Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về quyết định quan trọng đối với Agribank

CC BY-SA 3.0 / Linhcandng / Agribank miền TrungTòa nhà văn phòng trung tâm Agribank.
Tòa nhà văn phòng trung tâm Agribank. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2023
Đăng ký
Chiều 22/5, Quốc hội đã nghe Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đọc tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank.
Theo lãnh đạo NHNN, quá trình triển nhiệm vụ bổ sung vốn điều lệ hơn 17.000 tỷ đồng cho Agribank có chậm hơn so với kế hoạch “do một số nguyên nhân”.

Việc bổ sung vốn điều lệ 17.100 tỷ đồng cho Agribank là rất cần thiết

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu rõ, việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank là rất cần thiết.
Về thực trạng tài chính, kết quả kinh doanh của Agribank, giai đoạn 2016-2021, Thống đốc cho biết, đa số các chỉ tiêu tài chính (tổng tài sản, tín dụng, huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn, lợi nhuận trước thuế) của Agribank có mức tăng trưởng tích cực hàng năm.
Agribank cũng đã kiểm soát được chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu luôn đảm bảo dưới 2% theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Nhà băng này cũng đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp để cải thiện tỷ lệ an toàn vốn như cơ cấu lại tài sản có rủi ro, tăng vốn tự có từ trích các quỹ từ lợi nhuận sau thuế hàng năm, thoái các khoản đầu tư góp vốn và phát hành trái phiếu thứ cấp được tính vào vốn tự có cấp 2.
Theo Phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank giai đoạn 2021-2023 của Chính phủ, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của Agribank tại thời điểm cuối năm 2021 chỉ đạt 7%, không đáp ứng yêu cầu tối thiểu của NHNN (8%).
Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Phạm Đức Ấn phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2023
Agribank sắp được tăng vốn hơn 17.000 tỷ đồng?
Để đạt tỷ lệ an toàn vốn ở mức 8%, Agribank đã xác định nhu cầu vốn tự có đến 31/12/2023 phải đạt: 136.300 tỷ đồng (tương ứng với quy mô tổng tài sản Có rủi ro đến 31/12/2023 dự kiến 1.703.283 tỷ đồng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%). Ngoài ra, Agribank cũng xác định vốn tự có dự kiến giảm trong giai đoạn 2021-2023 là 11.580 tỷ đồng (chủ yếu do giảm giá trị trái phiếu tính vào vốn tự có cấp 2).
Để đảm bảo nhu cầu vốn tự có theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN đến 31/12/2023 và bù đắp phần vốn tự có giảm trong giai đoạn 2021-2023, Agribank xác định vốn tự có phải bổ sung trong giai đoạn này là: vốn tự có Agribank tự bổ sung theo quy định của pháp luật (từ trích lập các Quỹ theo chế độ tài chính của TCTD trong năm 2022, 2023; từ lãi trái phiếu đặc biệt của Chính phủ, từ dự phòng chung; từ phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2) khoảng 29.700 tỷ đồng.
Số vốn tự có thiếu hụt còn lại, Agribank đề xuất được cấp bổ vốn điều lệ từ ngân sách nhà nước: 17.100 tỷ đồng, tương ứng số lợi nhuận còn lại dự kiến nộp ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2023.

Vốncấp cho Agribank lấy từ đâu?

Tờ trình của Chính phủ cho biết, trong 17.100 tỷ đồng này, nguồn từ dự toán chi ngân sách trung ương năm 2023 đã được Quốc hội phê duyệt - tại Nghị quyết 70/2022/QH15 ngày 11/11/2022 là 6.753 tỷ đồng.
Phần còn lại (10.347 tỷ đồng) được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và thực hiện chuyển cấp trong năm 2024.
Theo tờ trình của Chính phủ, số tiền 17.100 tỷ đồng là tương ứng với phần lợi nhuận còn lại Agribank nộp Ngân sách nhà nước (NSNN) trong giai đoạn 2021-2023.
Chi nhánh ngân hàng Agribank tại Đà Lạt. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2023
Agribank đang “ôm” 2,3 triệu tỷ đồng bất động sản thế chấp
Thực tế, năm 2021 và năm 2022 Agribank đã nộp NSNN phần lợi nhuận còn lại sau trích lập các quỹ với tổng số tiền: 10.457 tỷ đổng. Năm 2023, lợi nhuận trước thuế của Agribank dự kiến đạt 26.200 tỷ đồng, tăng 19% so với thực hiện năm 2022. Theo đó, dự kiến lợi nhuận còn lại (sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và trích lập các quỹ) nộp NSNN là 8.600 tỷ đồng. Hiện, số lợi nhuận còn lại đã nộp NSNN Quý I/2023: 2.872 tỷ đồng.
Như vậy, lợi nhuận còn lại (sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và trích lập các quỹ) Agribank đã nộp NSNN từ năm 2021 đến hết Quý I/2023 là 13.329 tỷ đồng và dự kiến nộp trong giai đoạn 2021-2023 là 19.057 tỷ đồng, lớn hơn đề xuất cấp bổ sung vốn điều lệ cho Agribank nên đề xuất này hoàn toàn khả thi.

Chính phủ chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, Ủy ban Kinh tế nhất trí về sự cần thiết của việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank với những lý do như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

“Việc tăng vốn điều lệ cho Agribank sẽ góp phần giúp ngân hàng này bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (8%) theo quy định; cải thiện kết quả xếp hạng tín nhiệm, mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững; đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là cung ứng vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững”, báo cáo thẩm tra nêu rõ.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, việc tăng vốn điều lệ cho Agribank là phù hợp với chủ trương của Quốc hội đã nêu tại khoản 3 Điều 6 Nghị quyết số 43/2021/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Mức vốn Chính phủ đề nghị cấp bổ sung cho Agribank là 17.100 tỷ đồng. Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách nhà nước là bảo đảm cơ sở pháp lý và đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, đến nay Chính phủ mới trình Quốc hội xem xét về chủ trương quyết định bổ sung vốn điều lệ cho Agribank là “quá chậm” so với tiến độ đã nêu tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30.1.2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.
“Đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc chậm triển khai thực hiện nội dung này”, cơ quan thẩm tra kiến nghị.
Theo báo cáo thẩm tra, đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế nhất trí với đề xuất nêu trên của Chính phủ, cấp bổ sung vốn điều lệ cho Agribank số tiền tối đa là 17.100 tỷ đồng nhằm giúp ngân hàng này nâng cao năng lực tài chính, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn doanh nghiệp vùng Trung Nam Nhật Bản. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2023
Trungnam Group nợ trái phiếu hơn 1 tỷ đô la Mỹ
Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ hơn về cơ sở thực tiễn, bối cảnh hiện nay tác động đến ngân sách nhà nước, cân đối nguồn thu, nhiệm vụ chi để bảo đảm tính khả thi của đề xuất, xây dựng dự toán năm 2024 trình Quốc hội bố trí số vốn còn lại so với tổng mức vốn Quốc hội quyết định (10.347 tỷ đồng) và có phương án xử lý trong trường hợp số nộp ngân sách của Agribank trong năm 2023 không đạt như dự kiến, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế và hoạt động của doanh nghiệp hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách nhà nước, doanh thu và lợi nhuận của Agribank có thể không đạt được như kỳ vọng; khả năng phát hành thành công trái phiếu.
Đồng thời, Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo và quy mô bổ sung vốn điều lệ cho Agribank, cũng như khả năng đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn sau khi Quốc hội quyết định chủ trương.

Nguyên nhân chậm tăng vốn cho Agribank

Trong tờ trình chiều nay, Thống đốc đã nêu rõ nguyên nhân gây ra sự chậm trễ trong tăng vốn cho Agribank.
Thứ nhất, ở giai đoạn đầu, các Bộ phải rà soát tìm kiếm nguồn vốn đầu tư phù hợp do việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank không thuộc đối tượng của Luật Đầu tư công.
Thứ hai, qquá trình xây dựng dự toán NSNN năm 2023, Bộ Tài chính đã bố trí được nguồn trong kế hoạch NSNN để bổ sung vốn điều lệ cho Agribank số tiền 6.753 tỷ đồng từ nguồn chi đầu tư phát triển thuộc NSNN trung ương và đã được Quốc hội đồng ý thông qua nội dung này tại Nghị quyết số 70/2022/QH15 ngày 11/11/2022. Sau khi kế hoạch NSNN năm 2023 được phê duyệt, Bộ Tài chính đã thông báo và hướng dẫn NHNN về nguồn đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank giai đoạn 2021-2023 (Công văn số 12736/BTC-TCNH).
Tiền VND - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2023
Đã rõ về tình hình nợ công của Việt Nam
Tuy vậy, quá trình thực hiện quyết định đầu tư, giải ngân 6.753 tỷ đồng, lại gặp vướng mắc do theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 9 Nghị định 91/2015/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung), Phương án đầu tư bố trí vốn điều lệ phải được xây dựng tối thiểu trong thời hạn 03 năm kể từ năm xác định điều chỉnh vốn điều lệ.
Theo tính toán của Agribank, số vốn điều lệ cần được NSNN đầu tư bổ sung cho Agribank giai đoạn 2021-2023 là 17.100 tỷ đồng. Mức vốn bổ sung này tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia, do đó phải thực hiện trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư trước khi thực hiện quyết định đầu tư và giải ngân theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, các đơn vị liên quan cũng gặp khó khăn, chưa có tiền lệ khi việc phân bố vốn phụ thuộc vào số tiền Agribank ước tính sẽ nộp trong năm 2022, sung 2023 (ở thời điểm xây dựng Phương án, mới chỉ có số liệu thực nộp của năm 2021).

Điều gì xảy ra khi Agribank được tăng vốn?

Theo đánh giá của Chính phủ, với số vốn điều lệ tăng thêm, Agribank sẽ sử dụng đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng hoạt động tín dụng, tăng nộp ngân sách Nhà nước, giữ được mức xếp hạng tín nhiệm…
Cụ thể, tăng trưởng tín dụng của Agribank sẽ tặng thêm bình quân khoảng từ 100.000 – 110.000 tỷ đồng/ năm, tương ứng với tổng tài sản tăng thêm 110.000 tỷ đồng/năm, doanh thu hàng năm và lợi nhuận hàng năm tăng thêm khoảng 6.500 – 7.000 tỷ đồng. Theo đó, Agribank sẽ tăng nộp NSNN tương ứng 1.200 – 1.400 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, khoảng 2.000 – 2.200 tỷ đồng lợi nhuận còn lại; trích lập các quỹ tăng thêm khoảng 2.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, tăng vốn thêm 17.100 tỷ đồng cũng giúp Agribank đạt hệ số CAR 8% theo quy định của Luật các TCTD, Thông tư 41/2016/TT-NHNN; Gia tăng giá trị doanh nghiệp cho Agribank, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình cổ phần hóa và tăng giá trị thặng dư cổ phần hóa.
Việc này cũng đảm bảo duy trì và phát huy vai trò chủ lực của Agribank trong đầu tư phát triển tam nông, thực thi chính sách tiền tệ và điều hành của Chính phủ, NHNN trong định hướng giảm mặt bằng lãi suất huy động, lãi suất cho vay, hình thành mặt bằng lãi suất phù hợp, ổn định trên thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế…
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала