Khi nhà ngoại giao Trung Quốc hạ nhục các đối tác "không thân thiện" của Nga

© AFP 2023 / Martin Bureau Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lư Sa Dã (Lu Shaye)
 Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lư Sa Dã (Lu Shaye)  - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2023
Đăng ký
Mới đây, khi trả lời phỏng vấn của TF1, Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lư Sa Dã (Lu Shaye) đã đánh giá quy chế địa vị của ba nước Cộng hòa vùng Baltic là Latvia, Litva và Estonia.
Ông Lư nói: "Những nước từng thuộc Liên Xô cũ này không có địa vị quy chế, một quy chế hiệu lực trong luật pháp quốc tế, bởi không có thỏa thuận quốc tế nào xác nhận tư cách quốc gia có chủ quyền của họ".
Phát ngôn của nhà ngoại giao Trung Quốc không hoàn toàn đúng, quan sát viên-chuyên gia phân tích Pyotr Tsvetov của Sputnik nhận xét. Quy chế độc lập của Latvia, Litva, Estonia không chỉ được khẳng định bởi những thỏa thuận song phương về thiết lập quan hệ ngoại giao sau khi Liên Xô tan rã, mà còn bởi thực tế là tất cả các nước Cộng hòa hậu Xô-viết đều là thành viên đủ quyền của Liên Hợp Quốc.
Tại sao ông Lư lại đưa ra tuyên bố như trên? Vấn đề là ở chỗ Bắc Kinh không hài lòng với lập trường hiện tại của các nước Cộng hòa vùng Baltic trong quan hệ với CHND Trung Hoa. Đại diện của ba nước Cộng hòa này duy trì liên hệ tích cực với Đài Loan, bao gồm cả trong lĩnh vực chính trị, họ chỉ trích Bắc Kinh vì liên hệ với Nga, còn trong năm ngoái, theo cách khá phô trương, cả ba quốc gia đã ra khỏi định dạng "16+", mà trong khuôn khổ đó xây dựng quan hệ kinh tế và thương mại của Trung Quốc với các nước Trung và Đông Âu. Trong nội bộ EU, các nước vùng Baltic cùng với Ba Lan tỏ ra ráo riết hơn những nước khác về kìm hãm phát triển quan hệ với Trung Quốc. Và bởi các nước vùng Baltic không sửa soạn từ bỏ lập trường chống Trung Quốc, ông Lư Sa Dã quyết định công khai hạ nhục họ.
Có thể hình dung được rằng tuyên bố trên không thể là sáng kiến ​​​​riêng của ông Lư. Cũng như không thể coi tuyên bố của nhà ngoại giao này, rằng Crưm thuộc về Nga một cách hợp pháp, chỉ là ý kiến ​​​​cá nhân.
"Crưm là của Nga ngay từ đầu", - đại sứ Trung Quốc tuyên bố trong cùng cuộc phỏng vấn. Các nhà ngoại giao Trung Quốc là những cán bộ tuân thủ kỷ luật và sẽ không nói gì thừa vượt khỏi quyết sách chủ trương của trung ương.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2023
Trung Quốc nói Ba Lan đang tự chọn con đường bị hủy diệt

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lấy đi những hòn đảo từ Nhật Bản

Tuyên bố của ông Lư Sa Dã đã khơi lên phản ứng tiêu cực ở Kiev, Vilnius, Riga và Tallinn. Sớm hơn trước đó một chút, phản ứng tương tự xảy ra ở Tokyo bởi thông tin rằng CHND Trung Hoa không còn coi bốn hòn đảo Nam Kuril là của Nhật Bản nữa. Ngay sau chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc tới Mátxcơva gần đây, hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản đưa tin rằng khi đó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng Trung Quốc "không đứng về một bên nào" trong yêu cầu xác định quyền sở hữu quần đảo Kuril và từ nay Bắc Kinh giữ lập trường trung lập về vấn đề này.
Đây là bước đi quan trọng của ban lãnh đạo Trung Quốc. Bởi vì trước đây người ta cho rằng Bắc Kinh tuân theo chỉ thị của Chủ tịch Mao Trạch Đông, với tuyên bố năm 1964 rằng những hòn đảo này "cần được trả lại cho người Nhật". Có vẻ như bước đi mới được thực hiện để đáp trả những phát ngôn và hành động chống Trung Quốc của Chính phủ Nhật Bản hiện tại.
Quốc kỳ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2023
Nhật Bản lần đầu tiên dùng từ ngữ gay gắt về Trung Quốc trong báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao

Cùng chí hướng - một trong những biểu hiện của quan hệ đối tác chiến lược

Chẳng khó khăn gì để nhận ra rằng các nước hứng lửa giận của ngoại giao Trung Quốc như Nhật Bản, Latvia, Litva, Estonia thì ở Nga đều chính thức bị gọi là những nước "không thân thiện". Không có cơ sở nào để cho rằng người Trung Quốc hành xử như vậy dưới áp lực của Điện Kremlin. Khó có ai gây được sức ép với Bắc Kinh đương đại. Đồng thời, cũng không thể coi sự trùng hợp như vậy chỉ là ngẫu nhiên. Bắc Kinh và Matxcơva đánh giá giống nhau về hầu hết các tiến trình chính trị hiện đại và vai trò của các nước lớn và nhỏ trong diễn biến lịch sử nhân loại hôm nay. Đây là điều tự nhiên đối với các nước định tính bang giao của họ là "quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược".
Mặc dù mối quan hệ này không nhằm chống lại bất kỳ ai, như các nhà lãnh đạo của Nga và Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định, nhưng qua đó cũng thể hiện quan điểm gần gũi về lập trường đối với các quốc gia "không thân thiện". Các đối tác chiến lược cần phải cùng chí hướng, cần phải có cùng quan điểm về những vấn đề cơ bản mang tính nguyên tắc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала