https://kevesko.vn/20230511/viet-nam-co-the-thanh-trung-tam-san-xuat-dien-tu-o-chau-a-22957819.html
Việt Nam có thể thành trung tâm sản xuất điện tử ở châu Á
Việt Nam có thể thành trung tâm sản xuất điện tử ở châu Á
Sputnik Việt Nam
Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành trung tâm sản xuất điện tử của châu Á. 11.05.2023, Sputnik Việt Nam
2023-05-11T19:55+0700
2023-05-11T19:55+0700
2023-05-11T19:55+0700
việt nam
sản xuất
kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0b/16/19463848_0:320:3073:2048_1920x0_80_0_0_c5b60a03f4f5f34ab66c9b8e967c383d.jpg
Trong bối cảnh cả thế giới bắt đầu xu hướng chuyển dịch đầu tư và sản xuất, Việt Nam đang có cơ hội rất lớn để tăng cường thu hút đầu tư FDI trong ngành công nghiệp điện tử, nhất là trong lĩnh vực sản xuất chip.Tuy nhiên, sau đại dịch Covid-19, thói quen và hành vi tiêu dùng mới đã được hình thành, tạo ra sự thay đổi lớn. Do đó, các doanh nghiệp cần căn cứ vào hành vi tiêu dùng mới để định hướng tổ chức sản xuất các thiết bị điện tử, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường.Nhiều cơ hội lớn cho ngành công nghiệp điện tử Việt NamNgày 10/5, Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) và ban tổ chức triển lãm ITAP 2023 tại Singapore đã tổ chức Hội thảo kết nối công nghiệp 4.0.Phát biểu tại hội thảo, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban chấp hành VEIA, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho rằng, chủ đề chuỗi cung ứng toàn cầu đang rất “nóng” trong 3 năm trở lại đây, nhất là khi đại dịch Covid-19 và xung đột đang làm thay đổi, định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu.Nói về những cơ hội cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, đại diện VEIA cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, có nhiều hãng lớn, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng công nghiệp điện tử đã dịch chuyển từ nước ngoài (nhất là từ Trung Quốc) vào Việt Nam, tìm kiếm nhà máy sản xuất và triển khai chuỗi cung ứng.Thời gian qua, có thông tin một hãng công nghệ lớn đang tìm kiếm triển khai sản xuất các dòng sản phẩm cao cấp hơn, qua đó kéo theo một loạt các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đi kèm.Điều này đang mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy tăng cường giá trị nội địa để đóng góp nhiều hơn vào chuỗi cung ứng.Tuy nhiên, theo bà Hương, các doanh nghiệp công nghiệp điện tử Việt Nam sẽ còn phải vượt qua chặng đường rất dài để có thể thay đổi và theo kịp được một trong những chuỗi cung điện tử tiên tiến nhất hiện nay.Tiến vào ngành công nghiệp sản xuất chipNgoài ra, chuyên gia lưu ý, Việt Nam còn có cơ hội tăng cường xuất khẩu sang các thị trường khó tính và một số thị trường mới sau khi có sự điều chỉnh chuỗi cung ứng.Như Sputnik đã đưa tin, đại diện VEIA cho biết, thời gian qua, hiệp hội đã tiếp xúc với nhiều phái đoàn doanh nghiệp đến từ các nước châu Âu, Đông Âu (cũ), Nga… mời gọi xúc tiến đầu tư và xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường này.Tiếp đến là xu hướng dịch chuyển đầu tư và sản xuất đang tạo cơ hội cho Việt Nam tăng cường thu hút các nhà đầu tư FDI lớn và chất lượng trong ngành công nghiệp điện tử, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, sản xuất chip.Bà Hương lấy dẫn chứng, vừa qua, hãng sản xuất chip Amkor đã nâng mức đầu tư vào thị trường Việt Nam. Ngoài ra, một số doanh nghiệp sản xuất chip trong chuỗi cung ứng của một đại gia công nghệ khác cũng đang xem xét nghiên cứu, tìm vị trí đặt nhà máy…Một cơ hội khác cần phải kể đến là việc các nước đang thúc đẩy liên kết kinh tế song phương và đa