https://kevesko.vn/20230504/kho-bat-dong-san-so-luong-cac-du-an-phat-trien-thap-dang-bao-dong-22828549.html
Khó bất động sản: Số lượng các dự án phát triển thấp đáng báo động
Khó bất động sản: Số lượng các dự án phát triển thấp đáng báo động
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Báo cáo về thị trường bất động sản quý 1/2023 của Bộ Xây dựng cho thấy các doanh nghiệp bất động sản đang gặp các khó khăn liên quan đến... 04.05.2023, Sputnik Việt Nam
2023-05-04T16:24+0700
2023-05-04T16:24+0700
2023-05-04T16:24+0700
việt nam
bất động sản
thông tin
dự án
bộ xây dựng
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/04/10/22463196_0:0:1280:721_1920x0_80_0_0_01bf787ac7860f5ddbd004d5bca15f8c.jpg
Theo Tuổi Trẻ Online, số lượng dự án nhà ở thương mại hoàn thành chỉ có 14 dự án, chỉ bằng phân nửa so với quý trước đó. Miền Bắc có 9 dự án, miền Trung 3 dự án, còn miền Nam chỉ vỏn vẹn 2 dự án với 93 căn (số lượng căn hộ hoàn thành chỉ bằng 1,6% so với miền Bắc).Tương tự với số lượng dự án đang xây dựng tại miền Bắc là 391 dự án thì miền Nam chỉ có 106 dự án, trong khi miền Trung lại bật lên với 157 dự án.Đáng chú ý, đối với dự án được cấp mới cả nước có 17 dự án với 7.187 căn. Cụ thể, miền Nam có 3 dự án, miền Trung 5 dự án, còn miền Bắc có 9 dự án.Theo nhận định của Tuổi Trẻ Online, đây là con số đáng báo động khi số lượng các dự án phát triển quá thấp so với cùng kỳ của các năm gần đây, thậm chí thấp hơn cả giai đoạn cao điểm COVID-19.Trong báo cáo, Bộ Xây dựng cũng cho biết tính đến nay, tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã nhận được 58 văn bản báo cáo liên quan đến 115 dự án bất động sản. Trong đó, Novaland có 6 dự án, Hưng Thịnh có 44 dự án, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) có 16 dự án.Tổ công tác đã nghiên cứu, rà soát và xử lý theo thẩm quyền 50 kiến nghị, trong đó đã gửi 48 văn bản tới UBND các tỉnh, thành phố và 2 văn bản gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường để giải quyết theo thẩm quyền.Trước đó, tại họp báo thường kỳ quý 1/2023, Bộ Xây dựng cho biết, trong quý I/2023, cả nước có 01 dự án nhà ở xã hội với quy mô 300 căn hộ được cấp phép mới tại tỉnh Bình Định.Bộ cũng nêu ra cụ thể hàng loạt những vướng mắc, trong đó, đối với khó khăn liên quan đến pháp luật về đất đai thì nhiều dự án gặp khó, chậm xây do quy định về phương pháp định giá đất (chiếm trên 50% vướng mắc của các dự án), cộng với những khó khăn liên quan đến pháp luật về quy hoạch, đầu tư, nhà ở, đất đai...Riêng những khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng quy định chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội không sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được giao hoặc cho thuê để đầu tư xây dựng, nhưng chủ đầu tư muốn được miễn tiền sử dụng đất vẫn phải xác định tiền sử dụng đất rồi mới thực hiện thủ tục miễn, làm phát sinh thủ tục hành chính.Thủ tục này kéo dài tới 1 - 2 năm, khiến không ít doanh nghiệp e ngại làm nhà ở xã hội.Bên cạnh đó, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại các đô thị từ loại III trở lên phải dành quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội với tỉ lệ 20%, dẫn đến việc hầu hết các địa phương không bố trí các quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội độc lập; đồng thời dẫn đến việc bố trí quỹ đất không phù hợp với chương trình phát triển nhà ở của các địa phương, cũng như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị...Ngoài ra, nhiều trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện và các vướng mắc khác liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cổ phần hóa doanh nghiệp, giao đất, đất công xen cài trong dự án…Đối với khó khăn liên quan đến pháp luật về quy hoạch, Bộ Xây dựng cho hay trường hợp quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt nhưng không phù hợp với quy hoạch cấp trên nên phải rà soát, điều chỉnh, cập nhật theo quy định.
https://kevesko.vn/20230502/nguoi-viet-cuong-bat-dong-san-22777949.html
https://kevesko.vn/20230425/de-xuat-them-goi-tin-dung-110000-ti-dong-cho-noxh-22636543.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/04/10/22463196_129:0:1149:765_1920x0_80_0_0_57da2ff5fd6bbe91077543a2c5f555af.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bất động sản, thông tin, dự án, bộ xây dựng
việt nam, bất động sản, thông tin, dự án, bộ xây dựng
Khó bất động sản: Số lượng các dự án phát triển thấp đáng báo động
HÀ NỘI (Sputnik) - Báo cáo về thị trường bất động sản quý 1/2023 của Bộ Xây dựng cho thấy các doanh nghiệp bất động sản đang gặp các khó khăn liên quan đến pháp lý, vốn, phát hành trái phiếu… dẫn đến việc tại khu vực miền Nam chỉ có 3 dự án được cấp phép trong quý vừa qua.
Theo Tuổi Trẻ Online, số lượng dự án nhà ở thương mại hoàn thành chỉ có 14 dự án, chỉ bằng phân nửa so với quý trước đó. Miền Bắc có 9 dự án, miền Trung 3 dự án, còn miền Nam chỉ vỏn vẹn 2 dự án với 93 căn (số lượng căn hộ hoàn thành chỉ bằng 1,6% so với miền Bắc).
Tương tự với số lượng dự án đang xây dựng tại miền Bắc là 391
dự án thì miền Nam chỉ có 106 dự án, trong khi miền Trung lại bật lên với 157 dự án.
Đáng chú ý, đối với dự án được cấp mới cả nước có 17 dự án với 7.187 căn. Cụ thể, miền Nam có 3 dự án, miền Trung 5 dự án, còn miền Bắc có 9 dự án.
Theo nhận định của Tuổi Trẻ Online, đây là con số đáng báo động khi số lượng các dự án phát triển quá thấp so với cùng kỳ của các năm gần đây, thậm chí thấp hơn cả giai đoạn cao điểm COVID-19.
Trong báo cáo, Bộ Xây dựng cũng cho biết tính đến nay, tổ công tác của
Thủ tướng Chính phủ đã nhận được 58 văn bản báo cáo liên quan đến 115 dự án bất động sản. Trong đó, Novaland có 6 dự án, Hưng Thịnh có 44 dự án, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) có 16 dự án.
Tổ công tác đã nghiên cứu, rà soát và xử lý theo thẩm quyền 50 kiến nghị, trong đó đã gửi 48 văn bản tới UBND các tỉnh, thành phố và 2 văn bản gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường để giải quyết theo thẩm quyền.
Trước đó, tại họp báo thường kỳ quý 1/2023, Bộ Xây dựng cho biết, trong quý I/2023, cả nước có 01 dự án nhà ở xã hội với quy mô 300 căn hộ được cấp phép mới tại tỉnh Bình Định.
Bộ cũng nêu ra cụ thể hàng loạt những vướng mắc, trong đó, đối với khó khăn liên quan đến pháp luật về đất đai thì nhiều dự án gặp khó, chậm xây do quy định về phương pháp định giá đất (chiếm trên 50% vướng mắc của các dự án), cộng với những khó khăn liên quan đến pháp luật về quy hoạch, đầu tư, nhà ở, đất đai...
Riêng những khó khăn trong phát triển
nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng quy định chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội không sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được giao hoặc cho thuê để đầu tư xây dựng, nhưng chủ đầu tư muốn được miễn tiền sử dụng đất vẫn phải xác định tiền sử dụng đất rồi mới thực hiện thủ tục miễn, làm phát sinh thủ tục hành chính.
Thủ tục này kéo dài tới 1 - 2 năm, khiến không ít doanh nghiệp e ngại làm nhà ở xã hội.
Bên cạnh đó, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội theo quy định của
Luật Nhà ở, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại các đô thị từ loại III trở lên phải dành quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội với tỉ lệ 20%, dẫn đến việc hầu hết các địa phương không bố trí các quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội độc lập; đồng thời dẫn đến việc bố trí quỹ đất không phù hợp với chương trình phát triển nhà ở của các địa phương, cũng như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị...
Ngoài ra, nhiều trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện và các vướng mắc khác liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cổ phần hóa doanh nghiệp, giao đất, đất công xen cài trong dự án…
Đối với khó khăn liên quan đến pháp luật về quy hoạch, Bộ Xây dựng cho hay trường hợp quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt nhưng không phù hợp với quy hoạch cấp trên nên phải rà soát, điều chỉnh, cập nhật theo quy định.