https://kevesko.vn/20230521/cai-gia-cua-chien-tranh-cac-cuoc-chien-do-my-phat-dong-o-trung-dong-lam-5-trieu-nguoi-chet-23118460.html
“Cái giá của chiến tranh”: các cuộc chiến do Mỹ phát động ở Trung Đông làm 5 triệu người chết
“Cái giá của chiến tranh”: các cuộc chiến do Mỹ phát động ở Trung Đông làm 5 triệu người chết
Sputnik Việt Nam
Các cuộc chiến và chiến dịch quân sự dưới chiêu bài chống khủng bố mà Hoa Kỳ phát động kể từ năm 2001 đã bao phủ khoảng 40% các quốc gia trên thế giới. 21.05.2023, Sputnik Việt Nam
2023-05-21T09:23+0700
2023-05-21T09:23+0700
2023-05-21T14:12+0700
trung đông
hoa kỳ
chống khủng bố
quan điểm-ý kiến
xung đột
iraq
quân đội
afghanistan
chiến tranh
https://cdn.img.kevesko.vn/img/673/10/6731050_0:0:2980:1677_1920x0_80_0_0_0bcee04a7245fc7b5fe3663d617f296c.jpg
Theo báo cáo của Đại học Brown “Chi phí chiến tranh” (Costs of War report) được công bố vào tuần này, chính quyền Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về cái chết của khoảng 5 triệu người ở Afghanistan, Pakistan, Iraq, Syria và Yemen sau khi Washington phát động cái gọi là "cuộc chiến chống khủng bố" vào ngày 11/9/2001. Hoa Kỳ không những không tham gia vào quá trình tái thiết các quốc gia sau chiến tranh mà còn trốn tránh trách nhiệm một cách có hệ thống về các hành động của mình.Hơn 3,6 triệu người chết do hậu quả chiến tranhBáo cáo “Những cái chết gián tiếp trong các cuộc chiến sau ngày 11/9” (Indirect Deaths in the Post-9/11 Wars) giới thiệu những nghiên cứu mới nhất về mối quan hệ nhân quả dẫn đến 3,6-3,7 triệu cái chết gián tiếp trong các vùng chiến sự sau ngày 11/9. Tổng số người chết tại các vùng chiến sự này lên tới ít nhất 4,5-4,6 triệu người.Nhiều người đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh, nhưng, số người tử vong do hậu quả của chiến tranh chắc chắn nhiều hơn. Ví dụ, do sự lây lan của các dịch bệnh sau khi hệ thống chăm sóc sức khỏe của đất nước bị phá hủy bởi chiến tranh, hoặc do nạn đói mà nguyên nhân là nạn thất nghiệp. Báo cáo xem xét những tác động tàn khốc đối với sức khỏe của chiến tranh trong một số cuộc xung đột tàn bạo nhất sau khi chính quyền Mỹ phát động “cuộc chiến chống khủng bố” trên toàn cầu.Điều đáng chú ý là các tác giả của báo cáo không cố gắng đổ trách nhiệm cho các cuộc xung đột lên bất kỳ ai, thay vào đó, họ chỉ minh họa về những hậu quả tàn khốc và lâu dài mà các cuộc chiến đã mang lại. Mục đích của báo cáo là thu hút sự chú ý đến tổn thất nhân mạng do hậu quả của các cuộc chiến tranh, cũng như kêu gọi Hoa Kỳ và các quốc gia khác thực hiện phần việc của mình để hỗ trợ hàng triệu người mà cuộc sống của họ bị ảnh hưởng bởi những cuộc xung đột này.Theo các tác giả của báo cáo, Afghanistan là một trong những ví dụ rõ ràng nhất về những cái chết gián tiếp như vậy. Quốc gia này đang phải đối phó với những hậu quả nặng nề nhất sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan vào năm 2021. Báo cáo cho biết, số người Afghanistan đang gặp khó khăn và chết dần do tác động của chiến tranh là nhiều hơn bao giờ hết. Các tác giả của báo cáo đặt ra câu hỏi: liệu ngày nay ở Afghanistan có bất kỳ cái chết nào bằng cách này hay cách khác không liên quan đến hậu quả cuộc chiến đã kéo dài 20 năm?Trách nhiệm với thế giớiTrong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Giáo sư Trương Cận Bình, Viện Nghiên cứu Baizhe, Đại học Khoa học Chính trị và Luật Tây Nam, cho biết, nhiệm vụ của cộng đồng quốc tế là ngăn chặn chiến tranh, thúc đẩy cải cách và xây dựng hệ thống quản trị toàn cầu bằng cách nhận ra cái giá phải trả cho chiến tranh vẫn rất khó đạt được. Theo Giáo sư, các quốc gia bá quyền thường cố gắng vận dụng khái niệm "chi phí chiến tranh" để gây ra chiến tranh hoặc chuyển trách nhiệm tái thiết sau chiến tranh một cách có hệ thống cho cộng đồng quốc tế.