Các ngân hàng Việt khó sụp đổ, nhà đầu tư nên tích luỹ cổ phiếu ngay từ bây giờ

© Ảnh : Lao ĐộngTiền VND
Tiền VND - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2023
Đăng ký
Các ngân hàng Việt khó sụp đổ, nhà đầu tư nên tích luỹ cổ phiếu ngay từ bây giờ
Chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư – những người có tầm nhìn dài hạn về việc Việt Nam nâng hạng tín nhiệm quốc gia cũng như nâng hạng thị trường mới nổi - nên tích lũy cổ phiếu ngân hàng Việt Nam ngay từ bây giờ.

Đánh giá tích cực về ngành ngân hàng Việt Nam

Maybank Investment Bank (MSVN) vừa công bố báo cáo chiến lược ngành Ngân hàng.
Trong đó, bộ phận Nghiên cứu Phân tích của MSVN giữ quan điểm "Tích cực" đối với ngành ngân hàng Việt Nam.
Cụ thể, tại báo cáo, Maybank Investment Bank đánh giá lợi nhuận của hầu hết các ngân hàng Việt Nam sẽ tăng chậm lại đáng kể trước những khó khăn trong năm 2023.
"Các ngân hàng đang phải đối mặt với những khó khăn do nhu cầu tín dụng và thu nhập từ phí chậm lại, cũng như áp lực lên NIM (biên lãi ròng) và trích lập dự phòng", - nhóm phân tích của Maybank lưu ý.
Dù vậy, MSVN tin rằng, đây chỉ là sự chậm lại trong một năm với bối cảnh môi trường kinh doanh kém thuận lợi.
Bên cạnh đó, dựa trên phân tích về kế hoạch năm 2023 của các Ngân hàng và khả năng hoàn thành kế hoạch của ban lãnh đạo, MSVN ước tính rằng tổng lợi nhuận của 17 ngân hàng niêm yết có thể tăng khoảng 13-15% trong năm nay, so với 32-35% % trong năm 2021-2022.
Do đó, ROE (lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu) trung bình của các ngân hàng đã niêm yết có thể giảm xuống khoảng 18,7% (so với 20% trong năm 2022).
Tham vọng lợi nhuận vạn tỷ, VPBank lên kế hoạch tăng vốn khủng - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2023
4 ngân hàng yếu kém bị chuyển giao bắt buộc, Vietcombank, VPBank, MSB sẽ có biến động?

Phân hoá rõ rệt

Việc tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng năm 2023 chậm lại không phải thông tin bất ngờ trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn.
Trong báo cáo của mình trước đó, Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết, sự phân hóa lợi nhuận giữa các ngân hàng sẽ trở nên rõ nét nhất trong nửa sau năm 2023.
"Trong đó, các ngân hàng có chất lượng dư nợ tín dụng tốt, số dư trái phiếu doanh nghiệp liên quan đến các doanh nghiệp bất động sản chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu tổng dư nợ, nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì được mạch tăng trưởng tích cực", - VCBS lưu ý.
Theo bà Trần Thị Thu Thảo, chuyên viên phân tích của Công ty Chứng khoán VNDIRECT, tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng sẽ chậm lại, đạt khoảng 11% so với cùng kỳ trong năm 2023 - 2024, thay vì mức 32% của năm 2022.
Nguyên nhân, theo bà Thảo, là do khả năng tăng trưởng tín dụng chậm lại do lãi suất cho vay quá cao, thị trường bất động sản kém khả quan, tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc, biên lãi ròng (NIM) thu hẹp và tỷ lệ chi phí tín dụng gia tăng.
Ngoài ra, thanh khoản hệ thống, dù có cải thiện, song vẫn hạn hẹp cũng là nguyên nhân khiến tín dụng tăng chậm lại.
"Những yếu tố trên sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh của các ngân hàng trong bối cảnh 80% thu nhập của ngành tới từ tín dụng", - đại diện VNDIRECT nhận định.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp thúc đẩy ban hành hai Thông tư quan trọng về tài chính, ngân hàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2023
SCB tiếp tục “vào tầm ngắm”, NHNN sẽ tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém

Các ngân hàng Việt Nam khó rơi vào khủng hoảng

Trong chu kỳ 3 - 4 năm, MSVN vẫn thấy dư địa lớn để các ngân hàng Việt Nam ghi nhận các động lực tăng trưởng mạnh mẽ (tức là tăng trưởng tín dụng khoảng 14%, tỷ lệ NIM khoảng 4% và tăng trưởng thu nhập phí trên 20%).
"Đối với chất lượng tài sản/rủi ro trích lập dự phòng, chúng tôi đã thực hiện mô hình kiểm thử để đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng bất động sản đối với các ngân hàng Việt Nam", - Maybank cho biết.
Kết quả, các chuyên gia MSVN cho rằng các ngân hàng Việt Nam sẽ không rơi vào khủng hoảng nợ xấu như 10 năm trước và chỉ cần tối đa 1,5 năm để xử lý nợ xấu.

"Thử nghiệm của chúng tôi chỉ ra rằng ngay cả trong kịch bản "Xấu" (với khả năng 20% khoản vay cho các nhà phát triển và 10% khoản vay mua nhà có thế chấp trở thành nợ xấu), các ngân hàng Việt Nam cũng sẽ không rơi vào khủng hoảng như năm 2011 – 2012", - báo cáo của MSVN nêu rõ.

Bộ phận phân tích MSVN cũng nhấn mạnh, nền tảng vĩ mô, khung pháp lý và bộ đệm giảm rủi ro cho vay mạnh mẽ hơn hiện nay có thể giúp các ngân hàng tránh được cú sốc chi phí tín dụng.
"Chúng tôi ước tính nếu kịch bản "Xấu" xảy ra, các ngân hàng Việt Nam sẽ chỉ cần ít hơn 1,5 năm để xử lý thông qua trích lập dự phòng, chứ không phải 5 - 6 năm như trước đây", – MSVN nhận định.
Trung Tâm Thương Mại Vincom Center Bà Triệu - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2022
Nợ xấu nhiều ngân hàng Việt Nam tăng vọt

"Nên tích luỹ cổ phiếu ngân hàng từ bây giờ"

Maybank khẳng định, các ngân hàng Việt Nam sẽ không rơi vào khủng hoảng như năm 2011 - 2012.
"Nền tảng vĩ mô, khung pháp lý và bộ đệm giảm rủi ro cho vay mạnh mẽ hiện nay có thể giúp các ngân hàng tránh được cú sốc chi phí tín dụng", - MSVN bày tỏ.
Nhóm phân tích của MSVN chỉ rõ, ngay cả trong một kịch bản không thực tế rằng các ngân hàng không có lãi trong năm 2023 (tức là các ngân hàng sẽ sử dụng tất cả lợi nhuận của mình để xử lý nợ xấu theo kịch bản "Xấu") và chỉ lấy giá trị sổ sách cuối năm 2022 làm cơ sở để tính toán P/B, thì hầu hết các ngân hàng Việt Nam đang giao dịch ở gần mức đáy 10 năm.
Theo MSVN, VCB, STB, HDB, EIB và BID có thể là những mã tăng trưởng vượt trội. Theo các chuyên gia, mặc dù tốc độ tăng trưởng lợi nhuận chung giảm nhưng nhiều ngân hàng Việt Nam vẫn có thể duy trì ROE trên 20%, dựa trên ước tính của MSVN và sự đồng thuận của Bloomberg. Điều này là do ROE của các ngân hàng này đã tăng lên mức rất cao vào năm 2022 bao gồm: VCB, MBB, ACB, HDB, STB và VIB.
"Do đó, chúng tôi cực kỳ khuyến nghị các nhà đầu tư, những người có thể có tầm nhìn dài hạn sau năm 2023 và hướng đến câu chuyện dài hạn của Việt Nam về nâng hạng xếp hạng tín nhiệm quốc gia lên "Mức đầu tư" và nâng hạng thị trường chứng khoán lên "Thị trường mới nổi", hãy tích lũy cổ phiếu ngân hàng Việt Nam từ bây giờ", - nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала