Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Chiêu trò mới của Trung Quốc trên Biển Đông

© Sputnik / Vladimir Astapkovich / Chuyển đến kho ảnhNgư dân ven biển làng Kê Gà ở Việt Nam
Ngư dân ven biển làng Kê Gà ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2023
Đăng ký
Lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc năm 2023 là một hành động cũ nhưng với thủ đoạn mới, cho thấy Trung Quốc vẫn tìm mọi cách để gián tiếp thể hiện bá quyền của họ trên Biển Đông. Các lực lượng chấp pháp Việt Nam tỉnh táo thực hiện sứ mệnh bảo vệ ngư dân và chủ quyền.
Hội nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay lệnh cấm đánh bắt cá sai trái trên Biển Đông, trong đó có vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Được biết, ngày 24/4/2023, Hội đã gửi công văn tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương và Ban Tuyên giáo Trung ương với nội dung phản đối phía Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông năm 2023 (có hiệu lực từ ngày 1/5/2023 tới 16/82023).
Lệnh cấm phi lý của phía Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế như thế nào? Các cơ quan chức năng Việt Nam có thể làm gì để hỗ trợ ngư dân và bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam? Những vấn đề này đã được đề cập tới trong cuộc phỏng vấn của Sputnik với Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Học viện Chính trị Công an Nhân dân, Bộ Công an.

Một hành động cũ của Trung Quốc nhưng với thủ đoạn mới

Sputnik: Liên quan đến Công văn nói trên của Hội nghề cá Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông năm 2023 của Trung Quốc, nó vi phạm luật quốc tế như thế nào?
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Học viện Chính trị Công an Nhân dân, Bộ Công an:
Đây là một hành động cũ của Trung Quốc nhưng với thủ đoạn mới. Hành động lặp đi lặp lại nhiều lần này chứng tỏ Trung Quốc vẫn tìm mọi cách để gián tiếp thể hiện bá quyền của họ trên Biển Đông. Tuy nhiên, lần này, Trung Quốc có chiêu trò mới cho hành động cũ.
Trước đây, Trung Quốc thường ra lệnh cấm đánh bắt cá gần như trên toàn bộ Biển Đông mà họ cho rằng mình có chủ quyền bởi đường lưỡi bò. Trong nhiều năm trước, khu vực bị Trung Quốc đơn phương cấm đánh cá trải dài từ vĩ tuyến 18 độ Bắc (ngang cửa Vịnh Bắc Bộ) đến vĩ tuyến 8 độ Bắc (nganh eo biển Sulu). Khu vực này bao trùm toàn bộ các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển thuộc Việt Nam, Philippines, Malaysia và Bruney. Tất cả các lệnh cấm đánh cá đơn phương của của Trung Quốc lặp đi lặp lại hàng năm đều vấp phải sự phản đối của các quốc gia ven Biển Đông, kể các các quốc gia không bị ảnh hưởng và nhiều quốc gia ngoài khu vực ASEAN.