Ông Trương Cận Bình cho rằng, Hoa Kỳ có tư duy bá quyền, do đó họ bỏ qua một cách có chọn lọc các sự thật được trình bày trong những báo cáo như vậy và cố gắng hết sức để thông tin này có ít ảnh hưởng nhất có thể đối với dư luận. Bằng cách này Hoa Kỳ có thể trốn tránh trách nhiệm. Hệ thống quốc tế dựa trên các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc không thể buộc Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về các cuộc chiến tranh, cũng như không có khả năng ngăn chặn các cuộc chiến đó."Chiến tranh chống khủng bố"?Năm ngoái, Hiệp hội Nghiên cứu Nhân quyền Trung Quốc đã công bố một báo cáo có tiêu đề "Những hành vi của Hoa Kỳ vi phạm nhân quyền ở Trung Đông và những nước khác", đưa ra những chi tiết về việc quân đội Hoa Kỳ theo lệnh của Washington thường xuyên vi phạm quyền và tự do của người dân ở khu vực Trung Đông và những khu vực khác. Các chuyên gia chỉ ra rằng, Hoa Kỳ hoàn toàn phớt lờ mọi quy tắc quốc tế và không bao giờ chịu trách nhiệm về điều đó.Các tác giả của báo cáo muốn công bố rộng rãi về vấn đề: tại sao chính sách quân sự của Hoa Kỳ ở các nước thứ ba lại không bị hứng chịu các lệnh trừng phạt. Theo ý kiến của họ, vào năm 2022, khi các cuộc xung đột khu vực nhấn chìm thế giới, "bản chất bá quyền của Hoa Kỳ và bản chất man rợ, tàn bạo và tai hại của nền chính trị cường quyền phải bị phơi bày hoàn toàn, và mọi người trên khắp thế giới phải nhận thức rõ hơn về “dân chủ kiểu Mỹ”, “nhân quyền kiểu Mỹ” và “sự đạo đức giả, dối trá” của Hoa Kỳ.Báo cáo nhấn mạnh rằng, “các tội ác của Hoa Kỳ không chỉ dẫn đến chiến tranh và hỗn loạn liên tục ở Trung Đông và các khu vực khác, mà còn vi phạm các quyền của người dân địa phương đối với cuộc sống, sức khỏe, tự do tôn giáo.Ví dụ, dự án Chi phí Chiến tranh của Đại học Brown ước tính rằng, trong số 174.000 người đã chết trong cuộc chiến ở Afghanistan, hơn 47.000 là thường dân. Ngoài ra, chiến tranh đã buộc 2,6 triệu người Afghanistan phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Theo Statista, một cơ sở dữ liệu toàn cầu, khoảng 209.000 thường dân Iraq đã thiệt mạng trong các cuộc chiến tranh hoặc xung đột bạo lực từ năm 2003 đến năm 2021. Khoảng 9,2 triệu người Iraq trở thành người tị nạn hoặc buộc phải rời bỏ đất nước của họ. Sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Syria đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 350.000 người và khiến hơn 12 triệu người phải di dời, theo số liệu do Liên Hợp Quốc.
https://kevesko.vn/20200213/quay-duoc-video-canh-xung-dot-voi-su-tham-gia-cua-binh-si-quan-doi-my-o-syria-8586842.html
iraq
afghanistan
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/673/10/6731050_79:0:2810:2048_1920x0_80_0_0_7b03b9cfe6806a6376b4ae49652812e2.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
trung đông, hoa kỳ, chống khủng bố, quan điểm-ý kiến, xung đột, iraq, quân đội, afghanistan, chiến tranh
trung đông, hoa kỳ, chống khủng bố, quan điểm-ý kiến, xung đột, iraq, quân đội, afghanistan, chiến tranh
“Cái giá của chiến tranh”: các cuộc chiến do Mỹ phát động ở Trung Đông làm 5 triệu người chết
09:23 21.05.2023 (Đã cập nhật: 14:12 21.05.2023) Các cuộc chiến và chiến dịch quân sự dưới chiêu bài chống khủng bố mà Hoa Kỳ phát động kể từ năm 2001 đã bao phủ khoảng 40% các quốc gia trên thế giới.
Theo báo cáo của Đại học Brown “
Chi phí chiến tranh” (Costs of War report) được công bố vào tuần này, chính quyền Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về cái chết của khoảng 5 triệu người ở Afghanistan, Pakistan, Iraq, Syria và Yemen sau khi Washington phát động cái gọi là "cuộc chiến chống khủng bố" vào ngày 11/9/2001. Hoa Kỳ không những không tham gia vào quá trình tái thiết các quốc gia sau chiến tranh mà còn trốn tránh trách nhiệm một cách có hệ thống về các hành động của mình.
Hơn 3,6 triệu người chết do hậu quả chiến tranh
Báo cáo “Những cái chết gián tiếp trong các cuộc chiến sau ngày 11/9” (Indirect Deaths in the Post-9/11 Wars) giới thiệu những nghiên cứu mới nhất về mối quan hệ nhân quả dẫn đến 3,6-3,7 triệu cái chết gián tiếp trong các vùng chiến sự sau ngày 11/9. Tổng số người chết tại các vùng chiến sự này lên tới ít nhất 4,5-4,6 triệu người.
Nhiều người đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh, nhưng, số người tử vong do hậu quả của chiến tranh chắc chắn nhiều hơn. Ví dụ, do sự lây lan của các dịch bệnh sau khi hệ thống chăm sóc sức khỏe của đất nước bị phá hủy bởi chiến tranh, hoặc do nạn đói mà nguyên nhân là nạn thất nghiệp. Báo cáo xem xét những tác động tàn khốc đối với sức khỏe của chiến tranh
trong một số cuộc xung đột tàn bạo nhất sau khi chính quyền Mỹ phát động “cuộc chiến chống khủng bố” trên toàn cầu.
Điều đáng chú ý là các tác giả của báo cáo không cố gắng đổ trách nhiệm cho các cuộc xung đột lên bất kỳ ai, thay vào đó, họ chỉ minh họa về những hậu quả tàn khốc và lâu dài mà các cuộc chiến đã mang lại. Mục đích của báo cáo là thu hút sự chú ý đến tổn thất nhân mạng do hậu quả của các cuộc chiến tranh, cũng như kêu gọi Hoa Kỳ và các quốc gia khác thực hiện phần việc của mình để hỗ trợ hàng triệu người mà cuộc sống của họ bị ảnh hưởng bởi những cuộc xung đột này.
Theo các tác giả của báo cáo, Afghanistan là một trong những ví dụ rõ ràng nhất về những cái chết gián tiếp như vậy. Quốc gia này đang phải đối phó với những hậu quả nặng nề nhất sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan vào năm 2021. Báo cáo cho biết, số người Afghanistan đang gặp khó khăn và chết dần do tác động của chiến tranh là nhiều hơn bao giờ hết. Các tác giả của báo cáo đặt ra câu hỏi: liệu ngày nay
ở Afghanistan có bất kỳ cái chết nào bằng cách này hay cách khác không liên quan đến hậu quả cuộc chiến đã kéo dài 20 năm?
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Giáo sư Trương Cận Bình, Viện Nghiên cứu Baizhe, Đại học Khoa học Chính trị và Luật Tây Nam, cho biết, nhiệm vụ của cộng đồng quốc tế là ngăn chặn chiến tranh, thúc đẩy cải cách và xây dựng hệ thống quản trị toàn cầu bằng cách nhận ra cái giá phải trả cho chiến tranh vẫn rất khó đạt được. Theo Giáo sư, các quốc gia bá quyền thường cố gắng vận dụng khái niệm "chi phí chiến tranh" để gây ra chiến tranh hoặc chuyển trách nhiệm tái thiết sau chiến tranh một cách có hệ thống cho cộng đồng quốc tế.
“Nhiều thương vong trong quân đội trong các cuộc chiến là một chi phí chiến tranh dễ hiểu đối với cộng đồng quốc tế. Chiến tranh dẫn đến căng thẳng trong quan hệ quốc tế, khiến nền kinh tế rơi vào cuộc suy thoái, ngăn cản sự phát triển của mối quan hệ quốc tế - đây cũng là những chi phí chiến tranh quan trọng và mạnh mẽ, dẫn đến tử vong.
Nhiệm vụ của cộng đồng quốc tế trong việc ngăn chặn chiến tranh và thúc đẩy cải cách nhằm xây dựng một hệ thống quản trị toàn cầu thông qua việc công nhận chi phí chiến tranh vẫn là một nhiệm vụ rất khó khăn. Cộng đồng quốc tế nên hiểu rõ hơn về các sáng kiến của Trung Quốc như Sáng kiến Phát triển Toàn cầu, Sáng kiến An ninh Toàn cầu và Sáng kiến Văn minh Toàn cầu”, - Giáo sư Trương Cận Bình nói.
Ông Trương Cận Bình cho rằng, Hoa Kỳ có tư duy bá quyền, do đó họ bỏ qua một cách có chọn lọc các sự thật được trình bày trong những báo cáo như vậy và cố gắng hết sức để thông tin này có ít ảnh hưởng nhất có thể đối với dư luận. Bằng cách này Hoa Kỳ có thể trốn tránh trách nhiệm. Hệ thống quốc tế dựa trên các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc không thể buộc Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về các cuộc chiến tranh, cũng như không có khả năng ngăn chặn các cuộc chiến đó.
“Tư duy bá quyền của Hoa Kỳ phớt lờ sự thật được trình bày trong những báo cáo như vậy và trốn tránh trách nhiệm, họ không muốn để những báo cáo đó có tác động đến cộng đồng quốc tế. Hiện tại, hệ thống quốc tế lấy Liên Hợp Quốc làm trung tâm, vì thế cộng đồng quốc tế không thể buộc Mỹ phải chịu trách nhiệm về các cuộc chiến tranh sau ngày 11/9 và không thể ngăn cản Mỹ khơi mào các cuộc chiến mới và kích động những cuộc xung đột”, - Giáo sư nhận xét.
"Chiến tranh chống khủng bố"?
Năm ngoái, Hiệp hội Nghiên cứu Nhân quyền Trung Quốc đã công bố một báo cáo có tiêu đề "Những hành vi của Hoa Kỳ vi phạm nhân quyền ở Trung Đông và những nước khác", đưa ra những chi tiết về việc
quân đội Hoa Kỳ theo lệnh của Washington thường xuyên vi phạm quyền và tự do của người dân ở khu vực Trung Đông và những khu vực khác. Các chuyên gia chỉ ra rằng, Hoa Kỳ hoàn toàn phớt lờ mọi quy tắc quốc tế và không bao giờ chịu trách nhiệm về điều đó.
Các tác giả của báo cáo muốn công bố rộng rãi về vấn đề: tại sao chính sách quân sự của Hoa Kỳ ở các nước thứ ba lại không bị hứng chịu các lệnh trừng phạt. Theo ý kiến của họ, vào năm 2022, khi các cuộc xung đột khu vực nhấn chìm thế giới, "bản chất bá quyền của Hoa Kỳ và bản chất man rợ, tàn bạo và tai hại của nền chính trị cường quyền phải bị phơi bày hoàn toàn, và mọi người trên khắp thế giới phải nhận thức rõ hơn về “dân chủ kiểu Mỹ”, “nhân quyền kiểu Mỹ” và “sự đạo đức giả, dối trá” của Hoa Kỳ.
Báo cáo nhấn mạnh rằng, “các tội ác của Hoa Kỳ không chỉ dẫn đến chiến tranh và hỗn loạn liên tục ở Trung Đông và các khu vực khác, mà còn vi phạm các quyền của người dân địa phương đối với cuộc sống, sức khỏe, tự do tôn giáo.
Ví dụ, dự án Chi phí Chiến tranh của Đại học Brown ước tính rằng, trong số 174.000 người đã chết trong cuộc chiến ở Afghanistan, hơn 47.000 là thường dân. Ngoài ra, chiến tranh đã buộc 2,6 triệu người Afghanistan phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Theo Statista, một cơ sở dữ liệu toàn cầu, khoảng 209.000 thường dân Iraq đã thiệt mạng trong các cuộc chiến tranh hoặc xung đột bạo lực từ năm 2003 đến năm 2021. Khoảng 9,2 triệu người Iraq trở thành người tị nạn hoặc buộc phải rời bỏ đất nước của họ. Sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Syria đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 350.000 người và khiến hơn 12 triệu người phải di dời, theo số liệu do Liên Hợp Quốc.