phương với Việt Nam cũng như phê chuẩn các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới CPTPP và EVFTA…Điều này đã mang đến nhiều thuận lợi hơn nữa cho lĩnh vực thương mại và đầu tư trong các ngành công nghệ cao, đặc biệt là điện tử.Dù xuất khẩu sang các thị trường này có mức thuế thấp chỉ từ 0-5%, việc ký kết các hiệp định thương mại này sẽ tạo điều kiện để các tập đoàn công nghệ hàng đầu tăng cường đầu tư công nghệ chất lượng cao vào Việt Nam, từ đó mang đến cơ hội tham gia chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp trong nước.Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất điện tử của châu ÁVề phần mình, ông Darren Seah, Giám đốc Danh mục phụ trách Triển lãm Chuyển đổi Công nghiệp châu Á- Thái Bình Dương (ITAP) cho biết, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đang có trong tay cơ hội rất lớn để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.Nhiều ông lớn trên thế giới đang có xu hướng tìm kiếm các địa điểm sản xuất về điện tử, thay thế cho các thị trường truyền thống. Cũng theo ông Seah, Việt Nam đã nhận được sự quan tâm chú ý từ những tập đoàn điện tử lớn trên thế giới như Samsung, LG, Intel, Canon…Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận, tìm kiếm những cơ hội hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, từ đó tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành.Tuy nhiên, để trở thành trung tâm sản xuất điện tử của châu Á, ông Darren Seah cho rằng, điều quan trọng nhất với doanh nghiệp Việt Nam là cần kiểm soát về chất lượng sản phẩm, tăng cường kết nối và hỗ trợ từ các đối tác khác như Malaysia, hay Thái Lan nhằm đảm bảo xuất khẩu.Thiếu hụt nhân lực chất lượng caoTại hội thảo, đại diện VEIA nhấn mạnh, công nghiệp điện tử Việt Nam là ngành có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu trong các ngành chế biến chế tạo của Việt Nam trong suốt hơn 10 năm qua.Năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp điện tử đạt hơn 114 tỷ USD, dẫn đầu trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, chiếm hơn 30% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.Có thể thấy, ngành điện tử đang đóng góp rất lớn vào việc cân bằng ngoại hối và cán cân thương mại cho cả nước. Ví dụ, năm 2022, Việt Nam xuất siêu 11,2 tỷ USD thì ngành điện tử xuất siêu 11,246 tỷ USD. Hai thị trường trọng điểm trong xuất khẩu của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam chính là Mỹ và Trung Quốc.Các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và các khu công nghiệp tập trung, có nhiều doanh nghiệp Việt Nam là nhà cung cấp cấp 1 cho các tập đoàn công nghệ đa quốc gia, chiếm tỷ trọng đáng kể và vẫn tiếp tục tăng trưởng. Mặc dù vậy, phần lớn các doanh nghiệp này hiện chỉ ở quy mô vừa và nhỏ.Các dự báo cho thấy, nền kinh tế toàn cầu năm 2023 vẫn tiếp tục xu hướng suy thoái nhẹ, cục bộ và ngắn hạn. Giá cả hàng hóa đã giảm nhưng nhu cầu của người tiêu dùng cũng giảm không ít, nhất là với các mặt hàng công nghệ cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến ngành công nghiệp điện tử, sản xuất và đơn hàng của các doanh nghiệp điện tử.Một thách thức mà các chuyên gia đề cập chính là vấn đề an ninh chuỗi cung ứng và thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng hấp thụ công nghệ. Các doanh nghiệp điện tử đang gặp nhiều rủi ro liên quan đến việc điều chỉnh chuỗi cung ứng, và khá nhiều đơn hàng đã bị mất vì lý do này.Bà Đỗ Thị Thúy Hương lưu ý, trong giai đoạn tới, các doanh nghiệp điện tử cần chú ý đến các xu hướng phát triển nhanh về kinh tế số, tài chính xanh, chuyển đổi xanh.Sau cú hích từ đại dịch Covid-19, thói quen và hành vi tiêu dùng mới đã được hình thành, tạo ra sự thay đổi lớn. Khách hàng đã chuộng mua sắm trực tuyến nhiều hơn, thanh toán online, chuyển khoản.Đặc biệt, khách hàng ngày càng quan tâm hơn đến tính ứng dụng thực tế của các sản phẩm, thiết bị điện tử hơn là các thiết bị cao cấp.Những đặc điểm này là hết sức quan trọng, quyết định khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất điện tử. Các doanh nghiệp cần căn cứ vào hành vi tiêu dùng này để định hướng tổ chức, năng lực sản xuất các thiết bị điện tử, chú trọng chất lượng và ứng dụng thực tế, với mức giá cả cạnh tranh hợp lý.Chuyên gia của VEIA cũng chỉ ra rằng, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam phát triển mất cân đối, chủ yếu dựa vào mảng sản xuất điện thoại chiếm tới 70% (Samsung và Apple) làm cho thị phần này gia tăng đáng kể. Thị trường xuất khẩu, chủ yếu xuất khẩu linh kiện, điện thoại vào Trung Quốc và Mỹ.Việc nhập khẩu cũng mất cân đối khi có tới 88% linh kiện điện thoại được nhập từ thị trường Trung Quốc. Việt Nam cần giải quyết được vấn đề cốt lõi này để xây dựng thành công ngành công nghiệp phụ trợ.
https://kevesko.vn/20220921/viet-nam-nen-tap-trung-san-xuat-chip-dien-tu-theo-cach-ma-my-da-thanh-cong-18008237.html
https://kevesko.vn/20220124/cac-nha-san-xuat-dien-tu-o-trung-quoc-va-viet-nam-lai-lo-thieu-lao-dong-sau-dip-nghi-tet-am-lich-13431644.html
https://kevesko.vn/20230505/my-chuong-chip-viet-nam-nhu-the-nao-22850650.html
https://kevesko.vn/20230406/bat-ngo-vi-tri-cua-viet-nam-trong-danh-sach-nhap-khau-chip-cua-my-22272358.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0b/16/19463848_126:0:2857:2048_1920x0_80_0_0_f23657013aeb373c6519397a50ac1280.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, sản xuất, kinh tế
việt nam, sản xuất, kinh tế
Trong bối cảnh cả thế giới bắt đầu xu hướng chuyển dịch đầu tư và sản xuất, Việt Nam đang có cơ hội rất lớn để tăng cường thu hút đầu tư FDI trong ngành công nghiệp điện tử, nhất là trong
lĩnh vực sản xuất chip.
Tuy nhiên, sau đại dịch Covid-19, thói quen và hành vi tiêu dùng mới đã được hình thành, tạo ra sự thay đổi lớn. Do đó, các doanh nghiệp cần căn cứ vào hành vi tiêu dùng mới để định hướng tổ chức sản xuất các thiết bị điện tử, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Nhiều cơ hội lớn cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
Ngày 10/5, Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) và ban tổ chức triển lãm ITAP 2023 tại Singapore đã tổ chức Hội thảo kết nối công nghiệp 4.0.
Phát biểu tại hội thảo, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban chấp hành VEIA, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho rằng, chủ đề chuỗi cung ứng toàn cầu đang rất “nóng” trong 3 năm trở lại đây, nhất là khi đại dịch Covid-19 và xung đột đang làm thay đổi, định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nói về những cơ hội cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, đại diện VEIA cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, có nhiều hãng lớn, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng công nghiệp điện tử đã dịch chuyển từ nước ngoài (nhất là từ Trung Quốc) vào Việt Nam, tìm kiếm nhà máy sản xuất và triển khai chuỗi cung ứng.
Thời gian qua, có thông tin một hãng công nghệ lớn đang tìm kiếm triển khai sản xuất các dòng sản phẩm cao cấp hơn, qua đó kéo theo một loạt các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đi kèm.
21 Tháng Chín 2022, 21:45
Điều này đang mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy tăng cường giá trị nội địa để đóng góp nhiều hơn vào chuỗi cung ứng.
“Apple có nhà máy sản xuất linh kiện tại Việt Nam, đã đặt hàng sản xuất các sản phẩm cao cấp hơn như máy tính bảng, máy tính để bàn… thay vì chỉ sản xuất tai nghe như trước đây. Hoặc trong lĩnh vực sản xuất chip, một số ông lớn sản xuất chip trong chuỗi cung ứng của Apple cũng đang xem xét đặt nhà máy tại Việt Nam”, - bà Đỗ Thị Thuý Hương nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo bà Hương, các doanh nghiệp công nghiệp điện tử Việt Nam sẽ còn phải vượt qua chặng đường rất dài để có thể thay đổi và theo kịp được một trong những chuỗi cung điện tử tiên tiến nhất hiện nay.
“Có thể nói, đây là cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam nhưng chắc chắn con đường còn dài để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của Apple - vốn được đánh giá là tân tiến, hiện đại trên thế giới”, - chuyên gia nhận định.
Tiến vào ngành công nghiệp sản xuất chip
Ngoài ra, chuyên gia lưu ý, Việt Nam còn có cơ hội tăng cường xuất khẩu sang các thị trường khó tính và một số thị trường mới sau khi có sự điều chỉnh chuỗi cung ứng.
Như Sputnik đã đưa tin, đại diện VEIA cho biết, thời gian qua, hiệp hội đã tiếp xúc với nhiều phái đoàn doanh nghiệp đến từ các nước châu Âu, Đông Âu (cũ), Nga… mời gọi xúc tiến đầu tư và xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường này.
Tiếp đến là xu hướng dịch chuyển đầu tư và sản xuất đang tạo cơ hội cho Việt Nam tăng cường thu hút các nhà đầu tư FDI lớn và chất lượng trong ngành công nghiệp điện tử, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, sản xuất chip.
Bà Hương lấy dẫn chứng, vừa qua, hãng sản xuất chip Amkor đã nâng mức đầu tư vào thị trường Việt Nam. Ngoài ra, một số doanh nghiệp sản xuất chip trong chuỗi cung ứng của một đại gia công nghệ khác cũng đang xem xét nghiên cứu, tìm vị trí đặt nhà máy…
Một cơ hội khác cần phải kể đến là việc các nước đang thúc đẩy liên kết kinh tế song phương và đa phương với Việt Nam cũng như phê chuẩn các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới CPTPP và EVFTA…
Điều này đã mang đến nhiều thuận lợi hơn nữa cho lĩnh vực thương mại và đầu tư trong các ngành công nghệ cao, đặc biệt là điện tử.
Dù xuất khẩu sang các thị trường này có mức thuế thấp chỉ từ 0-5%, việc ký kết các hiệp định thương mại này sẽ tạo điều kiện để các tập đoàn công nghệ hàng đầu tăng cường đầu tư công nghệ chất lượng cao vào Việt Nam, từ đó mang đến cơ hội tham gia chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp trong nước.
“Đây là cơ hội để các công ty Việt Nam mở rộng, nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, - chuyên gia nhận định.
Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất điện tử của châu Á
Về phần mình, ông Darren Seah, Giám đốc Danh mục phụ trách Triển lãm Chuyển đổi Công nghiệp châu Á- Thái Bình Dương (ITAP) cho biết, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đang có trong tay cơ hội rất lớn để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Nhiều ông lớn trên thế giới đang có xu hướng tìm kiếm các địa điểm sản xuất về điện tử, thay thế cho các thị trường truyền thống. Cũng theo ông Seah, Việt Nam đã nhận được sự quan tâm chú ý từ những tập đoàn điện tử lớn trên thế giới như Samsung, LG, Intel, Canon…
“Điều có cho thấy, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một trong những trung tâm (hub) sản xuất các sản phẩm điện tử của khu vực”, - chuyên gia nhấn mạnh, Việt Nam có cơ hội rất lớn trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư trong lĩnh vực điện tử.
Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận, tìm kiếm những cơ hội hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, từ đó tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành.
Tuy nhiên, để trở thành trung tâm sản xuất điện tử của châu Á, ông Darren Seah cho rằng, điều quan trọng nhất với doanh nghiệp Việt Nam là cần kiểm soát về chất lượng sản phẩm, tăng cường kết nối và hỗ trợ từ các đối tác khác như Malaysia, hay Thái Lan nhằm đảm bảo xuất khẩu.
Thiếu hụt nhân lực chất lượng cao
Tại hội thảo, đại diện VEIA nhấn mạnh, công nghiệp điện tử Việt Nam là ngành có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu trong các ngành chế biến chế tạo của Việt Nam trong suốt hơn 10 năm qua.
Năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp điện tử đạt hơn 114 tỷ USD, dẫn đầu trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, chiếm hơn 30% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Có thể thấy, ngành điện tử đang đóng góp rất lớn vào việc cân bằng ngoại hối và cán cân thương mại cho cả nước. Ví dụ, năm 2022, Việt Nam xuất siêu 11,2 tỷ USD thì ngành điện tử xuất siêu 11,246 tỷ USD. Hai thị trường trọng điểm trong xuất khẩu của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam chính là Mỹ và Trung Quốc.
Các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và các khu công nghiệp tập trung, có nhiều doanh nghiệp Việt Nam là nhà cung cấp cấp 1 cho các tập đoàn công nghệ đa quốc gia, chiếm tỷ trọng đáng kể và vẫn tiếp tục tăng trưởng. Mặc dù vậy, phần lớn các doanh nghiệp này hiện chỉ ở quy mô vừa và nhỏ.
Các dự báo cho thấy, nền kinh tế toàn cầu năm 2023 vẫn tiếp tục xu hướng suy thoái nhẹ, cục bộ và ngắn hạn. Giá cả hàng hóa đã giảm nhưng nhu cầu của người tiêu dùng cũng giảm không ít, nhất là với các mặt hàng công nghệ cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến ngành công nghiệp điện tử, sản xuất và đơn hàng của các doanh nghiệp điện tử.
Một thách thức mà các chuyên gia đề cập chính là vấn đề an ninh chuỗi cung ứng và thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng hấp thụ công nghệ. Các doanh nghiệp điện tử đang gặp nhiều rủi ro liên quan đến việc điều chỉnh chuỗi cung ứng, và khá nhiều đơn hàng đã bị mất vì lý do này.
Bà Đỗ Thị Thúy Hương lưu ý, trong giai đoạn tới, các doanh nghiệp điện tử cần chú ý đến các xu hướng phát triển nhanh về kinh tế số, tài chính xanh, chuyển đổi xanh.
Sau cú hích từ đại dịch Covid-19, thói quen và hành vi tiêu dùng mới đã được hình thành, tạo ra sự thay đổi lớn. Khách hàng đã chuộng mua sắm trực tuyến nhiều hơn, thanh toán online, chuyển khoản.
Đặc biệt, khách hàng ngày càng quan tâm hơn đến tính ứng dụng thực tế của các sản phẩm, thiết bị điện tử hơn là các thiết bị cao cấp.
Những đặc điểm này là hết sức quan trọng, quyết định khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất điện tử. Các doanh nghiệp cần căn cứ vào hành vi tiêu dùng này để định hướng tổ chức, năng lực sản xuất các thiết bị điện tử, chú trọng chất lượng và ứng dụng thực tế, với mức giá cả cạnh tranh hợp lý.
Chuyên gia của VEIA cũng chỉ ra rằng, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam phát triển mất cân đối, chủ yếu dựa vào mảng sản xuất điện thoại chiếm tới 70% (Samsung và Apple) làm cho thị phần này gia tăng đáng kể. Thị trường xuất khẩu, chủ yếu xuất khẩu linh kiện, điện thoại vào Trung Quốc và Mỹ.
Việc nhập khẩu cũng mất cân đối khi có tới 88% linh kiện điện thoại được nhập từ thị trường Trung Quốc. Việt Nam cần giải quyết được vấn đề cốt lõi này để xây dựng thành công ngành công nghiệp phụ trợ.