Hà Nội thoái sạch vốn Nhà nước khỏi 23 doanh nghiệp, nhiều tên tuổi gây bất ngờ

© Depositphotos.com / TeamtimeHoạt động của máy bốc dỡ vật liệu tại xí nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Hoạt động của máy bốc dỡ vật liệu tại xí nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2023
Đăng ký
Hà Nội sẽ cổ phần hóa 2 doanh nghiệp, sáp nhập 1 doanh nghiệp và thoái toàn bộ vốn nhà nước đầu tư tại 23 doanh nghiệp.
Thành phố sẽ giữ nguyên phần vốn nhà nước đầu tư tại 4 doanh nghiệp, rà soát, xây dựng phương án riêng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 4 doanh nghiệp.

Hà Nội sẽ cổ phần hóa, thoái vốn, sáp nhập những doanh nghiệp nhà nước nào?

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 166/KH-UBND về sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025.
Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022, phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022-2025, thành phố Hà Nội thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND thành phố giai đoạn 2022-2025.
Theo Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, kế hoạch nhằm sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND TP Hà Nội theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước.
Thành phố cũng mong muốn tạo điều kiện để doanh nghiệp Nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế Nhà nước, có vai trò dẫn dắt, mở đường cho các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác trong việc thực hiện các nhiệm vụ lớn, quan trọng của thủ đô, quản lý chặt chẽ, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo Kế hoạch được công bố, giai đoạn 2022-2025, thành phố Hà Nội duy trì hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với 18 doanh nghiệp gồm 2 Tổng công ty: Du lịch Hà Nội và Vận tải Hà Nội; 16 Công ty TNHH MTV: Đường sắt Hà Nội, Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, Xổ số kiến thiết Thủ đô, Công viên Cây xanh Hà Nội, Công viên Thống Nhất, Vườn thú Hà Nội, Đầu tư phát triển Thủy lợi Hà Nội, Thủy lợi Sông Tích, Đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Đáy, Đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Nhuệ, Nước sạch Hà Đông, Nước sạch Hà Nội, Thoát nước Hà Nội, Môi trường đô thị Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội, Xuất nhập khẩu du lịch và đầu tư Hồ Gươm.
Thành phố Hồ Chí Minh tập trung khởi động nhiều dự án quan trọng - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2023
Chuyện gì đang xảy ra với doanh nghiệp bất động sản Việt Nam?
UBND TP. Hà Nội sẽ cổ phần hóa 2 doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội (tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ sau cổ phần hóa: từ 50% trở xuống); Công ty TNHH một thành viên Chiếu sáng và Thiết bị đô thị Hà Nội (tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ sau cổ phần hóa: trên 50% đến dưới 65%).
Hà Nội sẽ sáp nhập 1 doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội.
Đáng chú ý, thành phố sẽ thoái toàn bộ vốn nhà nước đầu tư tại 23 doanh nghiệp gồm các Công ty cổ phần: Bao bì 277 Hà Nội, Xuất nhập khẩu Haneco, 18-4 Hà Nội, Sách Hà Nội, Cơ điện Trần Phú, Truyền hình cáp Hà Nội, Kinh doanh và Đầu tư Việt Hà, Địa chính Hà Nội, Cơ điện công trình, Giầy Thượng Đình, Điện tử Giảng Võ, Đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế, Khảo sát đo đạc HCGC Hà Nội, Đầu tư khai thác Hồ Tây, Giầy Thụy Khuê, Môi trường đô thị Hà Đông, Thống Nhất Hà Nội, Dệt 19/5 Hà Nội, Mai Động, Truyền thông Nghe nhìn Hà Nội, Sản xuất Dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm; Công ty Liên danh Norfolk Hatexco; Công ty TNHH Tập đoàn sản xuất hàng dệt may 19/5 Hà Nội
Đối với 4 doanh nghiệp gồm Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC; Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội; Công ty cổ phần Hanel; Công ty cổ phần Kim khí Thăng Long, UBND TP yêu cầu rà soát, đề xuất phương án sắp xếp đối với doanh nghiệp giai đoạn 2022 - 2025, báo cáo UBND TP (thông qua Sở Tài chính) trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định và thẩm quyền; làm căn cứ tổ chức thực hiện.
Đối với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, UBND TP. Hà Nội yêu cầu tập trung triển khai xử lý tồn tại về tài chính, tài sản trong năm 2023.
Cùng với đó là hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2024-2025 theo đúng tiến độ đã được Thủ tướng phê duyệt.
Bà Rịa-Vũng Tàu: Xuất khẩu tiếp tục gặp khó - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2023
Hơn 80% doanh nghiệp đánh giá tiêu cực về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2023
Thành phố cũng nỗ lực hoàn thành thoái vốn đối với 7 doanh nghiệp trong năm 2024 (tỷ lệ 30%) và 16 doanh nghiệp trong năm 2025 (tỷ lệ 70%).
UBND TP cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, tham mưu UBND TP. Hà Nội xử lý theo thẩm quyền đối với các DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc thành phố có các dự án đầu tư chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài.
Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, tổng hợp, báo cáo UBND TP. Hà Nội đối với việc quản lý, sử dụng đất của các DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định; đồng thời tham mưu UBND TP phương án xử lý, thu hồi đối với các địa điểm đất doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích, không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.

Những cái tên gây chú ý

Trong số danh sách 23 doanh nghiệp UBND Hà Nội dự định thoái vốn, có những doanh nghiệp đang có quỹ đất lớn tại khu đất vàng. Theo Nhịp sống thị trường, điển hình như trường hợp của Công ty Cổ phần Giày Thượng Đình (GTD) với khu đất có diện tích 36.105 m2 tại số 277 Nguyễn Trãi, Hà Nội. Tuy nhiên, Thượng Đình đã có lịch sử nhiều năm thua lỗ. Hay như CTCP Sách Hà Nội (Vietbook) đang sở hữu hơn 35% Công ty TNHH Trung tâm Quốc tế, công ty sở hữu Tòa nhà văn phòng cho thuê hạng A cao cấp International Centre Hà Nội tọa lạc số 17 Ngô Quyền với diện tích trên 7.000 m2.
Một số doanh nghiệp có lãi lớn như CTCP Cơ điện Trần Phú - một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện. Được thành lập từ năm 1965, hiện nay, Trần Phú ghi nhận mức doanh thu trên 2.500 tỷ và lợi nhuận hơn 200 tỷ đồng mỗi năm.
CTCP Đầu tư và Kinh doanh Việt Hà (mã CK: VHI), Hanel (HNE), Thống Nhất Hà Nội - chủ sở hữu thương hiệu xe đạp Thống Nhất cũng là những cái tên gây chú ý trong danh sách các công ty mà UBND Hà Nội sẽ thực hiện thoái vốn.
Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2023
Doanh nghiệp phương Tây rút khỏi Nga là cơ hội lớn cho Việt Nam
Cũng theo ghi nhận, 2 doanh nghiệp bất động sản sẽ được rà soát, xây dựng phương án riêng là Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC; Tổng Cty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội (Handico) đều thu lợi nhuận cao hàng năm.
Trong đó, UDIC có mức lợi nhuận dao động quanh mức 400 tỷ/năm còn Handico vào khoảng 300 tỷ/năm.
Được biết, các đơn vị thành viên của 2 tổng công ty này đã triển khai rất nhiều dự án bất động sản lớn tại khu vực Hà Nội.
Riêng UDIC hiện nắm 30% vốn của Cty TNHH Phát Triển Khu đô thị Nam Thăng Long - đơn vị phát triển dự án Ciputra Hanoi cũng như nắm gần 24% vốn tại tòa tháp Hanoi Tower.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала