- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Việt Nam chủ động kiểm soát COVID-19

© Ảnh : TTXVN - Đinh Thị HằngGia tăng bệnh nhân COVID-19 nhập viện tại Thành phố Hồ Chí Minh
Gia tăng bệnh nhân COVID-19 nhập viện tại Thành phố Hồ Chí Minh  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.05.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo thống kê của Bộ Y tế, số ca nhiễm COVID-19 thời gian gần đây liên tục gia tăng. Việt Nam đã ghi nhận một số ca tử vong do COVID-19 sau gần 4 tháng không có ca tử vong nào.

Cần làm gì khi mắc COVID-19?

Trao đổi với Sputnik, TS. BS. Nguyễn Kim Cương, PGĐ Bệnh viện Phổi Trung ương khuyến cáo, trong trường hợp mắc COVID-19, người dân nếu được tự điều trị tại nhà thì cần làm các việc sau đây:
“Nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); Tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; Theo dõi nhịp thở để sớm phát hiện các bất thường. Đối với người lớn: nhịp thở ≥ 20 lần/phút. Đối với trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi: nhịp thở ≥ 40 lần/phút; Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi: nhịp thở ≥ 30 lần/phút cần báo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời”, TS. BS. Nguyễn Kim Cương cho biết.
Ngoài ra, người bệnh cần uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống. Không được bỏ bữa. Đặc biệt, cần tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả…
Theo PGĐ Bệnh viện Phổi Trung ương, người bệnh cần suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái. Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho F0 tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
“Đặc biệt, cần tập trung bảo vệ tối đa nhóm đối tượng nguy cơ cao như: Người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch. Khi người bệnh có dấu hiệu chuyển nặng như: khó thở, thở nhanh, spO2 bằng hoặc dưới 96%, đau tức ngực, tím tái, lơ mơ không tỉnh táo... cần báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời”, TS. BS Nguyễn Kim Cương nhấn mạnh.
Người mắc COVID -19 có thể tự chăm sóc bản thân, tự theo dõi tình trạng sức khỏe theo hướng dẫn của nhân viên y tế; có khả năng và phương tiện để liên lạc với nhân viên y tế để được hỗ trợ khi cần.
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS và PTTH huyện Văn Bàn được phun khử khuẩn toàn bộ lớp học sau khi phát hiện 17 ca COVID-19 là học sinh nhà trường. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2023
Đại dịch COVID-19
COVID-19: Bộ Y tế Việt Nam chỉ đạo khẩn

Phản ứng linh hoạt trước dịch

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Ban lãnh đạo Bệnh viện Phổi Trung ương chia sẻ với Sputnik về các phương pháp phòng, chống COVID-19 phù hợp với tình hình hiện tại. TS. BS. Nguyễn Kim Cương, PGĐ Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết:
“Hiện nay, Bệnh viện Phổi Trung ương đã triển khai công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo hướng dẫn trong công văn mới nhất của Bộ Y tế về các biện pháp tăng cường phòng, chống dịch COVID-19. Bệnh viện đã chủ động chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, trang thiết bị y tế, để sẵn sàng ứng phó linh hoạt khi dịch bệnh COVID-19 có xu hướng tăng cao, đồng thời đảm bảo các hoạt động chuyên môn khác diễn ra thông suốt, ổn định.
Là Bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu về lao và bệnh phổi, người bệnh đến khám tại Bệnh viện Phổi Trung ương thường có những triệu chứng hô hấp tương đồng với COVID-19. Do vậy, Bệnh viện luôn chủ động sàng lọc những đối tượng nguy cơ cao, nếu dương tính với COVID-19 sẽ được hướng dẫn điều trị tại nhà đối với các trường hợp nhẹ, các trường hợp có triệu chứng nặng cần nhập viện sẽ được điều trị tại khu vực riêng dành cho người bệnh mắc COVID-19.
“Bệnh viện luôn chú trọng công tác đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, thường xuyên triển khai tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 cho nhân viên y tế, duy trì báo cáo, giao ban công tác phòng chống dịch hàng ngày, hàng tuần”. TS. BS Nguyễn Kim Cương khẳng định.
TS. BS Nguyễn Kim Cương cho biết, với tinh thần trách nhiệm cao, sự quyết liệt và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cùng với sự chung tay, tuân thủ nghiêm các quy định về phòng chống dịch của người dân, ông mong rằng dịch bệnh COVID -19 tiếp tục được kiểm soát tốt, đảm bảo các hoạt động chuyên môn khác được duy trì ổn định.

Tiếp tục đẩy mạnh tiêm vaccine

Như Sputnik đã thông tin, các biến thể phụ của Omicron xuất hiện tại TP HCM đều là những biến thể phụ đã có mặt trên nhiều quốc gia trên thế giới và được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm các biến thể đáng quan tâm cần được theo dõi. Hiện nay, chưa có thông tin hay bằng chứng rõ ràng là biến thể phụ này làm tăng mức độ nặng của bệnh.
Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội Nguyễn Anh Trí - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2023
Đại dịch COVID-19
Đề nghị ngưng sản xuất vaccine Covid-19 "made in Vietnam"
Bộ Y tế và các chuyên gia dịch tễ, truyền nhiễm tiếp tục đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiêm vaccine cho người thuộc nhóm nguy cơ cao để bảo vệ chặt chẽ hơn nữa những đối tượng này trước diễn biến tăng về số ca mắc.
Ghi nhận của Sputnik tại trạm y tế phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho thấy công tác tiêm vaccine đang được diễn ra rất khẩn trương. Hiện mũi 4 vắc xin phòng COVID-19 là mũi cuối cùng và cho nhóm người nguy cơ cao, chưa có khuyến cáo tiêm mũi 5.

“Hiện phường vẫn đang triển khai tiêm mũi 3 và mũi 4 cho người dân. Vaccine tiêm là AstraZeneca”, nhân viên y tế phường Bạch Đằng cho biết.

Ngoài ra, nhân viên tại các trạm y tế cũng hướng dẫn tỉ mỉ người dân quy trình tiêm vaccine thông qua các ứng dụng như “Sổ sức khỏe điện tử” hoặc “PC-Covid”.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần tuân thủ nguyên tắc 2K+ bảo vệ cho mình và người khác tại nơi công cộng bằng cách đeo khẩu trang và khử khuẩn thường xuyên./.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала