Thu hút FDI: TP Hồ Chí Minh trước những thách thức không hề nhỏ

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Vũ Thành ĐạtXe chở container ra vào Tân Cảng Cát Lái, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Xe chở container ra vào Tân Cảng Cát Lái, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2023
Đăng ký
TP Hồ Chí Minh vẫn nằm trong top các địa phương hàng đầu trong thu hút FDI, nhưng những dự án tỷ đô đang dần tìm những địa chỉ khác.
TP Hồ Chí Minh đã đặt mục tiêu thu hút FDI đến năm 2030, trong đó:
Nâng tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký của các quốc gia và vùng lãnh thổ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Liên bang Nga, Anh, Hoa Kỳ lên hơn 70% trong giai đoạn 2023-2025 và 75% trong giai đoạn 2026-2030.
Đến 2030, tăng 50% số lượng tập đoàn đa quốc gia thuộc nhóm 500 tập đoàn lớn nhất thế giới do Tạp chí Fortune (Hoa Kỳ) xếp hạng có hiện diện và hoạt động tại TPHCM.
Phấn đấu đến năm 2025, thu hút được trên 50 dự án công nghệ cao, tổng vốn đầu tư đạt trên 3 tỷ USD.
Liệu TP Hồ Chính Minh sẽ đạt được những tham vọng lớn như vậy hay không trong tình hình khi FDI vào địa phương này đang giảm?
Trả lời phỏng vấn của Sputnik hôm nay là Tiến sỹ kinh tế-tài chính Lê Hòa.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu giảm

Sputnik: Thời gian gần đây, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu giảm. Theo thống kê, năm 2022, tổng giá trị FDI đạt 4,33 tỷ USD, chỉ bằng 60,29% năm 2021. Còn trong 4 tháng đầu năm nay, FDI vào thành phố chỉ khoảng 780 triệu USD, giảm 23,4% so với cùng kỳ năm 2022. Theo ông, nguyên nhân chính là gì?
Tiến sỹ kinh tế - tài chính Lê Hòa:
Những con số trên cho thấy một thực tế là vốn FDI vào TP Hồ Chí Minh không chỉ là chững lại như giới phân tích đánh giá mà thực sự đã giảm mạnh. Những nguyên nhân cốt lõi là quỹ đất hạn chế, cơ sở hạ tầng (cả cứng cả mềm) chưa tốt và sự năng động ngày càng tăng của các địa phương khác trong nước. Trước đây, TP Hồ Chí Minh rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vì có nhiều ưu thế vượt trội trong lĩnh vực thu hút đầu tư, nhưng hiện nay, khu vực phía Bắc Việt Nam đang hấp dẫn hơn. Và các nhà đầu tư nước ngoài đang chuyển dịch vốn ra miền Bắc Việt Nam. Tất nhiên, TP Hồ Chí Minh vẫn nằm trong top các địa phương hàng đầu trong thu hút FDI, nhưng những dự án tỷ đô đang dần tìm những địa chỉ khác.
Quang cảnh Sài Gòn hiện đại của Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2023
Việt Nam thành trung tâm sản xuất mới của thế giới nhờ bùng nổ FDI

Trước những tham vọng lớn là những thách thức không hề nhỏ

Sputnik: Được biết, TP Hồ Chí Minh đang xây dựng đề án thu hút vốn FDI giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn 2030. Theo đề án này, thành phố tập trung vào các nhà đầu tư chiến lược, tức là các nhà đầu tư rót rất nhiều tiền vào các dự án. Thành phố kỳ vọng thu hút trên 50 dự án công nghệ cao tới năm 2025, với ít nhất một tập đoàn công nghệ cao tên tuổi lớn, tổng vốn đầu tư ít nhất đạt 3 tỷ USD. Đó là những tham vọng lớn về khả năng thu hút vốn FDI. Theo ông, khả năng đạt được những mục tiêu này như thế nào?
Tiến sỹ kinh tế - tài chính Lê Hòa:
Đứng trước những tham vọng lớn đó là những thách thức không hề nhỏ.
Như tôi đã đề cập, thách thức đầu tiên là quỹ đất. Chúng ta biết là Chính phủ đã phê duyệt quỹ đất dành cho phát triển các khu công nghiệp và nó không hề tăng những năm gần đây. Theo Hepza TP Hồ Chí Minh - Ban Quản lý các Khu chế xuất - công nghiệp TP Hồ Chí Minh, thành phố được quy hoạch gần 6.000 ha đất công nghiệp nhưng có tới 1.500 ha vướng mắc về pháp lý hoặc vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Năm 2023, Hepza chỉ được phân bổ 41 ha đất nông nghiệp để cho thuê và số đất này lại không nằm tập trung quy mô lớn mà rải rác. Mà các nhà đầu tư chiến lược thì cần đất có quy mô lớn và tập trung.
Thách thức thứ hai là vấn đề hệ thống cơ sở hạ tầng, trước hết là hạ tầng giao thông và hạ tầng dịch vụ. Hệ thống này không đồng bộ, chưa tương xứng với nhu cầu phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng thành phố sẵn có.
Thách thức thứ 3 liên quan tới các kênh thông tin đầu tư của thành phố, chúng còn kém và khó tiếp cận. Năm 2023, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của TP Hồ Chí Minh giảm 13 bậc, rớt xuống vị trí thứ 27. Con số này cũng thể hiện thực trạng thu hút FDI mà chúng ta đang phân tích.
Thách thức tiếp theo là yếu tố bền vững (các tiêu chí bền vững là môi trường, xã hội và quản trị), thành phố đang đối mặt với cuộc cạnh tranh thu hút FDI mạnh với các địa phương và tỉnh thành khác trong nước. Theo VCCI, hiện về “Chỉ số xanh” – chỉ số thân thiện với môi trường TP Hồ Chí Minh đứng thứ 49/63 tỉnh – thành cả nước.
Ngoài ra, còn có thách thức bên ngoài, như xu hướng giảm FDI trên toàn cầu, biến động chính trị, kinh tế-tài chính trên thế giới, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu.
Việt Nam được kỳ vọng trở thành “ngôi sao logistics” của châu Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2023
Công ty Trung Quốc ùn ùn chuyển sản xuất sang Việt Nam

Cần có những giải pháp mang tính chiến lược, đồng bộ

Sputnik: Vậy theo tiến sỹ, để đạt được những mục tiêu đề ra, TP Hồ Chí Minh cần phải có những giải pháp gì?
Tiến sỹ kinh tế - tài chính Lê Hòa:
Trong bối cảnh hiện tại, thành phố cần có những giải pháp mang tính chiến lược, đồng bộ. Trước hết, phải cải thiện thực sự môi trường đầu tư, làm nó minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu; cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thông tin; cải thiện chuỗi cung ứng, liên kết vùng (cơ sở hạ tầng giao thông và kết nối liên vùng của TP Hồ Chí Minh thực sự mà nói là phát triển quá chậm, các tỉnh phía Bắc phát triển năng động hơn nhiều trong những năm qua). Song song, cũng nên tập trung thu hút đầu tư vào những lĩnh vực không đòi hỏi sử dụng quỹ đất như thương mại điện tử, phần mềm, trung tâm tài chính, hệ thống y tế, du lịch…
Sputnik: Chân thành cảm ơn TS Lê Hòa đã dành thời gian cho Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала