https://kevesko.vn/20230525/chuyen-gia-phap-giai-thich-ly-do-nato-se-khong-the-bat-dau-cuoc--chay-dua-vu-trang-moi-23231368.html
Chuyên gia Pháp giải thích lý do NATO sẽ không thể bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang mới
Chuyên gia Pháp giải thích lý do NATO sẽ không thể bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang mới
Sputnik Việt Nam
Các vấn đề trong kinh tế, xã hội và việc thiếu đầu tư vào tổ hợp công nghiệp quốc phòng trong nhiều thập kỷ qua sẽ không cho phép các quốc gia NATO tham gia... 25.05.2023, Sputnik Việt Nam
2023-05-25T19:01+0700
2023-05-25T19:01+0700
2023-05-25T19:02+0700
quan điểm-ý kiến
nato
cuộc khủng hoảng ở ukraina
ukraina
jens stoltenberg
dmitry peskov
sergei lavrov
chính trị
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/07/11/16396574_0:182:2993:1866_1920x0_80_0_0_8e106daa2d2239257ee6d8d22ded4cf3.jpg
Theo ông, nhiều quốc gia NATO đang phải đối mặt với các vấn đề kinh tế, tài chính, xã hội khiến họ không có đủ tiền để "khởi động lại ngành công nghiệp quốc phòng hùng mạnh, vốn có thể là điềm báo cho một cuộc chạy đua vũ trang mới".Delaward lưu ý sau 30 năm không đầu tư vào tổ hợp phòng thủ, các nước NATO trong mọi trường hợp sẽ cần một khoảng thời gian đáng kể để thiết lập sản xuất.Giảm tỷ trọng của các nước NATO trong nền kinh tế thế giớiÔng cũng nóirõ cần tính đến việc giảm đáng kể tỷ trọng của các nước NATO trong nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, ông chỉ ra tỷ trọng của EU và Mỹ trong GDP thế giới giảm dần trong những thập kỷ gần đây.Các nước NATO thừa nhận việc cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraina đang làm cạn kiệt kho dự trữ và không thể bổ sung kịp thời. Bộ trưởng Quốc phòng Hungary Krysztof Szalai-Bobrovnicki nói các nước châu Âu gửi vũ khí tới Ukraina sẽ gây rủi ro cho an ninh và giảm lượng dự trữ chiến lược của chính mình. Theo ông, ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu chưa sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của Ukraina, và để bổ sung nguồn dự trữ cũng như hỗ trợ thêm cho Kiev, "cần phải phát triển bằng cách nào đó".Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong các tuyên bố của mình liên tục kêu gọi tất cả các quốc gia thànhviêntăng chi tiêu quốc phòng. Ông hy vọng lãnh đạo các nước NATO tại hội nghị thượng đỉnh diễn raở Vilnius vào ngày 11-12 tháng 7 sẽ thỏa thuậnvề việc tăng chi tiêu quốc phòng, về mức tối thiểu là 2% GDP.Đồng thời, Ủy ban châu Âu tuyên bố nền kinh tế châu Âu "trong những thập kỷ tới" sẽ cần những khoản đầu tư lớn vào tổ hợp công nghiệp - quân sự. Cụ thể, các nước EU đồng ý đặt hàng chung mua đạn dược để bổ sung kho dự trữ cạn kiệt do cung cấp cho Ukraina.Nga phản đối việc cung cấp vũ khí cho UkrainaNga trước đó gửi công hàm tới các nước NATO về việccung cấp vũ khí cho Ukraina. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lưu ý bất kỳ lô hàng nào chứa vũ khí cho Ukraina sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của Nga. Bộ Ngoại giao Liên bang Nga tuyên bố các nước NATO đang "đùa với lửa" bằng cách cung cấp vũ khí cho Ukraina. Dmitry Peskov - thư ký báo chí của Tổng thống Liên bang Nga lưu ý việc cung cấp cho Ukraina vũ khí từ phương Tây không góp phần vào sự thành công của các cuộc đàm phán Nga - Ukraina và sẽ có tác động tiêu cực. Ông Lavrov tuyên bố Mỹ và NATO có liên quan trực tiếp đến cuộc xung đột ở Ukraina, "không chỉ bao gồm việc cung cấp vũ khí mà còn đào tạo nhân sự... trên lãnh thổ của Vương quốc Anh, Đức, Ý và các nước khác".
https://kevesko.vn/20230523/nato-nhan-thay-mot-chi-tiet-dang-lo-ngai-trong-qua-trinh-chuyen-doi-luc-luong-vu-trang-nga-23180304.html
ukraina
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/07/11/16396574_132:0:2861:2047_1920x0_80_0_0_3c618d4d3809e4362c555b8bcb85db25.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
quan điểm-ý kiến, nato, cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, jens stoltenberg, dmitry peskov, sergei lavrov, chính trị
quan điểm-ý kiến, nato, cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, jens stoltenberg, dmitry peskov, sergei lavrov, chính trị
Chuyên gia Pháp giải thích lý do NATO sẽ không thể bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang mới
19:01 25.05.2023 (Đã cập nhật: 19:02 25.05.2023) Các vấn đề trong kinh tế, xã hội và việc thiếu đầu tư vào tổ hợp công nghiệp quốc phòng trong nhiều thập kỷ qua sẽ không cho phép các quốc gia NATO tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang như thời Chiến tranh Lạnh, chuyên gia Pháp trong lĩnh vực chính sách đối ngoại và quốc phòng, tướng về hưu Dominique Delavarde nói với Sputnik.
"Ở hầu hết các quốc gia thành viên NATO, việc tăng cường sản xuất vũ khí và đầu tư vào quốc phòng còn lâu mới được thực hiện khi cần thiết. Đây chỉ là những tuyên bố ồn ào hơn là về thực tế các dự án đang triển khai", chuyên gia cho biết.
Theo ông, nhiều quốc gia
NATO đang phải đối mặt với các vấn đề kinh tế, tài chính, xã hội khiến họ không có đủ tiền để "khởi động lại ngành công nghiệp quốc phòng hùng mạnh, vốn có thể là điềm báo cho một cuộc chạy đua vũ trang mới".
Delaward lưu ý sau 30 năm không đầu tư vào tổ hợp phòng thủ, các nước NATO trong mọi trường hợp sẽ cần một khoảng thời gian đáng kể để thiết lập sản xuất.
Giảm tỷ trọng của các nước NATO trong nền kinh tế thế giới
Ông cũng nóirõ cần tính đến việc giảm đáng kể tỷ trọng của các nước NATO trong nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, ông chỉ ra tỷ trọng của EU và Mỹ trong GDP thế giới giảm dần trong những thập kỷ gần đây.
"Và con số này vẫn tiếp tục giảm", ông nói thêm.
Các nước NATO thừa nhận việc
cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraina đang làm cạn kiệt kho dự trữ và không thể bổ sung kịp thời. Bộ trưởng Quốc phòng Hungary Krysztof Szalai-Bobrovnicki nói các nước châu Âu gửi vũ khí tới Ukraina sẽ gây rủi ro cho an ninh và giảm lượng dự trữ chiến lược của chính mình. Theo ông, ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu chưa sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của Ukraina, và để bổ sung nguồn dự trữ cũng như hỗ trợ thêm cho Kiev, "cần phải phát triển bằng cách nào đó".
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong các tuyên bố của mình liên tục kêu gọi tất cả các quốc gia thànhviêntăng chi tiêu quốc phòng. Ông hy vọng lãnh đạo
các nước NATO tại hội nghị thượng đỉnh diễn raở Vilnius vào ngày 11-12 tháng 7 sẽ thỏa thuậnvề việc tăng chi tiêu quốc phòng, về mức tối thiểu là 2% GDP.
Đồng thời, Ủy ban châu Âu tuyên bố nền kinh tế châu Âu "trong những thập kỷ tới" sẽ cần những khoản đầu tư lớn vào tổ hợp công nghiệp - quân sự. Cụ thể, các nước EU đồng ý đặt hàng chung mua đạn dược để bổ sung kho dự trữ cạn kiệt do cung cấp cho Ukraina.
Nga phản đối việc cung cấp vũ khí cho Ukraina
Nga trước đó gửi công hàm tới các nước NATO về việccung cấp vũ khí cho Ukraina. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lưu ý bất kỳ lô hàng nào chứa vũ khí cho Ukraina sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của Nga. Bộ Ngoại giao Liên bang Nga tuyên bố các nước NATO đang "đùa với lửa" bằng cách cung cấp vũ khí cho Ukraina.
Dmitry Peskov - thư ký báo chí của Tổng thống Liên bang Nga lưu ý việc cung cấp cho Ukraina vũ khí từ phương Tây không góp phần vào sự thành công của các cuộc đàm phán Nga - Ukraina và sẽ có tác động tiêu cực. Ông Lavrov tuyên bố Mỹ và NATO có liên quan trực tiếp đến cuộc xung đột ở Ukraina, "không chỉ bao gồm việc cung cấp vũ khí mà còn đào tạo nhân sự... trên lãnh thổ của Vương quốc Anh, Đức, Ý và các nước khác".