Nhà báo Mỹ hé lộ lý do thực sự của cuộc gặp lãnh đạo G7
© AP Photo / Jonathan ErnstCác nhà lãnh đạo G7 thăm đền Itsukushima trên đảo Miyajima tại Hội nghị thượng đỉnh G7, Nhật Bản
© AP Photo / Jonathan Ernst
Đăng ký
Moskva (Sputnik) - Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima đã trở thành "câu lạc bộ những trái tim cô đơn", nơi mỗi nhà lãnh đạo có thể phàn nàn về tình hình khó khăn liên quan đến mức độ ủng hộ thấp của người dân, nhà báo Peter Baker của The New York Times viết.
"Đối với ông Biden và các cộng sự đến từ các cường quốc thế giới, đây là kỷ nguyên của sự vỡ mộng dân chủ, khi cử tri dường như liên tục không hài lòng với các tổng thống và thủ tướng của họ. Vì lý do này hay lý do khác, mọi nhà lãnh đạo đều ở vị trí khó khăn", - bài báo viết.
Nhà báo dẫn dữ liệu từ cuộc thăm dò của Morning Consult, theo đó không nhà lãnh đạo nào của G7 có thể tranh thủ được sự ủng hộ của đa số dân chúng ở nước họ. Theo xếp hạng, Thủ tướng Ý Giorgia Meloni tự hào là người có kết quả tốt nhất, với tỷ lệ tán thành chỉ là 49%.
Lý giải cho quan điểm này của Tổng thống Mỹ Biden, tác giả nêu vấn đề về nợ công, lạm phát, tội phạm và những lo ngại về tuổi tác của ông ta. Baker gắn mức độ ủng hộ thấp dành cho Tổng thống Pháp Macron với cải cách lương hưu. Cuộc thăm dò ở các quốc gia khác cũng không mang lại sự lạc quan cho các nhà lãnh đạo của họ.
"Nếu bầu cử được tổ chức ngay bây giờ, các cuộc thăm dò gần đây cho thấy Đảng Bảo thủ của Sunak sẽ thua Đảng Lao động ở Anh, Đảng Tự do của Trudeau sẽ thua Đảng Bảo thủ ở Canada và Đảng Dân chủ Xã hội của Scholz sẽ thua Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo ở Đức", - nhà báo nói.
Ông Baker lưu ý rằng hội nghị thượng đỉnh G7 tại thành phố Hiroshima của Nhật Bản là cơ hội tuyệt vời để các nhà lãnh đạo không được lòng dân ở nước họ chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi ý kiến về cách giành được sự ủng hộ của cử tri.
Hội nghị thượng đỉnh G7 bắt đầu ngày 19 tháng 5 tại thành phố Hiroshima của Nhật Bản và sẽ kéo dài đến hết ngày 21 tháng 5.