Президент Демократической республики Вьетнам Хо Ши Мин в окружении пионеров в Крыму - Sputnik Việt Nam, 1920
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô vào ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đã có hơn 6 năm học tập, lao động, giác ngộ lý tưởng Cộng sản và lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Người bạn gái Nga của cựu hoàng Hàm Nghi

Vua Hàm Nghi - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.05.2023
Đăng ký
Nửa đầu thế kỷ 20, hai truyện ngắn cảm động về nỗi nhớ nhà đã góp phần làm phong phú hơn diện mạo văn học thế giới.
Tác giả của cuốn thứ hai về thời điểm sáng tác - "Hoàng tử bé" - được xuất bản lần đầu năm 1943 và trở nên nổi tiếng khắp thế giới là phi công quân sự người Pháp Antoine de Saint-Exupery. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông đã chiến đấu chống phát xít trong lực lượng không quân của Tướng De Gaulle "Pháp tự do" và bị máy bay Đức Quốc xã bắn hạ trên biển Địa Trung Hải. Một sự thật thú vị là cùng thời với Saint-Exupery, cựu hoàng Duy Tân bị chính quyền thực dân Pháp phế truất và bị đưa đi đày đến hòn đảo Réunion, một thuộc địa của Pháp nằm ở Ấn Độ Dương, cũng phục vụ trong lực lượng không quân Pháp tự do kể từ năm 1942. Tháng 12 năm 1945, sau cuộc gặp gỡ với Duy Tân tại Paris, Tướng de Gaulle cho phép ông trở về Việt Nam, nhưng chiếc máy bay đưa Duy Tân về nước bị rơi ở Trung Phi.

"Hoàng tử Lý Tông"

Tác giả của câu chuyện đầu tiên trong số hai truyện ngắn về nỗi nhớ nhà nói trên được viết sớm hơn bốn mươi năm so với cuốn tiểu thuyết trữ tình của Saint-Exupery là nữ văn Nga Tatyana Shchepkina-Kupernik. Bà sinh ra năm 1874 và từ trần vào năm 1952. Thời thanh xuân, nữ văn sĩ đã chu du khắp thế giới. Vào đầu năm 1902, người phụ nữ Nga viết văn đã đến vùng thuộc địa Pháp ở Algeria. Thời ấy tại đó có vị hoàng tử Việt Nam đang sống trong cảnh quản chế. Đó là vua Hàm Nghi bị Pháp lật đổ ngai vàng ở Huế, chính là nhân vật hồi cuối thập niên 80 của thế kỷ XIX đã trở thành biểu tượng của cuộc kháng chiến vũ trang ở Việt Nam chống quân xâm lược Pháp.
© Ảnh : Public domain / Ham Nghi1Vua Hàm Nghi ở Algeria
Vua Hàm Nghi ở Algeria - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.05.2023
Vua Hàm Nghi ở Algeria
"Hoàng tử Lý Tông" – trong truyện ngắn 10 trang thuật lại những cuộc gặp gỡ với vị vương giả phương Đông, nữ văn sĩ Nga đã gọi vua Hàm Nghi theo danh xưng như vậy vì lý do kiểm duyệt. Câu chuyện được công bố lần đầu tiên ở Matxcơva cách đây một trăm hai mươi năm – vào năm 1903.

Nỗi nhớ quê nhà

Tác phẩm của nữ văn sĩ Nga bắt đầu bằng những dòng mô tả quê hương của vua Hàm Nghi:

"Đất nước thần thoại với những túp lều tranh của những người bản xứ da vàng thờ phượng Đức Phật, nơi những người phụ nữ giống như bức tượng nhỏ xinh tạc bằng ngà voi, có những nông phu mặc trang phục thẫm xanh miệt mài làm việc trên cánh đồng lúa".

Tại đất nước thanh bình này, có một hoàng tử trẻ, Shchepkina-Kupernik viết. Chàng là người nhân hậu và đã từng sống hạnh phúc. Nhưng vào một sớm mai định mệnh, hoàng tử và các thần dân của đất nước này biết rằng ở phương Tây không chỉ có những bác học vĩ đại và những thi hào tuyệt vời, mà còn có cả những người mang súng đạn cùng sự hủy diệt. Thế rồi chết chóc và tuyệt vọng đã ập đến đất nước phương Đông bình yên.
Để rồi, buổi chiều đi ngủ còn là hoàng tử, sáng mai thức dậy, chàng đã là tù nhân. Hoàng tử bị bắt, người ta đem chàng đi làm con tin, cầm giữ trong nhà tù là ngôi biệt thự màu trắng dưới bầu trời châu Phi, ở Algeria, và đại dương ngăn cách hoàng tử với quê nhà xa vời vợi, không bao giờ còn có dịp trở về. Hoàng tử trẻ tuổi, chỉ sống với ước mơ duy nhất là sẽ có ngày nấm mộ của chàng cũng được nằm trên đất cố hương, Shchepkina-Kupernik viết. Niềm hy vọng đó đôi khi bừng lên thành ánh lửa sáng trong cặp mắt đen luôn trầm mặc buồn rầu.
Vị hoàng đế phương Nam và vị khách xứ Nga gần như cùng độ tuổi, vua Hàm Nghi chào đời trước nữ văn sĩ 2 năm. Cả hai đều nói thạo tiếng Pháp. Họ đã gặp nhau mấy lần, cả trong ngôi nhà mà chính quyền thực dân dành riêng cho vị hoàng tử lưu đày, cả ở thủ đô Algeria. Hai người trẻ tuổi gặp gỡ tình cờ đã kịp chia sẻ với nhau rất nhiều điều, mà chủ yếu là bộc bạch những ước mơ. Những tâm sự mà nhà vua không bao giờ hé ra với những kẻ xâm lấn thống trị đất nước, thì chàng lại dễ dàng cởi mở với người con gái xứ Nga.
Và những trang viết của nữ văn sĩ từ 120 năm trước đã giới thiệu với độc giả Nga về một trong những nhà ái quốc Việt Nam vĩ đại, một con người đau khổ do ý muốn tà ác của kẻ thù mà phải sống suốt đời cách xa quê hương yêu dấu và nhân dân của mình.
© Sputnik / TihanovNữ tác giả Nga Tatyana Shchepkina-Kupernik (1874 - 1952)
Nữ tác giả Nga Tatyana Shchepkina-Kupernik (1874 - 1952) - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.05.2023
Nữ tác giả Nga Tatyana Shchepkina-Kupernik (1874 - 1952)

Vua Hàm Nghi trong mắt nữ văn sĩ Nga

Lần đầu tiên, nữ văn sĩ Nga đã nhìn thấy vị hoàng đế bị truất ngôi tại một khách sạn ở thủ đô Algeria. Dáng người nhỏ bé của Hàm Nghi lập tức thu hút sự chú ý của cô. Chiếc khăn trắng phủ kín bím tóc, áo dài đen lót lông, ống tay áo xòe rộng ở phía dưới, may bằng thứ lụa màu xanh nhạt.
Shchepkina-Kupernik mô tả diện mạo vua Hàm Nghi: "Làn da của ngài có màu ngà voi cũ, đôi mắt thông thái và rất buồn, bàn tay, bàn chân nhỏ nhắn tất cả những điều đó khiến bạn nghĩ gì về bức tượng quý, chạm khắc khéo léo bởi bàn tay người nghệ sĩ phương Đông. Hàm Nghị ngay lập tức thu hút tôi vì anh ta toát lên sự tinh tế và giản dị".
Sau hôm làm quen, nữ văn sĩ và một số người Pháp được mời ăn sáng tại nhà riêng của Hàm Nghi ở ngoại ô thủ đô Algeria. Ngôi nhà nơi hoàng tử ở được xây dựng theo lối ngộ nghĩnh nửa Âu nửa Á. Cũng có những đồ vật hiện đại nhất - vào thời điểm đó, một trăm hai mươi năm trước! - và những gì thân thương, thiêng liêng đối với Hàm Nghi. Tường phủ lụa, trên tường có những câu châm ngôn của Khổng phu tử dát bằng vàng, các nhạc cụ của Việt Nam, các cuộn bản thảo, bút mực đặt trên bàn viết, mấy chiếc chiếu trải trên sàn, đàn dương cầm, vĩ cầm, các bản nhạc, trong đó có cả nhạc của nhạc sĩ Nga Glinca.
Shchepkina-Kupernik lưu ý đến một chiếc giá vẽ với bức vẽ đang vẽ dở.
"Trên tường treo la liệt các bức phác thảo, các bức tranh khiến tôi hiểu rằng bên trong con người bé nhỏ, nước da màu ngà voi đó là trái tim của một nghệ sĩ lớn".
Tiếp theo, nữ văn sĩ miêu tả thái độ của người bị đi đày đối với bọn xâm lược.
"Thật là đáng tiếc vì hoàng tử đã không trưng bày các tác phẩm của ngài ở Paris!", - một phụ nữ Pháp duyên dáng nói với vẻ bộc trực.
Mặt hơi tái đi, hoàng tử đáp lại một cách lịch sự, nhưng dứt khoát: "Còn tôi lại nghĩ rằng thật là sai lầm nếu tôi trưng bày các tác phẩm của mình ở Paris".
"Và tôi đã hiểu được ý nghĩa thâm thúy của câu trả lời đó", - Shchepkina-Kupernik viết.
Cờ Việt Nam trên thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.05.2023
Những trang sử vàng
Người Nga đến Việt Nam 130 năm trước đã nhầm lắm chăng?

Tự do ít nhất cho những bông hoa

Nữ văn sĩ Nga chú ý đến nhiêu loại cây và hoa khác nhau trong khu vườn xung quanh biệt thự, những bông hoa nở trong vườn, không có hàng rào và bồn hoa. Dây leo treo lơ lửng trên đầu, hoa hồng leo lên cây, phong lữ bám vào hàng rào, dương xỉ khổng lồ và bụi hoa loa kèn lửa cao chót vót đây đó. Và không có những chiếc giường hoa.
Vua Hàm Nghi cho biết: "Tôi không hạn chế những bông hoa của mình. Hãy để cho chúng được tự do".
Anh ấy cười, nữ văn sĩ viết, và nụ cười này còn đau hơn cả nước mắt. Những vị khách người Pháp ca ngợi ngôi biệt thự, ngưỡng mộ nó, còn tôi nhìn chủ nhân của thiên đường này và thấy đôi mắt anh rất buồn: không có ánh nắng hay niềm vui nào dành cho anh ta.
Sau bữa ăn sáng, Hàm Nghi đã mời cô gái Nga dạo chơi quanh ngoại vi khu này trên chiếc xe ngựa hai chỗ ngồi do chính nhà vua cầm cương. Tuấn mã thắng vào xa giá chính là con ngựa trắng yêu quý được Hàm Nghi gọi bằng cái tên trìu mến là Bạch Tuyết. Ngựa gõ móng lao nhanh trên những triền đồi đầy hoa tưng bừng khoe sắc. Nhận thấy ánh mắt thích thú của nữ văn sĩ, nhà vua đã lập tức dừng cương, nhảy xuống ven đồi lựa hái những bông hoa tươi thắm nhất mang về trao tặng cho vị nữ khách người Nga.

Những tâm sự mà nhà vua dễ dàng cởi mở với người con gái xứ Nga

Trong truyện ngắn của mình Shchepkina-Kupernik viết rằng, trước khi giới thiệu nữ văn sĩ làm quen với Hàm Nghi, những người bạn Pháp đã dặn cô như sau: "Chỉ xin đừng nói về quê hương của nhà vua!".
Quả thật, khi giao tiếp với người Pháp, Hàm Nghi luôn né tránh những cuộc trò chuyện như vậy. Đó là khẳng định của Toàn quyền Đông Dương Catroux, người đã gặp Hàm Nghi ở Algeria trước khi nhậm chức ở xứ thuộc địa châu Á.
Catroux viết trong hồi ký của mình rằng: "Vua Hàm Nghi là tượng trưng cho phẩm chất cao quý. Sống trong cảnh đi đày, nhà vua luôn luôn nhớ đến quê hương và lo lắng cho số phận của đất nước. Thế nhưng, mặc dầu rất tin tôi, nhà vua vẫn chẳng bao giờ nói với tôi về tình hình Đông Dương hay về tình cảnh của mình".
Hoàng tử Vyazemsky Konstantin Alexandrovich ở Xiêm - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2023
Những trang sử vàng
Người Nga được vua Thành Thái tặng huy chương

Đây là những gì Shchepkina-Kupernik viết về điều này: "Nhưng tôi thấy rõ là cái điều nhà vua không muốn nói đến và không muốn hé lộ với những kẻ xâm lược, những điều luôn luôn day dứt trong lòng, thì nhà vua lại sẵn sàng thổ lộ với người bạn gái của nước Nga xa xôi. Và hẳn là sự chạm nhẹ của bàn tay tôi đã không thể làm cho nhà vua bị đau đớn. Và thế là bắt đầu cuộc chia sẻ tâm tư của hai người, từ hai nền văn minh, hai chủng tộc khác nhau".

Shchepkina-Kupernik viết, Hàm Nghi là người trước tiên hứng khởi bất ngờ kể về đất nước của chàng, về kinh đô, về ngai vàng đang bị người khác chiếm mất, trong khi bản thân chàng bị tước đi cả quyền ngắm nhìn bầu trời quê hương. Nhà vua nói rằng không chỉ bị cấm đoán không cho về cố quốc, mà thậm chí nếu rời khỏi biệt thự trong một vài giờ cũng phải xin phép người Pháp.
Hàm Nghi tâm sự với nữ văn sĩ Nga rằng, chàng ghen tị bởi cô du ngoạn nhiều nơi, và khẩn nài: "Hãy kể cho tôi nghe về quê hương của nàng".
Sau câu chuyện của cô gái, nhà vua ước ao: "Tôi rất muốn được ngắm nhìn những bông tuyết và những cánh đồng thảo nguyên bao la của xứ ấy…".
"Xin mời ngài đến thăm đất nước chúng tôi!" - Shchepkina-Kupernik viết.
Hàm Nghi cúi đầu, khi chàng ngẩng lên nhìn, đôi mắt đen đẫm lệ: "Tôi chỉ là một con chim tội nghiệp mà chân đã bị trói rồi".
Và khi đó, nữ văn sĩ Nga viết: "Tôi hiểu rõ một điều: người Ả Rập nghèo khổ ăn mặc rách rưới, người mà chúng tôi vừa ném một đồng xu, lại hạnh phúc hơn Hàm Nghi, người có tên tuổi, biệt thự trắng, có những người hầu, nhưng lại không có sự giàu có cao hơn, hạnh phúc cao hơn - tự do. Và còn có một điều tôi hiểu rõ: một quốc gia dù nghèo nhất nhưng mang lại tự do cho mọi người vẫn là đẹp hơn so với một quốc gia với phong cách sống sang trọng nhưng có con chim khốn khổ bị xiềng chân bằng dây xích vàng".
Truyện ngắn này được công bố tại Matxcơva vào năm 1903 và chắc chắn đã giúp các độc giả thuở đó được biết thêm về Việt Nam và người Việt Nam. Hồi ký của Shchepkina-Kupernik giúp đỡ trong việc này cả ngày hôm nay. Tôi chắc chắn rằng các độc giả Sputnik cũng muốn biết một trăm hai mươi năm trước một cô gái xứ Nga đã có ấn tượng như thế nào về một trong những nhà ái quốc Việt Nam vĩ đại.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала