https://kevesko.vn/20230524/lo-dien-cac-ong-lon-nha-nuoc-cua-viet-nam-dang-co-khoan-dau-tu-thua-lo-23203222.html
Lộ diện các "ông lớn" Nhà nước của Việt Nam đang có khoản đầu tư thua lỗ
Lộ diện các "ông lớn" Nhà nước của Việt Nam đang có khoản đầu tư thua lỗ
Sputnik Việt Nam
Kiểm toán Nhà nước đã điểm tên nhiều tập đoàn, tổng công ty Nhà nước có các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, đầu tư dài hạn bị thua lỗ hoặc có... 24.05.2023, Sputnik Việt Nam
2023-05-24T17:02+0700
2023-05-24T17:02+0700
2023-05-24T17:03+0700
việt nam
công ty
thành phố hồ chí minh
lãi
doanh nghiệp
kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/05/04/22832252_0:99:1772:1096_1920x0_80_0_0_8d0664b2543fe368379f0eee1e91ca4f.jpg
Trong đó, có thể kể đến một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Tổng công ty hàng hải Việt Nam (VIMC), Tổng công ty Xi măng Vicem, Tổng công ty Than – Khoáng sản TKV, Tổng Công ty Thuốc lá Vinataba, Tổng công ty Lương thực miền Bắc Vinafood 1, Tổng công ty Satra….Lỗ nặng hoặc có khả năng mất vốnKiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa gửi Quốc hội kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2021 và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn Nhà nước của 219 đơn vị thuộc 20 tập đoàn, tổng công ty và công ty.Kết quả kiểm toán cho thấy, 19/20 đơn vị sản xuất kinh doanh có lãi. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tại một số đơn vị đạt tương đối cao.Tuy nhiên, bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra rằng, việc quản lý sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp còn một số hạn chế.Cụ thể, theo báo cáo, một số khoản đầu tư của tập đoàn, tổng công ty vào công ty liên doanh, liên kết, đầu tư dài hạn khác bị thua lỗ hoặc có khả năng mất vốn.Kiểm toán Nhà nước dẫn chứng trường hợp của Tổng Công ty Phát triển Khu công nghiệp (Sonadezi), 4/22 công ty lỗ lũy kế đến 31/12/2021 là 111,61 tỷ đồng.Tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam (Vinataba) có 2 khoản đầu tư lỗ lũy kế 158,67 tỷ đồng.Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP. HCM (HFIC) có 10 khoản đầu tư lỗ lũy kế 1.111,12 tỷ đồng.Tổng công ty Xi măng Việt Nam - Công ty mẹ - Vicem có 3/14 công ty và khoản đầu tư khác lỗ lũy kế 1.038,16 tỷ đồng.Tổng công ty Bến Thành - TNHH MTV, 14/32 công ty lỗ lũy kế 764,2 tỷ đồng.Đáng chú ý, Tổng công ty hàng hải Việt Nam (VIMC) có 9 công ty và 2 khoản đầu tư khác lỗ lũy kế 15.345 tỷ đồng.Kết quả kiểm toán cũng nêu thực trạng nhiều công ty khác có mối quan hệ với VIMC cũng thua lỗ nặng. Điển hình như CTCP Cảng Sài Gòn có 2 công ty lỗ lũy kế 5.494,16 tỷ đồng. Trong đó, một công ty âm vốn chủ sở hữu 2.222,43 tỷ đồng.Nhiều doanh nghiệp mất an toàn về tài chínhBáo cáo của Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ, nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.Trong đó, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) có 5/17 công ty con lỗ lũy kế 4.958 tỷ đồng.Cùng với đó, Vicem Tam Điệp, Vicem Hạ Long, Vicem Sông Thao; Công ty cổ phần (CTCP) Lương thực Hà Bắc, CTCP Lương thực Nam Định, CTCP Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh, CTCP Lương thực Bình Trị Thiên, CTCP Lương thực Lương Yên, Công ty Liên doanh sản xuất chế biến và xuất khẩu gạo vào diện bị cảnh báo có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.Ngoài ra, một số đơn vị đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Ví dụ, Tổng công ty Lương thực miền Bắc Vinafood 1 - có 7 công ty con và 2 khoản đầu tư khác không chia cổ tức trong năm 2021 do lợi nhuận thấp.Có 8 công ty con của Vinafood 1 chia cổ tức với tỷ lệ 0,69%/tổng giá trị đầu tư. Vinafood 1 hiện có 9/24 công ty con lỗ lũy kế 381,86 tỷ đồng.Trong khi đó, đối với Tập đoàn Than khoáng sản (TKV), công ty mẹ có 3 công ty con và 3 công ty liên doanh, liên kết chưa chia cổ tức do lợi nhuận không đủ để chia cổ tức hoặc còn lỗ lũy kế.Thêm vào đó, 3 công ty con lỗ lũy kế 386,84 tỷ đồng. Trong đó, 2 công ty con năm 2021 không hoạt động. Một công ty thành lập để thực hiện dự án đầu tư nhưng đang tạm dừng đầu tư.Gửi tiền lãi suất thấp, đi vay lãi suất cao, dùng tài sản cố định chưa hiệu quảBáo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra một số trường hợp quản lý dòng tiền chưa hiệu quả.Trường hợp của Tổng công ty Văn hóa Sài Gòn (SCPC) được nêu ra. Đơn vị này đã phát sinh khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn 6 tháng đến 1 năm. Số dư tại 31/12/2021 là 10 tỷ đồng, lãi suất từ 5,5% đến 6%/năm.Trong khi đó, doanh nghiệp phải đi vay để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động. Khoản vay ngắn hạn 53,96 tỷ đồng, các khoản vay kỳ hạn 1 năm, lãi suất từ 7% đến 8%/năm.Kiểm toán cũng cho hay, nhiều đơn vị sử dụng tài sản cố định chưa hiệu quả. Tại Than – Khoáng sản Việt Nam TKV, cụm máy tuyển đa trọng lực không sử dụng. Cụm máy tuyển nổi - tuyển tách lưu huỳnh tại Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền Lào Cai - Vimico chưa sử dụng cho sản xuất kinh doanh.Dự án Cảng nội địa Lào Cai bắt đầu thực hiện từ quý I/2009 và phát sinh doanh thu từ năm 2010. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến năm 2021, hiệu quả dự án bị giảm sút mạnh. Hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục thua lỗ (năm 2017 lỗ 5,21 tỷ đồng, năm 2018 lỗ 6,10 tỷ đồng, năm 2019 lỗ 6,26 tỷ đồng).Kết quả kiểm toán thể hiện, nhiều dự án phải dừng, giãn tiến độ như Dự án Trung tâm Điều hành và giao dịch Vicem, Dự án Khu tổng hợp 122 Vĩnh Tuy, Dự án Nhà máy Kết cấu bê tông - Vật liệu xây dựng không nung và Dự án Cảng Vicem tại Đông Hồi với chi phí xây dựng dở dang tại 31/12/2021 lần lượt là 773,95 tỷ đồng; 60,06 tỷ đồng; 45,75 tỷ đồng và 2,44 tỷ đồng.Một số dự án của Tập đoàn EVN như: Ban Quản lý dự án Lưới điện TP.HCM, BQLDA Lưới điện phân phối TP.HCM; của Tổng công ty TKV: dự án Suối Lại chậm so với yêu cầu phê duyệt ban đầu 2 năm 2 tháng, dự án vận chuyển xít ngược chậm 4 năm so với mục tiêu ban đầu, rồi dự án vi kẽm phải xem xét, phê duyệt điều chỉnh thời gian hoàn thành đầu tư từ quý III/2017 thành quý IV/2022.
https://kevesko.vn/20230509/evn-lo-sao-lai-bat-dan-tra-tien-dien-cao-hon-doanh-nghiep-22907657.html
https://kevesko.vn/20230523/viet-nam-thieu-dien-va-lo-evn-pha-san-23184765.html
thành phố hồ chí minh
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/05/04/22832252_89:0:1684:1196_1920x0_80_0_0_69686a1025c98ffb9d1b87a06d43787e.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, công ty, thành phố hồ chí minh, lãi, doanh nghiệp, kinh tế
việt nam, công ty, thành phố hồ chí minh, lãi, doanh nghiệp, kinh tế
Trong đó, có thể kể đến một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Tổng công ty hàng hải Việt Nam (VIMC), Tổng công ty Xi măng Vicem, Tổng công ty Than – Khoáng sản TKV, Tổng Công ty Thuốc lá Vinataba, Tổng công ty Lương thực miền Bắc Vinafood 1, Tổng công ty Satra….
Lỗ nặng hoặc có khả năng mất vốn
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa gửi Quốc hội kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2021 và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn Nhà nước của 219 đơn vị thuộc 20 tập đoàn, tổng công ty và công ty.
Kết quả kiểm toán cho thấy, 19/20 đơn vị sản xuất kinh doanh có lãi. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tại một số đơn vị đạt tương đối cao.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra rằng, việc quản lý sử dụng vốn, tài sản của các
doanh nghiệp còn một số hạn chế.
Cụ thể, theo báo cáo, một số khoản đầu tư của tập đoàn, tổng công ty vào công ty liên doanh, liên kết, đầu tư dài hạn khác bị thua lỗ hoặc có khả năng mất vốn.
Kiểm toán Nhà nước dẫn chứng trường hợp của Tổng Công ty Phát triển Khu công nghiệp (Sonadezi), 4/22 công ty lỗ lũy kế đến 31/12/2021 là 111,61 tỷ đồng.
Tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam (Vinataba) có 2 khoản đầu tư lỗ lũy kế 158,67 tỷ đồng.
Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP. HCM (HFIC) có 10 khoản đầu tư lỗ lũy kế 1.111,12 tỷ đồng.
Tổng công ty Xi măng Việt Nam - Công ty mẹ - Vicem có 3/14 công ty và khoản đầu tư khác lỗ lũy kế 1.038,16 tỷ đồng.
Tổng công ty Bến Thành - TNHH MTV, 14/32 công ty lỗ lũy kế 764,2 tỷ đồng.
Đáng chú ý, Tổng công ty hàng hải Việt Nam (VIMC) có 9 công ty và 2 khoản đầu tư khác lỗ lũy kế 15.345 tỷ đồng.
Kết quả kiểm toán cũng nêu thực trạng nhiều công ty khác có mối quan hệ với VIMC cũng thua lỗ nặng. Điển hình như CTCP Cảng Sài Gòn có 2 công ty lỗ lũy kế 5.494,16 tỷ đồng. Trong đó, một công ty âm vốn chủ sở hữu 2.222,43 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp mất an toàn về tài chính
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ, nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Trong đó, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) có 5/17 công ty con lỗ lũy kế 4.958 tỷ đồng.
Cùng với đó, Vicem Tam Điệp, Vicem Hạ Long, Vicem Sông Thao; Công ty
cổ phần (CTCP) Lương thực Hà Bắc, CTCP Lương thực Nam Định, CTCP Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh, CTCP Lương thực Bình Trị Thiên, CTCP Lương thực Lương Yên, Công ty Liên doanh sản xuất chế biến và xuất khẩu gạo vào diện bị cảnh báo có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Ngoài ra, một số đơn vị đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Ví dụ, Tổng công ty Lương thực miền Bắc Vinafood 1 - có 7 công ty con và 2 khoản đầu tư khác không chia cổ tức trong năm 2021 do lợi nhuận thấp.
Có 8 công ty con của Vinafood 1 chia cổ tức với tỷ lệ 0,69%/tổng giá trị đầu tư. Vinafood 1 hiện có 9/24 công ty con lỗ lũy kế 381,86 tỷ đồng.
Trong khi đó, đối với Tập đoàn Than khoáng sản (TKV), công ty mẹ có 3 công ty con và 3 công ty liên doanh, liên kết chưa chia cổ tức do lợi nhuận không đủ để chia cổ tức hoặc còn lỗ lũy kế.
Thêm vào đó, 3 công ty con lỗ lũy kế 386,84 tỷ đồng. Trong đó, 2 công ty con năm 2021 không hoạt động. Một công ty thành lập để thực hiện dự án đầu tư nhưng đang tạm dừng đầu tư.
Gửi tiền lãi suất thấp, đi vay lãi suất cao, dùng tài sản cố định chưa hiệu quả
Báo cáo kiểm toán của
Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra một số trường hợp quản lý dòng tiền chưa hiệu quả.
Trường hợp của Tổng công ty Văn hóa Sài Gòn (SCPC) được nêu ra. Đơn vị này đã phát sinh khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn 6 tháng đến 1 năm. Số dư tại 31/12/2021 là 10 tỷ đồng, lãi suất từ 5,5% đến 6%/năm.
Trong khi đó, doanh nghiệp phải đi vay để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động. Khoản vay ngắn hạn 53,96 tỷ đồng, các khoản vay kỳ hạn 1 năm,
lãi suất từ 7% đến 8%/năm.
Kiểm toán cũng cho hay, nhiều đơn vị sử dụng tài sản cố định chưa hiệu quả. Tại Than – Khoáng sản Việt Nam TKV, cụm máy tuyển đa trọng lực không sử dụng. Cụm máy tuyển nổi - tuyển tách lưu huỳnh tại Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền Lào Cai - Vimico chưa sử dụng cho sản xuất kinh doanh.
Dự án Cảng nội địa Lào Cai bắt đầu thực hiện từ quý I/2009 và phát sinh
doanh thu từ năm 2010. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến năm 2021, hiệu quả dự án bị giảm sút mạnh. Hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục thua lỗ (năm 2017 lỗ 5,21 tỷ đồng, năm 2018 lỗ 6,10 tỷ đồng, năm 2019 lỗ 6,26 tỷ đồng).
Kết quả kiểm toán thể hiện, nhiều dự án phải dừng, giãn tiến độ như Dự án Trung tâm Điều hành và giao dịch Vicem, Dự án Khu tổng hợp 122 Vĩnh Tuy, Dự án Nhà máy Kết cấu bê tông - Vật liệu xây dựng không nung và Dự án Cảng Vicem tại Đông Hồi với chi phí xây dựng dở dang tại 31/12/2021 lần lượt là 773,95 tỷ đồng; 60,06 tỷ đồng; 45,75 tỷ đồng và 2,44 tỷ đồng.
Một số dự án của Tập đoàn EVN như: Ban Quản lý dự án Lưới điện TP.HCM, BQLDA Lưới điện phân phối TP.HCM; của Tổng công ty TKV: dự án Suối Lại chậm so với yêu cầu phê duyệt ban đầu 2 năm 2 tháng, dự án vận chuyển xít ngược chậm 4 năm so với mục tiêu ban đầu, rồi dự án vi kẽm phải xem xét, phê duyệt điều chỉnh thời gian hoàn thành đầu tư từ quý III/2017 thành quý IV/2022.