Trung Quốc bắt đầu tập trung vào Đài Loan và Hoàng Sa

Sputnik: Nhưng năm nay, Trung Quốc đẩy giới hạn cấm đánh bắt lên xa hơn đến phía Bắc đảo Đài Loan tại vĩ tuyến 25 độ Bắc nhưng thu hẹp giới hạn phía Nam tại vĩ tuyến 12 độ Bắc. Động thái mới này cho thấy điều gì, theo đánh giá của ông?
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Học viện Chính trị Công an Nhân dân, Bộ Công an:
Động thái mới này cho thấy Trung Quốc có những mục tiêu mới. Việc đặt các vùng biển xung quanh đảo Đài Loan vào phạm vi đơn phương cấm đánh bắt cá của Trung Quốc cho thấy họ bắt đầu tập trung vào Đài Loan và Hoàng Sa. Trong đó, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là nơi mà họ đã chiếm đóng trái phép từ năm 1974. Còn Đài Loan thì từ lâu đã được Liên Hợp Quốc coi là vùng lãnh thổ chờ tái nhập vào Trung Quốc theo nguyên tắc “một nước Trung Quốc”. Động thái này cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu có những mục tiêu “thực tế” hơn sau khi mưu đồ độc chiếm Biển Đông và câu chuyện tưởng tượng về “vùng nước lịch sử” của họ vấp phải sự phản đối trên toàn cầu và đã bị Tòa án trọng tài thường trực PCA bác bỏ hồi năm 2016.
Thuyền đánh cá của ngư dân bơi qua tàu chiến ở Phú Quốc, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2023
Biển Đông
Hội Nghề cá Việt Nam phản đối kịch liệt: Trung Quốc vẫn ngang ngược
Mặt khác, việc loại quần đảo Trường Sa và các vùng biển phía Nam vĩ tuyến 12 độ Bắc khỏi lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương năm nay cũng làm cho Trung Quốc tránh được những va chạm với các quốc gia Đông Nam Á khác ở phía Nam Biển Đông như Malaysia và giảm một phần căng thẳng với Philippines. Đồng thời, động thái này còn tạo ra khả năng chia rẽ ASEAN và cô lập Việt Nam bởi chỉ còn hai nước Việt Nam và Philippines chịu ảnh hưởng bất lợi từ lệnh cấm đơn phương này.

Lập trường của Việt Nam là nhất quán

Sputnik: Phía Việt Nam đã có phản ứng như thế nào sau khi có thông tin về lệnh cấm của Trung Quốc?
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Học viện Chính trị Công an Nhân dân, Bộ Công an:
Tất nhiên là phía Việt Nam đã nhanh chóng nhận ra những gì ẩn giấu đằng sau động thái mới này của Trung Quốc. Chiều 20/4/2023, ngay khi Bộ Nông nghiệp và Nông thôn của Trung Quốc ban hành lệnh cấp đơn phương và vô lý này, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt đã tuyên bố trong cuộc họp báo như sau:
”Lập trường của Việt Nam đối với lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là nhất quán, được khẳng định rõ trong những năm qua. Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc đã không chỉ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, mà còn vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, đi ngược lại Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC)”.
Phía Việt Nam nhận thức rất rõ rằng “lệnh cấm phi lý này không những cản trở hoạt động bình thường của tàu cá và ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam mà còn làm gia tăng nguy cơ đụng độ giữa tàu cá của ngư dân với lực lượng hải cảnh phía Trung Quốc và sẽ gây ảnh hưởng xấu cho nghề cá và sinh kế của ngư dân Việt Nam”. Do đó, “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam và không làm phức tạp thêm tình hình, đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông”.
Chỉ một ngày sau, Hiệp hội nghề cá Việt Nam cũng ra tuyên bố kịch liệt phản đối Lệnh cấm đánh bắt cá sai trái, ngang ngược nói trên của phía Trung Quốc. Yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay lệnh cấm đánh bắt cá phi lý này ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Hiệp hội còn đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam thực thi các biện pháp nhằm bảo vệ tài nguyên biển, nguồn lợi thủy sản đăng cho từng khu vực biển, bảo vệ an toàn cho ngư dân Việt Nam khi sản xuất trên vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Một số người đặt câu hỏi vì sao phía Việt nam chỉ đề cập đến quần đảo Hoàng Sa và vùng biển quanh quần đảo này mà không đề cập đến toàn bộ hải giới mà Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt phi pháp. Đơn giản là vì Việt Nam chỉ đề cập đến những vùng biển và hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Còn đảo Đài Loan thì về nguyên tắc thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Các vùng biển của Philippines bị ảnh hưởng nằm phía trên vĩ tuyến 12 độ Bắc cũng không liên quan đến Việt Nam. Nói tóm lại, Việt Nam chỉ tuyên bố và thực thi hành động bảo vệ những thực thể địa lý thuộc chủ quyền của mình mà thôi. Vì vậy, việc phản đối toàn bộ lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên toàn bộ giới hạn mà lệnh này đưa ra là bất hợp lý.
Một công nhân dỡ sản phẩm đánh bắt được từ một chiếc thuyền đánh cá ở cảng Masinloc, Philippines - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.12.2022
Biển Đông
Hoa Kỳ sẽ cho phép đánh bắt cá ở Biển Đông

Các lực lượng chức năng Việt Nam tỉnh táo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ngư dân và chủ quyền

Sputnik: Trong tình hình như vậy, chính quyền và các lực lượng chức năng của Việt Nam có thể làm gì để hỗ trợ ngư dân?
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Học viện Chính trị Công an Nhân dân, Bộ Công an:
Cũng như nhiều lần trước đây, khi Trung Quốc đơn phương ban hành các lệnh cấm đánh bắt cá có những nội dung và phạm vi địa lý xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, Hải quân Nhân dân Việt Nam cùng các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam như Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Kiểm ngư đã và đang tiến hành nhiều biện pháp để bảo vệ ngư dân Việt Nam hành nghề trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Để bảo vệ ngư dân khai thác, đánh bắt hợp pháp trên các vùng biển và phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, các đơn vị Hải quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư đã thường xuyên tuần tra, kiểm soát, xua đuổi tàu cá nước ngoài xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam, bảo vệ tài sản, tính mạng của ngư dân.
Các lực lượng nói trên cũng liên tục tiến hành các hoạt động tuyên truyền, vận động ngư dân hết sức tránh việc hành nghề trên các vùng biển thuộc chủ quyền của nước ngoài nhằm tránh những va chạm và xung đột. Mặt khác, Hải quân và các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam cũng yêu cầu các tàu cá của ngư dân luôn để máy định vị vệ tinh ở chế độ hoạt động 24/24 cũng như thường xuyên giữ liên lạc với các đài duyên hải. Tuyệt đối không vì những mối lợi trước mắt mà tắt máy định vị hoặc làm gián đoạn liên lạc. Những hành động dại dột ấy có thể làm cho bà con ngư dân trên biển rơi vào tình huống nguy hiểm khi có rủi ro như giông bão, sự cố nghiêm trọng có thể dẫn đến chìm tàu hoặc bị tàu nước ngoài tấn công.
Là lực lượng chủ công trong thực thi pháp luật trên các vùng biển chủ quyền của Việt Nam, Cảnh sát biển đã tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, nhất là các vùng biển xa, vùng biển giáp ranh với vùng biển nước ngoài và vùng biển nhạy cảm; qua đó kịp thời phát hiện, hỗ trợ, bảo vệ, giúp đỡ ngư dân khi gặp khó khăn. Đối với các vùng biển chồng lấn, vùng nước lịch sử, vùng biển nhạy cảm còn có tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, Việt Nam yêu cầu lực lượng chấp pháp các nước tuyệt đối không được kiểm soát, bắt giữ, xử lý tàu cá và ngư dân Việt Nam. Phía Việt Nam kiên quyết lên án và phản đối mạnh mẽ các hành động vô nhân đạo, đánh đập, sử dụng vũ khí uy hiếp, phá hủy hệ thống thông tin liên lạc trên các tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Về đối ngoại trên biển, các lực lượng chấp pháp của Việt Nam luôn giữ vững mối quan hệ với các nước bạn thông qua các đường dây nóng với lực lượng chấp pháp các nước có vùng biển giáp ranh, kịp thời trao đổi thông tin. Việt Nam luôn yêu cầu lực lượng chấp pháp nước ngoài không được có hành động cản trở, kiểm soát, xua đuổi, đâm va, phá hoại tàu cá của Việt Nam khi đang hoạt động bình thường ở các ngư trường truyền thống; đồng thời đề nghị các nước trong khu vực hỗ trợ khi ngư dân Việt Nam gặp các tình huống cần cứu hộ, cứu nạn và có chính sách đối xử nhân đạo theo đúng luật pháp quốc tế khi ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển các nước trong khu vực để đánh bắt hải sản trái phép.
Sputnik: Xin chân thành cảm ơn ông vì những thông tin bổ ích.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала