Nhà đầu tư quốc tế rời bỏ điện gió Việt Nam, chuyện gì đang xảy ra?

© Ảnh : Leafletnhà máy điện gió
nhà máy điện gió - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.06.2023
Đăng ký
Các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam có tiềm năng về điện gió lớn nhất Đông Nam Á, vượt xa những nước khác. Một số nhà đầu tư quốc tế đã đến và thành lập văn phòng ở Việt Nam.
Tuy nhiên, việc hướng dẫn chưa rõ ràng nên nhiều dự án điện gió đang được khảo sát phải dừng lại. Thị trường trầm lắng hơn đã khiến các nhà đầu tư quốc tế bắt đầu chần chừ cân nhắc khi đầu tư vào Việt Nam.

Sự chuyển dịch trong ngành công nghiệp năng lượng

Sáng 14/6, tại Hà Nội đã diễn ra các phiên chuyên đề trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 (Vietnam Industry 4.0) năm 2023 do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức.
Hội thảo Vietnam Industry 4.0 năm 2023 là sự kiện thường niên do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương và tập đoàn IEC tổ chức.
Sự kiện đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các bên nhằm thúc đẩy chuyển đối số quốc gia, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại Việt Nam trong nhiều năm qua.
Năm nay, với mục tiêu thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hội thảo sẽ xoay quanh chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nhanh và bền vững để tạo đột phá rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Trong phiên chuyên đề, các đại biểu đã thảo luận về chủ đề: "Xu hướng công nghệ và giải pháp phát triển ngành công nghiệp năng lượng của Việt Nam trong Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” tại phiên chuyên đề 3.
Nhà máy điện gió AC Energy tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2023
Là cường quốc điện gió nhưng vì sao Việt Nam phải mua điện từ Lào và Trung Quốc?
Phát biểu tại phiên thảo luận, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, cho rằng Quy hoạch Điện VIII đặt mục tiêu cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân xấp xỉ 7%/năm giai đoạn 2021 - 2030, khoảng 6,5 - 7,5%/năm giai đoạn 2031 – 2050.
Quy hoạch Điện VIII tập trung phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện, đạt tỷ lệ khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu năng lượng tái tạo chiếm 47%. Định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong sản xuất điện chiếm đến 67,5 - 71,5%.
Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, ngành năng lượng Việt Nam đang gặp một số thách thức như nhu cầu năng lượng phát triển rất nhanh, nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, nhiều dự án điện bị chậm so với quy hoạch/kế hoạch, cũng như trữ lượng và sản lượng sản xuất than, dầu thô và khí suy giảm hằng năm.
Điều này đã khiến Việt Nam phải tăng lượng nhập khẩu năng lượng, làm giảm khả năng tự chủ về năng lượng, tăng sự phù thuộc vào các nền kinh tế khác.
Thời gian qua, ngành công nghiệp năng lượng thế giới đã có sự chuyển dịch với sự thay đổi của các chính sách, cơ cấu, công nghệ: từ sản xuất, tiêu thụ các nguồn nhiên liệu hóa thạch truyền thống (than, dầu, khí tự nhiên) sang các nguồn năng lượng tái tạo bền vững (gió, mặt trời, sinh khối...).

Nhiều doanh nghiệp điện gió chần chừ khi Việt Nam

Nói về việc tham gia vào chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo, cụ thể là điện gió, ông Lê Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) cho rằng, các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam có tiềm năng về điện gió lớn nhất Đông Nam Á, vượt xa những nước khác.
Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC) ước tính, Việt Nam có khoảng 600 GWh điện gió chưa khai thác, gồm 300 GWh điện gió ngoài khơi và 300 GWh điện gió trên bờ.
Nhà máy thủy điện Sơn La. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2023
Nga quan tâm đến các dự án năng lượng tại Việt Nam và Bangladesh
Theo lãnh đạo PTSC, các nhà đầu tư quốc tế đã đến và thành lập văn phòng ở Việt Nam ngay sau khi Việt Nam có chủ trương sơ bộ về thu hút đầu tư vào điện gió.
Mặc dù vậy, thời gian qua, việc hướng dẫn chưa rõ ràng nên nhiều dự án đang được khảo sát phải dừng lại. Thị trường một vài năm trở lại đây trầm lắng hơn khi chưa ban hành Quy hoạch điện VIII cũng như những vướng mắc về dự án năng lượng tái tạo. Do đó, các nhà đầu tư quốc tế đã bắt đầu chần chừ cân nhắc khi đầu tư vào Việt Nam.
"Năng lượng gió thì vô hạn nhưng nguồn lực đầu tư, nguồn lực vốn thì hữu hạn. Vì vậy, nếu không có những chính sách, cơ chế hướng dẫn cụ thể thì nguồn lực đầu tư này sẽ chuyển từ Việt Nam sang những khu vực khác trên thế giới", ông Lê Mạnh cảnh báo.
Một tuần trước đây, Tập đoàn Orsted, tập đoàn năng lượng lớn nhất Đan Mạch, đã tuyên bố giảm mục tiêu tham vọng của họ từ 30 GWh xuống 28GWh cho đến năm 2030 và rút khỏi thị trường Việt Nam.
Theo đó, Orsted cho rằng thị trường Việt Nam chưa đủ hấp dẫn so với các thị trường khác. Song, tập đoàn này vẫn nhận định, về mặt sản xuất và chuỗi cung ứng, Việt Nam vẫn là quốc gia tiềm năng trở thành trung tâm của Đông Nam Á.
Ông Lê Văn Phúc - giáo chủ của cộng đồng NLG - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.06.2023
Chân dung kẻ tự xưng bác sĩ chữa bách bệnh bằng "năng lượng gốc"
Trước đó, tháng 5/2023, Orsted đã ký hợp đồng với PTSC để sản xuất 33 kết cấu móng trụ turbine cho trang trại điện gió ngoài khơi Greater Changhua 2b&4 có tổng công suất 920 MW tại Đài Loan (Trung Quốc). Hợp đồng trị giá hơn 300 triệu USD dự kiến sẽ sử dụng 70.000 tấn thép và mang lại hàng nghìn việc làm tại PTSC và các nhà thầu trong chuỗi cung ứng.
Trong bài phát biểu, Tổng Giám đốc PTSC cũng đề cập đến sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo, trong đó PTSC là một trong những đơn vị có tiềm năng lợi thế.
Về phần mình, TS. Nguyễn Đức Hiển cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam như PTSC hoàn toàn có khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng, chẳng hạn như mảng sản xuất chân đế, lắp đặt,...Dù vậy, kể cả khi có định hướng nhưng nếu không có cơ chế cụ thể thì doanh nghiệp vẫn rất khó để tham gia.
Tại diễn đàn, các chuyên gia và đại diện các tổ chức quốc tế đã bày tỏ vui mừng khi Chính phủ Việt Nam thông qua Quy hoạch điện VIII. Theo họ, Việt Nam cần thiết lập cơ chế nhằm thúc đẩy chuyển dịch năng lượng; xây dựng các chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chuyển đổi năng lượng sạch.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала