https://kevesko.vn/20230610/viet-nam-dap-tra-tuyen-bo-gay-phan-no-cua-trung-quoc-ve-tau-huong-duong-hong-10-23522467.html
Việt Nam đáp trả tuyên bố gây phẫn nộ của Trung Quốc về tàu Hướng Dương Hồng 10
Việt Nam đáp trả tuyên bố gây phẫn nộ của Trung Quốc về tàu Hướng Dương Hồng 10
Sputnik Việt Nam
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã đưa ra phản ứng trước tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân về hoạt động... 10.06.2023, Sputnik Việt Nam
2023-06-10T21:10+0700
2023-06-10T21:10+0700
2023-06-10T21:07+0700
biển đông
việt nam
bộ ngoại giao việt nam
trung quốc
an ninh quốc phòng
chính trị
trường sa
hoàng sa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/03/1f/22135333_0:0:2048:1153_1920x0_80_0_0_6149043e33645ab5e5a718c77f3becd4.jpg
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã có phát biểu tuyên bố Trung Quốc có chủ quyền với "quần đảo Nam Sa và vùng biển lân cận", ngụ ý đề cập tới khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.Phản ứng của Việt NamNgày 10/6, bà Phạm Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã trả lời câu hỏi của phóng viên về đề nghị bình luận phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 6/6 về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc.Theo đó, bà Hằng khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh quy chế pháp lý của quần đảo Trường Sa và các thực thể của quần đảo này đã được xác định rõ theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.Cũng theo bà Hằng, điều này thể hiện tinh thần trách nhiệm, xây dựng và đóng góp thiết thực của các nước liên quan vào sự hòa bình, ổn định, hợp tác và thượng tôn pháp luật ở khu vực, trong đó có Biển Đông.Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với Trung QuốcTrước đó, ngày 25/5, báo chí cũng đặt câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 và lực lượng tàu hải cảnh, tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thời gian qua.Trả lời vấn đề này, bà Phạm Thu Hằng cho biết Bộ Ngoại giao và nhà chức trách Việt Nam đã giao thiệp nhiều lần với Trung Quốc, triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.Việt Nam yêu cầu các cơ quan liên quan của Trung Quốc tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, chấm dứt ngay hoạt động xâm phạm, rút tàu Hướng Dương Hồng 10 và các tàu hải cảnh, tàu cá ra khỏi vùng biển Việt Nam;Tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển ở Biển Đông, đóng góp vào việc phát triển quan hệ hai nước.Phát ngôn của đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc gây "phẫn nộ"Trước đó, tại cuộc họp báo hôm 6/6, trước yêu cầu bình luận về thông tin nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã cho rằng Trung Quốc có chủ quyền với "quần đảo Nam Sa và vùng biển lân cận", ngụ ý đề cập tới khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.Ông Uông còn khẳng định, "việc nhóm tàu Trung Quốc thực hiện các hoạt động nghiên cứu bình thường trong vùng biển thuộc quyền tài phán của chúng tôi là hợp pháp. Không có chuyện tàu của chúng tôi đi vào vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác".Theo SCMP, vào đầu tháng 5 vừa qua, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 được hộ tống bởi 2 tàu hải cảnh và nhiều tàu cá Trung Quốc đã di chuyển hướng đến khu vực bãi Tư Chính nằm trong EEZ của Việt Nam.Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc rút nhóm tàu này khỏi vùng biển Việt Nam. Ngày 5/6, nhóm tàu này đã rời vùng biển Việt Nam và hướng về đảo Hải Nam của Trung Quốc, Reuters dẫn lời Ray Powell, lãnh đạo Dự án Myoushu về Biển Đông của Đại học Stanford, Mỹ.Lần gần nhất Trung Quốc đưa tàu hướng vào khu vực bãi Tư Chính là hồi tháng 7/2019. Khi đó, tàu nghiên cứu Hải dương Địa chất 8 hoạt động trong vùng biển này cùng ít nhất 4 tàu hải cảnh Trung Quốc trong suốt hơn 2 tháng.
https://kevesko.vn/20230601/viet-nam-theo-doi-sat-tau-huong-duong-hong-10-tren-bien-dong-23367803.html
https://kevesko.vn/20230531/bien-dong-my-noi-muon-giup-viet-nam-23335548.html
biển đông
trung quốc
trường sa
hoàng sa
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/03/1f/22135333_303:0:2048:1309_1920x0_80_0_0_98bfb7e8497995988931c4bf2d950400.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bộ ngoại giao việt nam, trung quốc, an ninh quốc phòng, chính trị, trường sa, hoàng sa
việt nam, bộ ngoại giao việt nam, trung quốc, an ninh quốc phòng, chính trị, trường sa, hoàng sa
Việt Nam đáp trả tuyên bố gây phẫn nộ của Trung Quốc về tàu Hướng Dương Hồng 10
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã đưa ra phản ứng trước tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 Trung Quốc tại vùng của EEZ Việt Nam.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Uông Văn Bân đã có phát biểu tuyên bố Trung Quốc có chủ quyền với "quần đảo Nam Sa và vùng biển lân cận", ngụ ý đề cập tới khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 10/6, bà
Phạm Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã trả lời câu hỏi của phóng viên về đề nghị bình luận phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 6/6 về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc.
Theo đó, bà Hằng khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và
quần đảo Hoàng Sa.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh quy chế pháp lý của quần đảo Trường Sa và các thực thể của quần đảo này đã được xác định rõ theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
"Chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của một quốc gia được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nước ven biển, trong đó có Việt Nam phải được tôn trọng", - đại diện Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.
Cũng theo bà Hằng, điều này thể hiện tinh thần trách nhiệm, xây dựng và đóng góp thiết thực của các nước liên quan vào sự hòa bình, ổn định, hợp tác và thượng tôn pháp luật ở khu vực, trong đó có Biển Đông.
Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với Trung Quốc
Trước đó, ngày 25/5, báo chí cũng đặt câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 và lực lượng tàu hải cảnh, tàu cá
Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thời gian qua.
Trả lời vấn đề này, bà Phạm Thu Hằng cho biết Bộ Ngoại giao và nhà chức trách Việt Nam đã giao thiệp nhiều lần với Trung Quốc, triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.
Việt Nam yêu cầu các cơ quan liên quan của Trung Quốc tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, chấm dứt ngay hoạt động xâm phạm, rút tàu Hướng Dương Hồng 10 và các tàu hải cảnh, tàu cá ra khỏi vùng biển Việt Nam;
Tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển ở Biển Đông, đóng góp vào việc phát triển quan hệ hai nước.
Phát ngôn của đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc gây "phẫn nộ"
Trước đó, tại cuộc họp báo hôm 6/6, trước yêu cầu bình luận về thông tin nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã cho rằng Trung Quốc có chủ quyền với "quần đảo Nam Sa và vùng biển lân cận", ngụ ý đề cập tới khu vực
quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ông Uông còn khẳng định, "việc nhóm tàu Trung Quốc thực hiện các hoạt động nghiên cứu bình thường trong vùng biển thuộc quyền tài phán của chúng tôi là hợp pháp. Không có chuyện tàu của chúng tôi đi vào vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác".
Theo SCMP, vào đầu tháng 5 vừa qua, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 được hộ tống bởi 2 tàu hải cảnh và nhiều tàu cá Trung Quốc đã di chuyển hướng đến khu vực bãi Tư Chính nằm trong EEZ của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc rút nhóm tàu này khỏi vùng biển Việt Nam. Ngày 5/6, nhóm tàu này đã rời vùng biển Việt Nam và hướng về đảo Hải Nam của Trung Quốc, Reuters dẫn lời Ray Powell, lãnh đạo Dự án Myoushu về
Biển Đông của Đại học Stanford, Mỹ.
Lần gần nhất Trung Quốc đưa tàu hướng vào khu vực bãi Tư Chính là hồi tháng 7/2019. Khi đó, tàu nghiên cứu Hải dương Địa chất 8 hoạt động trong vùng biển này cùng ít nhất 4 tàu hải cảnh Trung Quốc trong suốt hơn 2 tháng.