BNG Nga lên án thủ tục khôi phục tư cách thành viên của Mỹ trong UNESCO
05:44 04.07.2023 (Đã cập nhật: 05:53 04.07.2023)
© Sputnik / Foreign Ministry of the Russian Federation / Chuyển đến kho ảnhPhát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova.
© Sputnik / Foreign Ministry of the Russian Federation
/ Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Một nghị quyết không đồng thuận về việc Hoa Kỳ trở lại UNESCO sẽ củng cố quyền lực của phương Tây trong tổ chức. Đây là bình luận của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova được đăng trên trang web của Bộ.
“Một nghị quyết không có sự đồng thuận của Đại hội đồng, mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản về bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia mà Liên bang Nga kiên quyết tách ra không ủng hộ, khó có thể mở ra cho Tổ chức triển vọng tăng cường chủ nghĩa đa phương thực sự và đối thoại tôn trọng lẫn nhau. Thay vào đó, ngược lại, nó sẽ dẫn đến việc củng cố tình trạng bức chế về tư tưởng của “phương Tây tập thể” trong UNESCO, vốn không công nhận quyền của các quốc gia chiếm đa số trên thế giới trong việc bảo tồn sự độc đáo về văn minh, văn hóa và thế giới quan của họ”, - nhà ngoại giao nhấn mạnh.
Theo bà Zakharova, thủ tục khôi phục tư cách thành viên của Hoa Kỳ trong UNESCO đã được thực hiện theo cách vi phạm điều lệ của Tổ chức và bỏ qua các quy tắc hiện hành, khi không giải quyết được tất cả các vấn đề chính để khôi phục tư cách thành viên của một đất nước. Trước hết, đó là việc Washington phải hoàn trả đầy đủ và vô điều kiện các khoản nợ chưa thanh toán đối với ngân sách thường xuyên của Tổ chức.
“Một lần nữa chúng ta lại phải đối mặt với việc áp dụng tiêu chuẩn kép theo tinh thần “trật tự dựa trên quy tắc” khét tiếng”, - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nhận xét.
Bà Zakharova cho rằng giờ đây Hoa Kỳ đã nhận được tư cách thành viên đầy đủ tại UNESCO để đổi lấy lời hứa gửi lên Quốc hội Hoa Kỳ yêu cầu xem xét việc đưa vào ngân sách khoản thanh toán ngoại thu trong năm 2024 và trả nợ.
“Nói tóm lại, Washington theo chiều hướng đặc thù của bản thân họ, lại tiếp tục sống trong nợ nần - giờ đây là đối với UNESCO”, - nhà ngoại giao tóm tắt.
Trước đó, ngày 30/6, UNESCO đã kêu gọi Mỹ quay trở lại tổ chức này với các điều kiện do Washington đề xuất về việc thanh toán nợ theo hình thức trả dần. Đại diện của 142 quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ vấn đề này, 10 nước bỏ phiếu chống, 15 nước khác bỏ phiếu trắng. Đã có 142 quốc gia tán thành sự trở lại của Hoa Kỳ trong khi số phiếu ủng hộ cần thiết là 95.