Đường sắt Cát Linh – Hà Đông gây bất ngờ

© AFP 2023 / Nhac NguyenĐường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.
Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.06.2023
Đăng ký
Trước phát biểu của Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng rằng, sau 19 tháng vận hành, bản thân ông cũng bất ngờ khi đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã có lãi trăm tỷ, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội có lý giải cụ thể về vấn đề này.
Theo Hanoi Metro, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông chưa có lãi và tiếp tục cần trợ giá của chính quyền thành phố.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông bất ngờ báo lãi gần 100 tỷ đồng

Trong buổi trả lời chất vấn ngày 8/6, Bộ trường Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng đã nêu thông tin bất ngờ về đường sắt đô thị trên cao Cát Linh – Hà Đông.
Theo đó, sau thời gian hơn một năm rưỡi đi vào vận hành chính thức, đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã có lãi trăm tỷ.
"Tôi rất bất ngờ, sau 19 tháng vận hành, đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông mỗi ngày có 31.000 - 33.000 người đi, cao điểm 55.000 người/ngày. Tàu chạy 6 phút/chuyến, lần đầu tiên báo lãi gần 100 tỷ đồng", - Bộ trưởng cho biết.
Thực tế, việc "lãi trăm tỷ" của Cát Linh – Hà Đông không chỉ gây bất ngờ cho chính Bộ trưởng Giao thông vận tải, mà còn cả dư luận.
Tuy nhiên, về phía Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), số tiền 100 tỷ đồng này chưa phải lợi nhuận.
Đường sắt tốc độ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2023
Việt Nam nghiên cứu 2 phương án đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam

Hanoi Metro nói gì?

Theo lý giải của Hanoi Metro, để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng, chính quyền Hà Nội áp dụng chính sách trợ giá từ ngân sách để một mặt đảm bảo nguồn tài chính cho vận hành tuyến, mặt khác đảm bảo lợi ích cho người sử dụng dịch vụ.
Nguồn thu năm 2022 của công ty ngoài doanh thu từ vé đã có trợ giá của thành phố theo đơn giá tạm thời. Con số chênh lệch thu chi trong báo cáo tài chính của công ty theo quy định của tài chính nếu thu – chi mà dương thì gọi lại lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi nhuận này chỉ tính trên trợ giá của chính quyền thành phố.
Đồng thời, định mức và đơn giá của thành phố để đặt hàng là tính bình quân cho cả một quá trình.
Tuy nhiên, trong hai năm đầu đoàn tàu, trang thiết bị và hạ tầng còn mới nên các chi phí phát sinh chưa nhiều. Đặc biệt là nhiều loại vật tư phụ tùng sửa chữa đắt tiền do đơn vị bảo hành chi.
Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cũng dự báo, hết thời gian bảo hành các chi phí này sẽ phát sinh và tăng dần.
Chính vì vậy theo kế hoạch tài chính năm 2023 của công ty dự kiến lợi nhuận còn thấp hơn lãi định mức trong đơn giá đặt hàng của thành phố. Theo báo Pháp luật TP.HCM dẫn lời đại diện Hanoi Metro cho biết, công ty đã báo cáo liên ngành về phương án xử lý chênh lệch thu chi 96 tỷ năm 2022 trên cơ sở cân đối hợp lý nguồn để đảm bảo duy trì vận hành tuyến, đảm bảo quyền lợi cho hành khách và quyền lợi cho người lao động theo quy định.
Tàu cao tốc Shinkansen - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.05.2023
Hà Nội sẽ làm đường sắt tốc độ cao Hà Nội-Vinh, xây thêm 1 sân bay quốc tế

Giảm thiểu ùn tắc

Như đã biết, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông chính thức đưa vào vận hành khai thác ngày 6/11/2021.
Đến hết ngày 11/6, tuyến Cát Linh – Hà Đông vận hành được 583 ngày an toàn, vận chuyển được trên 13,7 triệu hành khách.
Đây là kịch bản tốt nhất về vận hành tuyến 2 năm đầu đã được thống nhất giữa Bộ GTVT và UBND Hà Nội.
Hiện tại, mỗi ngày có trên 3 vạn hành khách đi lại trên tuyến Cát Linh – Hà Đông trong đó 47% là những người đi làm, 45% là những người đi học và 8% là đi lại với mục đích khác nhau.
Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, nếu như thời gian đầu hành khách đi lại trên tuyến chủ yếu là những người đi trải nghiệm thì hiện tại đã trở thành hành khách đi lại thường xuyên bằng vé tháng với tỷ lệ bình quân trong ngày chiếm 70%, đặc biệt khách đi lại bằng vé tháng trong giờ cao điểm chiếm trên 85%.
"Điều này thực sự đã góp phần giảm thiểu mật độ phương tiện trên hành lang tuyến giờ cao điểm, từng bước giảm thiểu ùn tắc giao thông", - Hanoi Metro nhấn mạnh.
Trước đó, tại nghị trường Quốc hội, trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về tình trạng ùn tắc giao thông tại các khu đô thị lớn, nhất là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đã chỉ rõ, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông ở 2 thành phố lớn nhất cả nước.
Đường sắt cao tốc  - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2023
Việt Nam sẽ làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam vận tốc 200km/h?
Theo ông, để giải quyết thực trạng ùn tắc giao thông, cần nhiều thời gian. Bởi thực tế, kinh nghiệm từ các thành phố lớn có tiềm lực kinh tế như Tokyo, Bắc Kinh, cũng mất một thời gian dài mới giải quyết được vấn đề ùn tắc.
Với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho rằng cần phải quản lý, siết chặt quy hoạch đô thị gắn với quy mô dân số.
Nếu không kiểm soát quy hoạch đô thị, vùng trung tâm, đô thị lõi tiếp tục mọc lên các khu đô thị, nhà cao tầng thì nguy cơ ùn tắc sẽ tiếp tục tiếp diễn.
Ngoài ra, trong quá trình quản lý quy hoạch đô thị, dù Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh rất cố gắng nhưng hiện chỉ dành được 8-9% đất cho giao thông, trong khi mục tiêu đặt ra từ 16-26%. Đặc biệt, bãi đỗ xe ở hai thành phố cũng rất khiêm tốn.
Bộ trưởng Thắng khẳng định, giao thông công cộng rất cần thiết cho các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
"Thời gian tới, Bộ GTVT sẽ phối hợp với hai thành phố này phát triển giao thông công cộng, trong đó là đường sắt đô thị", - ông Thắng khẳng định.
Bên cạnh phát triển giao thông công cộng, theo Bộ trưởng GTVT, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cần sắp xếp mở rộng không gian ra bên ngoài, cùng với làm đường Vành đai 3 và Vành đai 4 để các phương tiện không phải đi vào nội thành.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала