đặc điểm này, thành công của Tiktok Shop đã được cộng đồng ghi nhận”.
Vị CEO này tin tưởng rằng, Tiktok Shop sẽ đưa được hàng hóa sản xuất trực tiếp đến người tiêu dùng, cho phép những nhà sản xuất cùng KOL bán hàng chia sẻ câu chuyện đến khách hàng cuối.
Đối với nền TMĐT lấy khách hàng làm trung tâm, việc DN có thể nắm bắt thị hiếu khách hàng và đáp ứng các thay đổi nhanh của người tiêu dùng sẽ là chìa khoá thành công.
Với sự phát triển của thị trường hiện nay, bà Lê Minh Trang, Quản lý cấp cao của Công ty Nielsen Việt Nam cho biết, kênh hiện đại và truyền thống cũng đang bước vào xu hướng này với số hoá rất nhanh. Đồng thời, có thể nhìn thấy sự cộng sinh của kênh offline và kênh online.
Nghiên cứu thị trường về hành vi người tiêu dùng thông minh khi mua sắm và thận trọng chi tiêu của Nielsen cho thấy, tại Việt Nam tỉ lệ mua hàng tại cửa hàng online đang chiếm cao hơn hẳn so với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là 75% so với 69%. Yếu tố dẫn dắt người tiêu dùng mua online là giá cả và khuyến mại giảm giá.
“Theo chỉ số đo lường FMCG (ngành hàng tiêu dùng nhanh) của Nielsen Vietnam, người tiêu dùng vẫn đang có nhu cầu trong mua sắm ngành hàng thiết yếu. Do vậy, với nhà sản xuất ngành này, vẫn có thể nhìn thấy sự tăng trưởng tích cực của mình, ở việc nhóm ngành hàng có bao bì kích thước lớn hơn hoặc nhóm ngành hàng mang lại giá trị đích thực cho người tiêu dùng”, bà Lê Minh Trang nói với Sputnik.
Nghiên cứu Nielsen cũng chỉ ra, người tiêu dùng Việt Nam hiện nay đang chuyển dịch từ mua ngành hàng không thiết yếu sang nhóm thiết yếu, gần gũi đời sống hơn. Tuy nhiên, trong nhóm thiết yếu (thực phẩm, bổ sung dinh dưỡng, sức khỏe…) người mua có xu hướng lựa chọn sản phẩn cao cấp, giá trị, phục vụ cho cuộc sống chất lượng gia đình.
Do bị tác động bởi những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, ít nhất trong 6 tháng đầu năm sẽ có khá nhiều yếu tố khó khăn. Tâm lý lo lắng của người tiêu dùng là điều dễ dàng có thể thấy.
“Đối với nhà sản xuất của nhóm ngành hàng không thiết yếu, chúng ta thấy đã có sự phục hồi rõ rệt sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Người tiêu dùng có xu hướng đi du lịch, ăn uống, ra ngoài mua sắm nhiều hơn, như nhóm ngành bia, rượu, thuốc lá hay nhóm ngành có cồn có xu hướng tăng giá. Nên những nhóm hàng này cần nghiên cứu thời điểm nào phù hợp cho chiến lược kinh doanh của mình”, Quản lý cấp cao của Công ty Nielsen cho hay.
Ứng dụng AI vào TMĐT - Xu hướng năm 2023
Đặt trong bối cảnh của nền kinh tế sau dịch và chịu sự ảnh hưởng của làn sóng
khủng hoảng kinh tế thế giới, ngành TMĐT đã và đang là một trong những ngành có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ nhất để thích nghi với tình hình mới tại Việt Nam.
Dù vậy, những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới cũng như cùng với nhiều yếu tố bất lợi trong nước đã tác động tiêu cực tới sự phát triển của kinh tế và thương mại Việt Nam. Những khó khăn lớn của nền kinh tế từ giữa năm 2022 đã kéo dài sang quý I và có thể đến hết năm 2023. Trong bối cảnh khó khăn đó, Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) đánh giá TMĐT của quý I tăng trưởng trên 22% so với cùng kỳ và cả năm vẫn có thể đạt trên 25%.
Trao đổi với Sputnik, ông Nguyễn Ngọc Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam nhìn nhận, sau dịch Covid-19, hầu hết hoạt động đều chuyển sang kinh tế số. Trong đó, vai trò của thương mại điện tử và kinh doanh trực tuyến “nở rộ” một cách ngoạn mục. Điều này được minh chứng bằng số lượng người mua hàng, những người ứng dụng trên online để mua sắm, trải nghiệm dịch vụ trên online.
“Khi người mua có nhiều và ứng dụng trên dịch vụ trực tuyến nhiều hơn, khi đó nhà phân phối, những nhà kinh doanh hàng hóa sẽ có sự tự tin để đầu tư mạnh mẽ. Smart E-commerce sẽ là câu chuyện dài mà rất nhiều các chuyên gia và các thương hiệu lớn trong lĩnh vực TMĐT. Chúng ta sẽ đánh vào người tiêu dùng thông minh, công nghệ thông minh và ứng dụng của AI trong hoạt động kinh doanh trực tuyến”.
Trí tuệ nhân tạo AI có thể giúp sàn TMĐT tự động lọc và phát hiện ra các sản phẩm hàng giả, hàng kém chất lượng. Bán hàng trực tuyến Live Commerce giúp các nhãn hàng có thể trực tiếp chốt đơn ngay khi đang livestream. Hai công nghệ này đang được tận dụng tối đa và là xu hướng nổi bật trong kinh doanh TMĐT nhằm đóng góp cho sự phát triển của
kinh tế số Việt Nam.
Báo cáo Chỉ số TMĐT 2023 vừa được công bố, các chuyên gia nhận định, tốc độ tăng trưởng của ngành sẽ có thể đạt 25%, quy mô hơn 20 tỷ USD. Việc nhanh chóng nắm bắt và làm chủ công nghệ mới đang trở nên ngày càng quan trọng, là tiền đề để thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển và giữ đà tăng trưởng.
Tuy nhiên, các tỷ lệ trên còn rất thấp so với mức trung bình toàn cầu và đặc biệt là so với Trung Quốc - nước láng giềng có nhiều nét tương đồng. Năm 2022 tại Trung Quốc bán lẻ hàng hoá trực tuyến chiếm 27,2% toàn bộ doanh số bán lẻ hàng hoá, gấp đôi tỷ lệ này của năm 2016 và cao hơn tỷ lệ 24,5% của năm 2021.
Biện pháp chống gian lận TMĐT
Rõ ràng TMĐT nước ta dù phát triển với tốc độ cao, nhưng mới chỉ ở giai đoạn đầu. Tiềm năng cho sự phát triển TMĐT còn rất lớn, dư địa của ngành được các chuyên gia nhận định có thể tăng trưởng tới 50%. Đây rõ ràng là mảnh đất màu mỡ cho cả người mua, người bán, chắc chắn cũng sẽ có những kẽ hở cho gian thương trục lợi, lừa đảo.
“Người kinh doanh cần phải ứng dụng công nghệ tốt hơn, đầu tư bài bản hơn và kiến thức cụ thể hơn. Hiện vẫn còn một số những kinh doanh không lành mạnh. Hiệp hội TMĐT Việt Nam đang phối hợp với các cơ quan ban ngành để sàng lọc, làm trong sạch hoạt động kinh doanh. Bản thân người tiêu dùng cũng cần có nhận định, báo xấu đối với hoạt động offline khi có sự cố xảy ra. Tôi muốn khuyến cáo đến mọi người rằng, kinh doanh không đàng hoàng trên TMĐT sẽ để lại “vết” trên online mà không thể phục hồi. Để tồn tại được lâu dài cần kinh doanh tử tế”, Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam đưa ra cảnh báo.
Đơn cử như với sàn TMĐT đang “bùng nổ” nhất hiện nay là Tiktok Shop, để tránh yếu tố gian lận, đảm bảo quyền lợi cho người bán và người mua, Giám đốc Tiktok Việt Nam cho Sputnik biết, khi người bán đăng ký vào nền tảng này, phải có mã số thuế. DN mở cửa hàng trên Tiktok Shop phải có đăng ký kinh doanh. Mỗi mặt hàng đưa lên đều được kiểm duyệt.
Ngoài ra, DN này còn phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ, Tổng Cục quản lý thị trường, Hiệp hội Chống hàng giả bảo vệ người tiêu dùng nhằm xây dựng truyền thông về chính sách, phổ biến nâng cao nhận thức về chống hàng giả, hàng nhái đến người bán và người tiêu dùng, để họ nắm được quyền lợi của mình. Từ đó, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh trên nền tảng TMĐT.
“Với Tiktok chúng tôi chính danh tài khoản, để người bán rút được tiền đó phải là tài khoản của DN hoặc tài khoản chính cá nhân người bán. Như vậy, trách nhiệm người bán được nâng cao. Chúng tôi có hệ thống con người và công nghệ để kiểm duyệt hàng hóa, đồng thời cung cấp cơ chế để người dùng có thể đánh giá chất lượng sản phẩm. Nếu rating thấp, chúng tôi có biện pháp xử lý người bán, thậm chí đóng cửa gian hàng”, người đứng đầu Tiktok Việt Nam khẳng định.
TMĐT tạo ra một cuộc cạnh tranh lành mạnh mới khi người tiêu dùng có thể chủ động tìm kiếm, so sánh giá cả, chất lượng, uy tín của người bán để lựa chọn sản phẩm tốt nhất. Do đó, thay vì chỉ cạnh tranh về giá, các DN phải có chiến lược mới về xây dựng và phát triển thương hiệu để nâng cao giá trị sản phẩm và uy tín của người bán.
“Trong bất kỳ giai đoạn nào, người tiêu dùng hay các nhà sản xuất cũng nên tạo động lực, tạo niềm tin cho người tiêu dùng về giá trị thương hiệu của mình. Hiện top 30 nhà sản xuất đứng đầu tại Việt Nam đã đóng góp hơn 80% sản lượng của ngành hàng FMCG. Điều này nói lên rằng, giá trị thương hiệu đóng vai trò quan trọng đối với người tiêu dùng Việt Nam”, bà Lê Minh Trang, Quản lý cấp cao của Công ty Nielsen chia sẻ với Sputnik.
Chính phủ Việt Nam đang triển khai về Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030”. Để đạt được mục tiêu đề ra, chuyển đổi số và nâng cấp số liên tục là một trong những yêu cầu quan trọng. Quá trình này không chỉ bao gồm số hoá, thông minh hoá cơ sở hạ tầng và thiết bị
sản xuất, số hoá quy trình quản lý, mà còn là tính linh hoạt và khả năng thích ứng trong sản xuất để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng cũng như số hóa hoạt động của người dùng.
Năm 2023 sẽ tiếp tục chứng kiến những thay đổi, dịch chuyển. Mô hình TMĐT kỹ thuật số tạo ra những giá trị mới trên thị trường toàn cầu, không chỉ xuất khẩu sản phẩm “Made-in-Vietnam” mà hướng tới mang các “Thương hiệu Việt Nam” ra toàn cầu.