Việt Nam: Hơn 1 triệu tỷ đồng ngân quỹ phải gửi ngân hàng và ‘cục máu đông’

© iStock.com / Holger Kleine Tiền VND
Tiền VND - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2023
Đăng ký
Hơn 1 triệu tỷ đồng tồn đọng ngân quỹ quốc gia đang được gửi ở Ngân hàng Nhà nước, lãi suất 0,8% tính đến tháng 5/2023 được ví như “cục máu đông” gây tắc nghẽn nền kinh tế.
Các ĐBQH trăn trở làm sao giải ngân vốn đầu tư công hiệu quả, nhất là với những địa phương đặc thù như TP.HCM hay Hà Nội – nơi “tấc đất tấc vàng”, nếu đền bù sai một ly là đi cả một dặm, gây ra tình trạng khiếu kiện, phức tạp, khó khăn hơn.

Vì sao hơn 1 triệu tỷ đồng ngân quỹ phải đem gửi ngân hàng?

Thông tin với báo chí bên hành lang Quốc hội tại phiên họp ngày 25/5, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết do nghẽn giải ngân vốn đầu tư công nên Bộ Tài chính phải gửi tiền ngân quỹ tại Ngân hàng Nhà nước, với lãi suất 0,8% một năm.
Dù đầu tư công - vốn được coi là nguồn lực dẫn dắt cho đầu tư tư nhân phát triển - hiện giải ngân rất thấp.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho hay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đạt gần 14,7% kế hoạch năm. Mức này mới đạt gần 15,7% kế hoạch Thủ tướng giao và thấp hơn cùng kỳ 2022 (18,48%).
Theo Luật Đầu tư công, có dự án mới được bố trí tiền, nhưng khâu chuẩn bị dự án "tắc" sẽ dẫn tới các khâu tiếp theo, như giải ngân vốn không thực hiện được.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lưu ý, xây dựng cơ bản gồm ba khâu: chuẩn bị đầu tư (lập dự án, thiết kế kỹ thuật, lập dự án, công tác mời thầu, đấu thầu, giải phóng mặt bằng), thực hiện đầu tư và quyết toán.
Đô la Mỹ, Việt Nam đồng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2023
Kinh tế Việt Nam yếu đi nhưng tiền Đồng đang bộc lộ sức mạnh trước USD
Trong các khâu trên, thì vướng mắc nhất là chuẩn bị đầu tư. Dự án được phê duyệt mới tính đến việc đền bù giải phóng mặt bằng - vốn diễn ra chậm, nên thời gian chuẩn bị đầu tư bị kéo dài.
“Đây cũng là lý do dẫn tới tình trạng vốn chờ dự án đủ thủ tục, khiến khoản tiền chuẩn bị cho giải ngân, quyết toán bị nghẽn”, - Bộ trưởng chỉ rõ.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tổng cầu (tiêu dùng xã hội, đầu tư tư nhân) giảm, theo Bộ trưởng Tài chính cần có giải pháp tăng tổng cầu để kích thích kinh tế.
Theo đó, đầu tư công nếu được giải ngân sẽ thúc đẩy kinh tế xã hội, các ngành nghề được thụ hưởng và dẫn dắt đầu tư tư nhân. Ông nhấn mạnh, phải sửa luật, có thể dùng một luật sửa nhiều luật, trong đó cần sửa Luật Đầu tư công mới có thể khắc phục tình trạng này.

“Cục máu đông” gây tắc nghẽn nền kinh tế

Phát biểu góp ý về vấn đề chậm giải ngân vốn đầu tư công, trong chương trình làm việc của Quốc hội ngày 25/5, thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế xã hội, ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch thường trực tỉnh Quảng Trị nêu bất cập về tồn đọng ngân quỹ quốc gia.
Theo ông, tồn dư ngân quỹ nhà nước đang gửi ở hệ thống ngân hàng hiện đã vượt hơn một triệu tỷ đồng.
"Đây là một vấn đề nhức nhối khi nước ta còn nghèo, luôn thiếu vốn cho đầu tư phát triển nhưng lại phải đối mặt với một nghịch lý tiền sẵn trong túi mà không tiêu được", Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Trị trăn trở.
Tiền giấy đô la Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2023
Việt Nam cho Mỹ vay nợ gần 37 tỷ USD và xu hướng làm suy yếu đồng đô la
Ông ví đây là “cục máu đông” gây tắc nghẽn dòng tiền trong nền kinh tế:
“Bởi tiền thuế, phí của doanh nghiệp và người dân nộp về Kho bạc Nhà nước lại "đắp chiếu" ở Ngân hàng Nhà nước và không quay lại được nền kinh tế do sự tắc nghẽn ở kênh giải ngân đầu tư công”, - ông Đồng nói.
ĐBQH Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh, cơ chế hiện nay cho phép Kho bạc Nhà nước được tối ưu hóa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, song vấn đề cần xem xét là sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ chưa thực sự tốt.

Sử dụng tiền không hiệu quả

Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội sáng nay 26/5, ông Trần Văn Lâm, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách băn khoăn, hơn 1 triệu tỷ đồng đang dư chủ yếu ở một số lĩnh vực như đầu tư công, cải cách tiền lương 200.000 tỷ đồng, đầu tư xây dựng cơ bản và một số khoản nhiệm vụ chi chuyển nguồn để tránh cắt khúc trong các khoản chi thường xuyên.
“Có tiền không tiêu được không hẳn do chính sách vướng, chủ yếu do thực thi dẫn tới tiền chậm đưa vào nền kinh tế, làm hạn chế tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội”, - ông Lâm nêu nguyên nhân.
Ông đánh giá, tồn đọng hơn một triệu tỷ đồng trong ngân quỹ là lãng phí, và chậm đưa vào khiến kinh tế mất đi động lực trong khi Việt Nam vẫn phải đi vạy, chịu lãi vay hơn 3 triệu tỷ đồng. Việc này cho thấy tính kém hiệu quả trong sử dụng đồng tiền.
Những người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2023
Động thái mới của Ngân hàng Nhà nước: Việt Nam tăng dự trữ đồng đô la
“Cả 1 triệu tỷ đồng chậm đưa vào thì chậm phát huy nguồn lực, trong khi chúng ta vẫn phải đi vay, chịu lãi vay hơn 3 triệu tỷ đồng. Mỗi năm bội chi làm chúng ta cũng phải vay 200.000 - 300.000 tỷ đồng, trong khi tiền có trong két mà không tiêu được. Đấy là sự lãng phí”, - ông Lâm thẳng thắn.

Cách để "tiêu" hơn 1 triệu tỷ đồng ngân quỹ

Trước đó, thảo luận về vấn đề “có tiền không tiêu được”, lãnh đạo nhiều Bộ, ban, ngành, địa phương đều chỉ rõ, nguyên nhân chậm giải ngân vốn đầu tư công có yếu tố chủ quan là năng lực quản lý, trách nhiệm các cơ quan chức năng trong chuẩn bị vốn đầu tư, thanh quyết toán bàn giao nghiệm thu công trình. Còn về yếu tố khách quan, mỗi địa phương có tính chất đặc thù khác nhau.
ĐBQH Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân, Ủy ban Tài chính ngân sách nói về thực trạng đáng lo ngại khi tiền trong ngân quỹ có mà không tiêu được do tắc nghẽn giải ngân vốn công, đồng thời đề nghị, Chính phủ cần có giải pháp mạnh tay hơn, chẳng hạn điều chuyển, xử lý cán bộ không thực hiện hết chức trách nhiệm vụ.
Ông Cường lập luận, nếu chỉ xử lý bằng các biện pháp hành chính sẽ khó giải quyết được thực tế hiện nay, bởi tâm lý e sợ, lo ngại trong thực thi công vụ phá phổ biến.
Do đó, giải pháp hiện nay là cần có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám vượt qua rào cản vì mục tiêu công việc, lợi ích chung để không bị kết vào sai phạm.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh tiếp Phó Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2023
IMF khẳng định luôn đồng hành cùng Việt Nam
“Tôi nghĩ rất cần có nghị quyết của Quốc hội cho phép các cơ quan thực thi công vụ được quyền hành động trong khuôn khổ, để bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm”, - ông Cường nhấn mạnh.
Nhiều đại biểu giữ quan điểm, việc giải ngân nhanh hay chậm phụ thuộc phần lớn vào khả năng thực thi chính sách của Chính phủ.
“Cần rà soát thể chế, quy định nào đang vướng do chúng ta tự đưa ra, tự cản trở mình thì phải sửa. Quốc hội có thể ban hành một luật sửa nhiều luật để tháo gỡ điểm nghẽn này”, - ĐBQH Trần Hoàng Ngân đề nghị.
Theo ông Trần Văn Lâm, trong khi chờ sửa luật, các thủ tục thực thi từ phía bộ, ngành cần được đơn giản hóa với quy trình rút ngắn hơn như các bước chuẩn bị hồ sơ, chuẩn bị dự án đầu tư, thanh quyết toán.
Cùng đó, cấp có thẩm quyền cho phép thí điểm cơ chế đặc thù tại một số địa phương, như cho phép chỉ định thầu, hoặc tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án để đẩy nhanh việc thực hiện. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, không cố đẩy tiền ra bằng mọi giá mà cần hiệu quả.
Đồng Việt Nam và đô la Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2022
Ngân hàng Nhà nước bị o ép vào cuộc chiến không cân sức giữa USD và Đồng Việt Nam
“Nếu đưa tiền ra mà làm thất thoát, lãng phí lớn hơn thì còn xót xa hơn. Cho nên không thể nóng vội mà đưa ra những giải pháp cực đoan, thay vào đó cần thận trọng để tránh nảy sinh thất thoát, lãng phí”, - ông Trần Văn Lâm kiến nghị.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала