Việt Nam bị đẩy vào thế khó nhưng bất ngờ có thêm 4 tỷ USD

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các đại diện tổ chức, doanh nghiệp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các đại diện tổ chức, doanh nghiệp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2023
Đăng ký
Thuế tối thiểu toàn cầu trở thành bài toàn khó của Việt Nam nhất là trong việc giữ chân hay thu hút thêm nữa các nhà đầu tư FDI.
Việt Nam đang nghiên cứu biện pháp tối ưu nhất khi thực hiện chính sách của thuế tối thiểu toàn cầu của OECD, vừa đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư và kinh tế Việt Nam vẹn toàn.

Thêm 4 tỷ USD sau cuộc gặp của Thủ tướng với các nhà đầu tư FDI

Thuế tối thiểu toàn cầu là thỏa thuận các nước G7 đạt được vào tháng 6/2021 để chống các tập đoàn đa quốc gia né thuế, dự kiến áp dụng năm 2024.
Mức tối thiểu được áp dụng là 15%, đối với các doanh nghiệp đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất từ 750 triệu euro (tương đương 800 triệu USD) trở lên trong 2 năm của 4 năm liền kề gần nhất.
Tại Việt Nam, như Sputnik đã cập nhật, việc áp dụng chính sách này đang được cân nhắc. Phó thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài chính tiếp tục đánh giá để xác định "Việt Nam nên hay không áp thuế này" và các mặt lợi hại, được mất.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangHội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài.
Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2023
Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài.
Sáng 22/4 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài nhằm trao đổi thẳng thắn, lắng nghe ý kiến của các nhà đầu tư, từ đó, đưa ra lộ trình áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế, phù hợp tình hình đất nước.
Với 100 đầu cầu khắp cả nước và 83 đầu cầu nước ngoài, hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì sáng nay 22/4, đã gặt hái được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt là tín hiệu tích cực ở thời điểm tăng trưởng kinh tế giảm sút, bộ máy hành chính công vụ nhiều nơi trùng xuống.
Tín hiệu tích cực đầu tiên có thể cảm nhận, đúng như phát biểu kết luận của Thủ tướng nằm ở hình thức hội nghị: “Đây là hội nghị trực tiếp, trực tuyến quy mô lớn nhất từ trước tới nay hướng tới các nhà đầu tư nước ngoài. Và con số, không hẳn lớn, nhưng là niềm tin của doanh nghiệp nước ngoài với cơ hội làm ăn ở Việt Nam, gần 4 tỷ USD cam kết đầu tư trong thời gian tới”.
Cụ thể, theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại hội nghị, đã có 3 tập đoàn cam kết sẽ đầu tư mới và mở rộng đầu tư trong năm nay với tổng vốn đầu tư lên đến 3,7 tỷ USD. Đó là các nhà đầu tư của CHLB Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, trong các lĩnh vực như sản xuất xanh, sản xuất năng lượng tái tạo, sản xuất trong lĩnh vực thiết bị y tế.
Nhà may Maxport - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2023
Việt Nam đã vào CLB 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưng vẫn lộ điểm yếu lớn
Trong đó, sản xuất xanh, sản xuất năng lượng tái tạo khoảng 1,5 tỷ USD; sản xuất trang thiết bị y tế khoảng 600 triệu USD; sản xuất năng lượng, logictics khoảng 1,6 tỷ USD. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất, là các bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tinh thần trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, vì nước, vì dân, vì sự phát triển của doanh nghiệp, chủ động giải quyết kịp thời những vướng mắc mà các nhà đầu tư kiến nghị với trách nhiệm cao nhất, kịp thời, hiệu quả nhất.
“Chính phủ sẽ có cơ chế và kế hoạch kiểm tra các bộ, ngành địa phương thực hiện chỉ đạo này”, Thủ tướng lưu ý.
Theo người đứng đầu Chính phủ, hoạt động FDI tại Việt Nam ngày càng sôi động; ngày càng nhiều tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp FDI lớn với công nghệ hiện đại đang đầu tư, mở rộng đầu tư với chất lượng, hiệu quả ngày càng tăng.
"Mặc dù còn có những hạn chế, bất cập, nhưng nhìn chung, các nhà đầu tư đều chia sẻ, thấu hiểu, đồng hành với Việt Nam. Người Việt Nam có câu: Non cao cũng có đường trèo/Đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi. Người Việt Nam vốn rất linh hoạt, cộng với sự chia sẻ, đồng hành và linh hoạt của các nhà đầu tư thì nhất định các khó khăn sẽ được xử lý, thách thức sẽ được vượt qua”, Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangĐại diện các hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài tham dự hội nghị.
Đại diện các hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài tham dự hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2023
Đại diện các hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài tham dự hội nghị.

Nhà đầu tư FDI kiến nghị gì?

Các doanh nghiệp nước ngoài muốn Việt Nam sớm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đưa ra ưu đãi bổ sung, biện pháp đối phó với tình trạng xấu đi của tình hình hiện nay.
Ông Nitin Kapoor, Đồng Chủ tịch Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF), Chủ tịch AstraZeneca Việt Nam nêu ý kiến, Việt Nam cần nghiên cứu tác động của Thuế tối thiểu toàn cầu đến lợi ích của nhà đầu tư và môi trường kinh doanh tại Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả và kịp thời để bảo đảm đầu tư, bù đắp lợi ích cho doanh nghiệp trong trường hợp ưu đãi thuế được giảm hoặc hủy bỏ do tác động của Thuế tối thiểu toàn cầu.
Về vấn đề năng lượng, phần lớn đầu tư của quá trình chuyển đổi năng lượng phải đến từ khu vực tư nhân, theo ông Kapoor, Việt Nam cần cải cách chính sách nhanh hơn nữa. Về thị trường bất động sản ở Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn về thanh khoản, cân đối cung cầu. Đây cũng là thách thức cho cả các doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
“Do đó, phản ứng của Việt Nam là rất kịp thời khi đã có nhiều chính sách để giải quyết những khó khăn này, như kiểm soát vấn đề trái phiếu doanh nghiệp. Chúng tôi tin rằng niềm tin của người dân sẽ được phục hồi, thị trường sẽ sớm quay trở lại như cũ”, ông Kapoor nhấn mạnh.
Ông Dominik Meichle, Tổng giám đốc Tập đoàn Bosch Việt Nam mong muốn Việt Nam tạo ra một môi trường kinh doanh “ổn định và có thể dự đoán được”. Lãnh đạo Bosch cho rằng, Việt Nam tham gia và có thể áp thuế tối thiểu toàn cầu vào 2024, sẽ ảnh hưởng đến mức thuế ưu đãi của Chính phủ dành cho các nhà đầu tư, hiệu quả đầu tư và tính minh bạch của chính sách.
Do đó, Chính phủ cần đánh giá lại các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và đưa ra các biện pháp hỗ trợ thay thế để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục duy trì sự hiện diện của mình sau khi thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu.
“Điều này sẽ giúp giữ chân doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn và sức cạnh tranh ngày càng cao trên toàn cầu”, ông Meichle bày tỏ.
Hoạt động sản xuất công nghiệp trong một công ty tại Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.01.2023
FDI từ Trung Quốc đổ về Việt Nam
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Gabor Fluit cũng lưu ý Việt Nam cần có những bước đi táo bạo và quyết đoán hướng tới cải cách, đột phá để duy trì đà tăng trưởng.
“Chính phủ cần đưa ra các chính sách ưu đãi phù hợp, cạnh tranh để thu hút đầu tư. Hài hòa hóa thủ tục hành chính và chính sách thuế rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng thương mại trong khuôn khổ EVFTA", ông Gabor Fluit khuyến nghị.
Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) cho biết, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam đang cân nhắc việc tăng vốn đầu tư và đầu tư mới lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng, tài chính nếu môi trường đầu tư tiếp tục ổn định. Samsung rót thêm vốn để nâng tổng mức đầu tư vào Việt Nam lên 20 tỷ USD. Tập đoàn LG (LG Display, LG Innotek) đang mở rộng đầu tư để phát triển thành cứ điểm sản xuất toàn cầu về thiết bị điện tử và gia dụng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp Hàn Quốc mới vào đầu tư tại Việt Nam đang gặp khó khăn liên quan đến cơ chế cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài và phê duyệt hạ tầng phòng cháy chữa cháy...
Ông Kim Sung Hun, Tổng giám đốc Công ty Amkor Technology Việt Nam lý giải quyết định chọn Bắc Ninh làm nơi đặt nhà máy bán dẫn công nghệ cao tại Việt Nam, vì môi trường tốt về cơ sở hạ tầng, giáo dục, cùng những điều kiện cần thiết về nhân sự và hỗ trợ tích cực của chính quyền. Tuy vậy, để cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam, ông Kim Sung Hun đề xuất các bộ ngành, địa phương giảm thủ tục hành chính về xây dựng, phòng cháy chữa cháy thông qua tăng thêm các cơ quan có quyền thẩm duyệt và lập hệ thống hỏi đáp trực tuyến.
Việt Nam cần có biện pháp nới lỏng các quy định khi kiểm duyệt, thẩm định phòng cháy chữa cháy với ngành nghề sử dụng công nghệ cao hoặc các mô hình kinh doanh đặc thù.
Tàu chở hàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2023
Việt Nam: Thu hút mạnh FDI từ đâu trong năm 2023?
Ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến và thương mại Nhật Bản (Jetro) Hà Nội cho biết, các doanh nghiệp Nhật Bản rất sẵn sàng đầu tư tại Việt Nam, với khảo sát của JETRO, 47% số người được hỏi cho biết họ sẽ mở rộng kinh doanh trong 1-2 năm tới. 55% vào năm 2021 và 60% vào năm 2022.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhật Bản lo ngại việc tăng chi phí, tiền lương của công nhân ngày càng tăng và việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu cũng sẽ dẫn đến tăng chi phí. Lãnh đạo JETRO cũng kiến nghị Việt Nam nên đầu tư vào AI, xử lý thủ tục hành chính nhanh nhạy, loại bỏ các loại phí không chính thức.

Việt Nam đang rất nỗ lực

Về vấn đề OECD áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam luôn đề cao việc tuân thủ luật pháp và chủ động, tích cực tham gia các cam kết chung của quốc tế, trong đó có các cam kết về thuế tối thiểu toàn cầu trong khuôn khổ Sáng kiến chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận của OECD.
“Việt Nam đã và đang chỉ đạo khẩn trương rà soát, có các giải pháp thu hút đầu tư, hỗ trợ khác ngoài thuế trên cơ sở không trái với các quy định và cam kết quốc tế, hài hòa lợi ích giữa các bên, bảo đảm ứng xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp”, ông Chính nêu rõ.
Thủ tướng nêu các hỗ trợ liên quan đến đất đai; chi phí nghiên cứu khoa học và công nghệ; cải cách thủ tục hành chính; phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển hạ tầng… để khuyến khích các nhà đầu tư hiện hữu và các nhà đầu tư mới.
Ngoài ra, Việt Nam cũng tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, quy định và xây dựng lộ trình áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế và áp dụng phù hợp với Việt Nam trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thủ tướng cho biết, ở thời điểm này, nhiều vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp, bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài kiến nghị, đề xuất đã được các cơ quan hữu quan Việt Nam tiếp nhận và có giải pháp cụ thể.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.04.2023
Việt Nam tiến thoái lưỡng nan về ưu đãi thuế cho Samsung, Intel và các ông lớn FDI
Chẳng hạn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ đang trình Quốc hội xử lý các vấn đề liên quan thị thực, trong thẩm quyền của mình Bộ LĐ-TB&XH đã có giải đáp về vấn đề lao động.
Các vướng mắc liên quan đến điều kiện phòng cháy chữa cháy đã được nhiều cơ quan báo chỉ phản ánh ý kiến, kiến nghị từ khu vực dân doanh thì Chính phủ cũng đã ghi nhận, giao Bộ Công an, Bộ Xây dựng và các bộ ngành liên quan rà soát, tháo gỡ. Ở lĩnh vực kinh doanh thuốc, vật tư y tế đã được xử lý một bước và Bộ Y tế đang tiếp tục vào cuộc quyết liệt.
Lĩnh vực năng lượng như quy hoạch điện VIII, điện gió, điện mặt trời, điện áp mái, thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp thì địa chỉ trách nhiệm Bộ Công Thương Thủ tục cấp phép vận hành các cơ sở giáo dục là Bộ GD&ĐT, đánh giá tác động môi trường là Bộ TN&MT.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала