https://kevesko.vn/20230607/dao-hai-nam-se-dua-nhung-tan-sau-rieng-dau-tien-ra-thi-truong-23462945.html
Đảo Hải Nam sẽ đưa những tấn sầu riêng đầu tiên ra thị trường
Đảo Hải Nam sẽ đưa những tấn sầu riêng đầu tiên ra thị trường
Sputnik Việt Nam
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đưa tin: những tấn sầu riêng đầu tiên được trồng trên đảo Hải Nam ở Biển Đông sẽ tung ra thị trường nội địa Trung Quốc... 07.06.2023, Sputnik Việt Nam
2023-06-07T16:54+0700
2023-06-07T16:54+0700
2023-06-07T17:12+0700
hải nam
trung quốc
đông nam á
quan điểm-ý kiến
tác giả
sầu riêng
châu á
kinh tế
kinh doanh
nhập khẩu
https://cdn.img.kevesko.vn/img/413/48/4134854_0:292:3122:2048_1920x0_80_0_0_9bf12a4d7eaf9c445db7bdae0aff9173.jpg
Loại quả nổi tiếng trên toàn thế giới với hương vị dễ chịu nhưng mùi khó chịu, sầu riêng đã trở nên rất phổ biến ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Người ta nói rằng người Trung Quốc có thể tiêu thụ tới 1 triệu tấn/ năm. Nhưng ở Trung Quốc cho đến gần đây , sầu riêng không được trồng, vì khí hậu để trồng loạiquả này chỉ thích hợp trên đảo Hải Nam. Để đáp ứng nhu cầu trái cây nhiệt đới của người dân, chính quyền Trung Quốc đàm phán với các nước láng giềng về việc mua sầu riêng.Cho đến gần đây, Thái Lan là nước xuất khẩu sầu riêng tươi số 1 sang Trung Quốc. Năm ngoái, vương quốc đã cung cấp cho Trung Quốc 780.000 tấn sầu riêng trị giá 3,1 tỷ USD.Từ năm 2019, Malaysia xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc nhưng chủ yếu ở dạng đông lạnh. Vào tháng 1 năm nay, Trung Quốc và Philippines đã ký thỏa thuận xuất khẩu trái cây của Philippines sang Trung Quốc trị giá 2 tỷ USD.Triển vọng nào cho Việt Nam?Từ tháng 9 năm ngoái, chính quyền Trung Quốc đã cho phép xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc. Các doanh nhân nhanh nhạy của cả hai nước đã khẩn trương bắt đầu việc kinh doanh sầu riêng. Trên lãnh thổ Trung Quốc ở vùng Choang Quảng Tây, họ bắt đầu xây dựng các kho lạnh để bảo quản trái cây và thiết lập chuỗi hậu cần để đảm bảo vận chuyển sầu riêng tươi đến bất kỳ nơi nào trong nội địa Trung Quốc trong vòng một đến ba ngày. Việc xây dựng các nhà kho dự kiến hoàn thành vào năm 2025 với chi phí khoảng 254 triệu USD.Các công ty chuyên xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc cũng đang được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh. Các chuyên gia tin rằng hướng thương mại này có triển vọng tốt - sầu riêng Việt Nam trên thị trường thế giới rẻ hơn 15% so với sầu riêng Thái Lan.Ngoại giao sầu riêngTrên đảo Hải Nam , sầu riêng bắt đầu được trồng vào năm 1950, nhưng chỉ đến bây giờ, nhờ những công nghệ hiện đại nhất, vụ thu hoạch loại quả này mới được thị trường quan tâm. Năm nay, đảo sẽ cung cấp cho cả nước 2.450 tấn quả có mùi khó ngửi này.Liệu sầu riêng trong nước có cạnh tranh được với nông sản của nông dân các nước Đông Nam Á hay không? Cho đến nay điều này là không khả quan. Năm ngoái, Trung Quốc nhập khẩu 824.000 tấn sầu riêng. Như vậy, chúng ta thấy rằng Hải Nam có thể cung cấp chỉ một phần rất nhỏ nhu cầu của người dân Trung Quốc. Và hương vị của sầu riêng Trung Quốc thấp hơn so với quả nhập khẩu. Chuyên gia Aaron Rabena từ một trong những trung tâm nghiên cứu ở Philippines cho rằng "khối lượng thu gom trái cây nhiệt đới ở Hải Nam sẽ không thể đáp ứng nhu cầu, bên cạnh đó, sản xuất hiện giờ vẫn chưa ổn định".Tất nhiên, có một số chuyên gia tin rằng người Trung Quốc sẽ sớm có thể tự cung tự cấp sầu riêng, nhưng điều này vẫn chưa chắc chắn.Ngoài luật kinh doanh, còn có chính trị. Ngày nay, việc Bắc Kinh sử dụng "ngoại giao sầu riêng" là điều hiển nhiên. Để duy trì mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, chính quyền Trung Quốc sử dụng rộng rãi chủ đề cung cấp sầu riêng như một cử chỉ thiện chí, bởi vì bằng cách mua trái cây ở các nước Đông Nam Á, họ giúp nông dân địa phương kiếm được nhiều tiền nhờ thị trường tiêu thụ rộng lớn của Trung Quốc. Hình ảnh của Trung Quốc đang trở nên tốt hơn trong mắt các nước láng giềng. Do đó, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã mở cửa biên giới cho trái cây từ các nước láng giềng nhập vào. Tính đến tư cách thành viên của các quốc gia này và Trung Quốc trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), có thể hình dung mức thuế hải quan có lợi nào được áp dụng cho các thương vụ này.Vì hòa bình và tình bạn, có thể chịu đựng mùi sầu riêng khó chịu.
https://kevesko.vn/20230401/sau-rieng-viet-nam-khong-so-sau-rieng-thai-lan-trung-quoc-22149724.html
hải nam
trung quốc
đông nam á
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/413/48/4134854_0:0:2732:2048_1920x0_80_0_0_e2ddee7caa0967b59e4b64b4f646a87a.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
hải nam, trung quốc, đông nam á, quan điểm-ý kiến, tác giả, sầu riêng, châu á, kinh tế, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu
hải nam, trung quốc, đông nam á, quan điểm-ý kiến, tác giả, sầu riêng, châu á, kinh tế, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu
Đảo Hải Nam sẽ đưa những tấn sầu riêng đầu tiên ra thị trường
16:54 07.06.2023 (Đã cập nhật: 17:12 07.06.2023) Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đưa tin: những tấn sầu riêng đầu tiên được trồng trên đảo Hải Nam ở Biển Đông sẽ tung ra thị trường nội địa Trung Quốc vào tháng 6, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.
Loại quả nổi tiếng trên toàn thế giới với hương vị dễ chịu nhưng mùi khó chịu, sầu riêng đã trở nên rất phổ biến ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Người ta nói rằng người Trung Quốc có thể tiêu thụ tới 1 triệu tấn/ năm. Nhưng ở Trung Quốc cho đến gần đây , sầu riêng không được trồng, vì khí hậu để trồng loạiquả này chỉ thích hợp trên đảo Hải Nam. Để đáp ứng nhu cầu trái cây nhiệt đới của người dân, chính quyền Trung Quốc đàm phán với các nước láng giềng về việc mua sầu riêng.
Cho đến gần đây,
Thái Lan là nước xuất khẩu sầu riêng tươi số 1 sang Trung Quốc. Năm ngoái, vương quốc đã cung cấp cho Trung Quốc 780.000 tấn sầu riêng trị giá 3,1 tỷ USD.Từ năm 2019, Malaysia xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc nhưng chủ yếu ở dạng đông lạnh. Vào tháng 1 năm nay, Trung Quốc và Philippines đã ký thỏa thuận xuất khẩu trái cây của Philippines sang Trung Quốc trị giá 2 tỷ USD.
Triển vọng nào cho Việt Nam?
Từ tháng 9 năm ngoái, chính quyền Trung Quốc đã cho phép xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc. Các doanh nhân nhanh nhạy của cả hai nước đã khẩn trương bắt đầu việc kinh doanh sầu riêng. Trên lãnh thổ Trung Quốc ở vùng Choang Quảng Tây, họ bắt đầu xây dựng các kho lạnh để bảo quản trái cây và thiết lập chuỗi hậu cần để đảm bảo vận chuyển sầu riêng tươi đến bất kỳ nơi nào trong nội địa Trung Quốc trong vòng một đến ba ngày. Việc xây dựng các nhà kho dự kiến hoàn thành vào năm 2025 với chi phí khoảng 254 triệu USD.Các công ty chuyên xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc cũng đang được thành lập tại
thành phố Hồ Chí Minh. Các chuyên gia tin rằng hướng thương mại này có triển vọng tốt - sầu riêng Việt Nam trên thị trường thế giới rẻ hơn 15% so với sầu riêng Thái Lan.
Trên đảo Hải Nam , sầu riêng bắt đầu được trồng vào năm 1950, nhưng chỉ đến bây giờ, nhờ những công nghệ hiện đại nhất, vụ thu hoạch loại quả này mới được thị trường quan tâm. Năm nay, đảo sẽ cung cấp cho cả nước 2.450 tấn quả có mùi khó ngửi này.
Liệu sầu riêng trong nước có cạnh tranh được với nông sản của nông dân các nước Đông Nam Á hay không? Cho đến nay điều này là không khả quan. Năm ngoái,
Trung Quốc nhập khẩu 824.000 tấn sầu riêng. Như vậy, chúng ta thấy rằng Hải Nam có thể cung cấp chỉ một phần rất nhỏ nhu cầu của người dân Trung Quốc. Và hương vị của sầu riêng Trung Quốc thấp hơn so với quả nhập khẩu. Chuyên gia Aaron Rabena từ một trong những trung tâm nghiên cứu ở Philippines cho rằng "khối lượng thu gom trái cây nhiệt đới ở Hải Nam sẽ không thể đáp ứng nhu cầu, bên cạnh đó, sản xuất hiện giờ vẫn chưa ổn định".
Tất nhiên, có một số chuyên gia tin rằng người Trung Quốc sẽ sớm có thể tự cung tự cấp sầu riêng, nhưng điều này vẫn chưa chắc chắn.
Ngoài luật kinh doanh, còn có chính trị. Ngày nay, việc Bắc Kinh sử dụng "ngoại giao sầu riêng" là điều hiển nhiên. Để duy trì mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, chính quyền Trung Quốc sử dụng rộng rãi chủ đề cung cấp sầu riêng như một cử chỉ thiện chí, bởi vì bằng cách mua trái cây ở các nước
Đông Nam Á, họ giúp nông dân địa phương kiếm được nhiều tiền nhờ thị trường tiêu thụ rộng lớn của Trung Quốc. Hình ảnh của Trung Quốc đang trở nên tốt hơn trong mắt các nước láng giềng. Do đó, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã mở cửa biên giới cho trái cây từ các nước láng giềng nhập vào. Tính đến tư cách thành viên của các quốc gia này và Trung Quốc trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), có thể hình dung mức thuế hải quan có lợi nào được áp dụng cho các thương vụ này.
Vì hòa bình và tình bạn, có thể chịu đựng mùi sầu riêng khó chịu.