https://kevesko.vn/20230703/khi-nguoi-trung-quoc-ngai-dung-my-pham-nhat-con-cac-ba-noi-tro-han-tich-tru-muoi-bien-23922687.html
Khi người Trung Quốc ngại dùng mỹ phẩm Nhật còn các bà nội trợ Hàn tích trữ muối biển
Khi người Trung Quốc ngại dùng mỹ phẩm Nhật còn các bà nội trợ Hàn tích trữ muối biển
Sputnik Việt Nam
Trên mạng xã hội Trung Quốc gần đây ngày càng thường nghe thấy lời hô hào tẩy chay mỹ phẩm sản xuất tại Nhật Bản, chẳng hạn như các sản phẩm của thương hiệu... 03.07.2023, Sputnik Việt Nam
2023-07-03T16:38+0700
2023-07-03T16:38+0700
2023-07-03T16:38+0700
quan điểm-ý kiến
tác giả
mỹ phẩm
trung quốc
nhật bản
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/07/03/23922608_0:263:1921:1343_1920x0_80_0_0_3f66188ebedc74ee29224081a3aef0e2.jpg
Ai cũng nhớ vụ tai nạn ở nhà máy điện hạt nhân FukushimaCảm xúc của các blogger Trung Quốc gắn liền với quyết định của Chính phủ Nhật Bản đổ xuống Thái Bình Dương hơn 1 triệu tấn nước, vốn tích tụ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau sự cố tại chủ thể này vào năm 2011. Đó là nước từ hệ thống làm mát của lò phản ứng hạt nhân. Mặc dù Chính phủ Nhật Bản không chỉ một lần cam đoan đã thực hiện tất cả các biện pháp để làm sạch nguồn nước này và hiện hàm lượng Tritium phóng xạ trong nước là 1:40 so với chuẩn an toàn cho sức khỏe con người, số đông vẫn ngờ khó có chuyện phát tán nước như vậy sẽ diễn ra mà không để lại dấu tích.Sự lo ngại nổi rõ hơn cả ở Hàn Quốc. Tại đó thậm chí đã xảy ra những cuộc biểu tình phản đối khá rầm rộ. Các bà nội trợ ở Seoul đua nhau mua trữ hàng cân muối biển vì cho rằng sau khi nước xả từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima hoà trong biển sẽ làm nước và muối nhiễm độc, ăn vào rất nguy hiểm. Chính phủ Hàn Quốc đã cấm nhập khẩu cá của Nhật Bản và cử một nhóm chuyên gia môi trường đến Tokyo để nghiên cứu những biện pháp toàn diện mà quốc gia láng giềng đã thực hiện là như thế nào.Chính quyền hàng loạt quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương cũng công khai bày tỏ mối lo ngại về quyết định của nhà chức trách Nhật Bản. Có thể tưởng rằng những hòn đảo này nằm cách xa nhà máy điện hạt nhân Fukushima và cư dân trên đảo chẳng có lý do gì phải lo lắng, nhưng thực tế không phải vậy, một khi ở trong nước, Tritium sẽ nhanh chóng phân tán khắp các đại dương thế giới.Như vậy, quyết định xả nước của Tokyo có tầm quan trọng toàn cầu. Không ngẫu nhiên mà Tổng thư ký IAEA Rafael Grossi cần đích thân đến Nhật Bản vào một ngày nào gần đây và sẽ cố gắng phân xử tình hình ngay tại chỗ.Chính trị và kinh doanh cản trở cách tiếp cận khách quanĐể đánh giá mối đe dọa thực sự do quyết định của Chính phủ Nhật Bản gây ra, cần phải loại bỏ thành kiến. Nhưng nói là vậy còn thực hiện đâu có dễ. Nhiều nhà quan sát bên ngoài cho rằng lời kêu gọi tẩy chay mỹ phẩm Nhật Bản trên Internet Trung Quốc là hệ quả của tình trạng căng thẳng quan hệ giữa hai nước. Dường như bằng cách đó người Trung Quốc muốn trút giận gây thiệt hại cho người Nhật. Quả thực cổ phiếu của hãng Shiseido đã giảm 6,8% sau khi trên mạng Internet xuất hiện chủ đề này.Mặt khác, đại diện của công ty nổi tiếng thế giới Procter & Gamble, cũng có cơ sở sản xuất mạnh đặt tại Nhật Bản, đã chính thức tuyên bố rằng không có nguy cơ nhiễm phóng xạ đối với các sản phẩm của họ. Nhưng liệu có thể tin lời của các doanh nhân mà mục tiêu chính bao giờ cũng luôn là lợi nhuận?Nhưng đây là điều đáng báo động: ngay cả các công dân Nhật Bản cũng không tin tưởng vào chính quyền của họ. Tại cuộc gặp với Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản, tổ chức dành riêng để giải thích chính sách của nội các, ông Masami Tobita Chủ tịch Hiệp hội ngư dân đã tuyên bố: “Chúng tôi cực lực phản đối việc xả nước như vậy. Kế hoạch xả nước kéo dài hàng chục năm luôn khiến chúng tôi lo lắng về tương lai và nghi ngờ rằng ngành ngư nghiệp sẽ không bị phá hoại».Quyết định của Chính phủ Nhật Bản tháo nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra đại dương, như có thể thấy, đã và đang gây mối lo ngại trên toàn thế giới. Và nếu như bất chấp phản ứng tiêu cực trong nội bộ Nhật Bản và ở bên ngoài quốc gia này, hoạt động tháo xả nước vẫn sẽ tiếp diễn vào mùa hè này, thì hẳn là sẽ bắt đầu một giai đoạn mới – cộng đồng xã hội chăm chú theo dõi hậu quả của việc xả nước. Và sẽ tốt hơn nếu việc quan sát đó được thực hiện một cách khách quan, không định kiến, thuần túy khoa học. Có lẽ, sẽ đúng nhất nếu dựa vào đánh giá chuyên gia của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) trong vấn đề này.
https://kevesko.vn/20210811/my-se-cam-san-xuat-my-pham-doc-hai-10926959.html
https://kevesko.vn/20230703/phim-my-barbie-bi-cam-chieu-o-viet-nam-vi-co-duong-luoi-bo-trung-quoc-23921814.html
trung quốc
nhật bản
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/07/03/23922608_0:83:1921:1523_1920x0_80_0_0_0466a06a261d43971a9281da6d137f68.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
quan điểm-ý kiến, tác giả, mỹ phẩm, trung quốc, nhật bản
quan điểm-ý kiến, tác giả, mỹ phẩm, trung quốc, nhật bản
Khi người Trung Quốc ngại dùng mỹ phẩm Nhật còn các bà nội trợ Hàn tích trữ muối biển
Trên mạng xã hội Trung Quốc gần đây ngày càng thường nghe thấy lời hô hào tẩy chay mỹ phẩm sản xuất tại Nhật Bản, chẳng hạn như các sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng Shiseido. Chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik có bài viết về đề tài này.
Ai cũng nhớ vụ tai nạn ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima
Cảm xúc của các blogger Trung Quốc gắn liền với quyết định của Chính phủ Nhật Bản đổ xuống Thái Bình Dương hơn 1 triệu tấn nước, vốn tích tụ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau sự cố tại chủ thể này vào năm 2011. Đó là nước từ hệ thống làm mát của lò phản ứng hạt nhân. Mặc dù
Chính phủ Nhật Bản không chỉ một lần cam đoan đã thực hiện tất cả các biện pháp để làm sạch nguồn nước này và hiện hàm lượng Tritium phóng xạ trong nước là 1:40 so với chuẩn an toàn cho sức khỏe con người, số đông vẫn ngờ khó có chuyện phát tán nước như vậy sẽ diễn ra mà không để lại dấu tích.
Sự lo ngại nổi rõ hơn cả ở Hàn Quốc. Tại đó thậm chí đã xảy ra những cuộc biểu tình phản đối khá rầm rộ. Các bà nội trợ ở Seoul đua nhau mua trữ hàng cân muối biển vì cho rằng sau khi nước xả từ nhà
máy điện hạt nhân Fukushima hoà trong biển sẽ làm nước và muối nhiễm độc, ăn vào rất nguy hiểm. Chính phủ Hàn Quốc đã cấm nhập khẩu cá của Nhật Bản và cử một nhóm chuyên gia môi trường đến Tokyo để nghiên cứu những biện pháp toàn diện mà quốc gia láng giềng đã thực hiện là như thế nào.
Chính quyền hàng loạt quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương cũng công khai bày tỏ mối lo ngại về quyết định của nhà chức trách Nhật Bản. Có thể tưởng rằng những hòn đảo này nằm cách xa nhà máy điện hạt nhân Fukushima và cư dân trên đảo chẳng có lý do gì phải lo lắng, nhưng thực tế không phải vậy, một khi ở trong nước, Tritium sẽ nhanh chóng phân tán khắp các đại dương thế giới.
Như vậy, quyết định xả nước của Tokyo có tầm quan trọng toàn cầu. Không ngẫu nhiên mà Tổng thư ký IAEA Rafael Grossi cần đích thân đến Nhật Bản vào một ngày nào gần đây và sẽ cố gắng phân xử tình hình ngay tại chỗ.
Chính trị và kinh doanh cản trở cách tiếp cận khách quan
Để đánh giá mối đe dọa thực sự do quyết định của Chính phủ Nhật Bản gây ra, cần phải loại bỏ thành kiến. Nhưng nói là vậy còn thực hiện đâu có dễ. Nhiều nhà quan sát bên ngoài cho rằng lời kêu gọi tẩy chay mỹ phẩm Nhật Bản
trên Internet Trung Quốc là hệ quả của tình trạng căng thẳng quan hệ giữa hai nước. Dường như bằng cách đó người Trung Quốc muốn trút giận gây thiệt hại cho người Nhật. Quả thực cổ phiếu của hãng Shiseido đã giảm 6,8% sau khi trên mạng Internet xuất hiện chủ đề này.
Mặt khác, đại diện của công ty nổi tiếng thế giới Procter & Gamble, cũng có cơ sở sản xuất mạnh đặt tại Nhật Bản, đã chính thức tuyên bố rằng không có nguy cơ nhiễm phóng xạ đối với các sản phẩm của họ. Nhưng liệu có thể tin lời của các doanh nhân mà mục tiêu chính bao giờ cũng luôn là lợi nhuận?
Nhưng đây là điều đáng báo động: ngay cả các công dân Nhật Bản cũng không tin tưởng vào chính quyền của họ. Tại cuộc gặp với Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản, tổ chức dành riêng để giải thích chính sách của nội các, ông Masami Tobita Chủ tịch Hiệp hội ngư dân đã tuyên bố: “Chúng tôi cực lực phản đối việc xả nước như vậy. Kế hoạch xả nước kéo dài hàng chục năm luôn khiến chúng tôi lo lắng về tương lai và nghi ngờ rằng ngành ngư nghiệp sẽ không bị phá hoại».
Quyết định của Chính phủ Nhật Bản tháo nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra đại dương, như có thể thấy, đã và đang gây mối lo ngại trên toàn thế giới. Và nếu như bất chấp phản ứng tiêu cực trong nội bộ Nhật Bản và ở bên ngoài quốc gia này, hoạt động tháo xả nước vẫn sẽ tiếp diễn vào mùa hè này, thì hẳn là sẽ bắt đầu một giai đoạn mới – cộng đồng xã hội chăm chú theo dõi hậu quả của việc xả nước. Và sẽ tốt hơn nếu việc quan sát đó được thực hiện một cách khách quan, không định kiến, thuần túy khoa học. Có lẽ, sẽ đúng nhất nếu dựa vào đánh giá chuyên gia của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) trong vấn đề này.