Cơ may nào cho Ukraina và Trung Quốc ở Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

CC0 / Pixabay / Quang cảnh Kiev
Quang cảnh Kiev - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.07.2023
Đăng ký
Tuần trước, đại diện của New Zealand và Nhật Bản thông báo Ukraina đã nộp đơn xin gia nhập làm thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP).
Ngày 16 tháng 7, tại hội nghị của các thành viên CPTPP ở Oakland, hồ sơ ứng viên của Kiev sẽ được xem xét cùng với các nước khác, - chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik nhắc nhở trong bài viết về đề tài này.

Tại sao họ muốn tham gia CPTPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement - TPP) do chính quyền Obama đề xướng như một hiệp hội khu vực sẽ tiến xa hơn trên con đường hội nhập so với các tổ chức hiện có như APEC hay WTO. Hiệp định TPP bao trùm các lĩnh vực vượt xa ngoài khuôn khổ những hiệp định thương mại tự do khác, gồm các tiêu chuẩn về lao động và môi trường, luồng thông tin tự do và mua sắm công. Ban đầu, ngoài Hoa Kỳ, trong Hiệp hội có Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Nhưng đến năm 2017, vì nhận thấy sự nguy hiểm của tư cách thành viên TPP đối với nước Mỹ, Tổng thống Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp định này.
11 nước thành viên khác về cơ bản vẫn thuỷ chung với Hiệp định và trên cơ sở đó tuyên bố thành lập CPTPP vào năm 2018. Và mặc dù Hoa Kỳ thế là vẫn không trở lại, nhưng sức hấp dẫn của tổ chức vẫn không hề giảm sút. Ngoài Ukraina và Trung Quốc, còn có Vương quốc Anh, Đài Loan, Ecuador, Costa Rica và Uruguay bày tỏ nguyện vọng được làm thành viên của CPTPP.
Thuận lợi hơn cả là Vương quốc Anh, vào cuối tháng 3 đã được các thành viên CPTPP đồng ý kết nạp. Các chuyên gia kinh tế Anh cho rằng tư cách thành viên CPTPP sẽ đảm bảo cho Vương quốc Anh thương mại không thuế trong hàng loạt lĩnh vực xuất nhập khẩu, với khả năng tiếp cận rộng rãi hơn tới Mexico, Canada và Nhật Bản về xuất khẩu sữa, cũng như xuất khẩu rượu sang Malaysia. Dành cho Anh cũng sẽ giảm mức thuế nhập khẩu chuối từ Peru, gạo từ Việt Nam, thanh cua từ Singapore và dầu cọ từ Malaysia.
Kiev  - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2023
Chuyên gia: Kiev muốn gia nhập CPTPP trong bối cảnh họ không thể gia nhập NATO và EU
Tuy nhiên, ở mức độ lớn hơn, London tham gia CPTPP với hy vọng nâng cao uy tín của mình trên chính trường toàn cầu, vốn đã bị chao đảo lung lay mạnh sau khi Vương quốc rời EU, hay còn gọi là Brexit. Hậu Brexit, London đã áp dụng học thuyết chính sách đối ngoại «Anh toàn cầu» và tăng cường hiện diện của Anh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một phần của học thuyết này.
Trung Quốc nộp đơn xin gia nhập CPTPP ngay từ mùa thu năm 2021. Theo quan điểm của giới chuyên gia kinh tế Trung Quốc, việc Bắc Kinh tham gia vào Hiệp định Đối tác có thể củng cố làm sâu sắc hơn tiến trình cải cách trong nước, thúc đẩy đổi mới ứng nghiệm và nâng cao hiệu suất của nền kinh tế quốc dân, đảm bảo tính bền vững của chuỗi cung ứng và phát triển nền kinh tế số. Có ước tính rằng tư cách thành viên CPTPP có thể làm tăng tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc thêm 0,74-2,27 điểm % còn xuất khẩu - thêm 4,69-10,25 điểm %.

Trung Quốc và Ukraina rất ít cơ hội

Hiện nay, có thể thấy chính quyền Kiev đang cố sức thâm nhập vào bất kỳ Hiệp hội liên quốc gia để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. Chuyện ở đây nói không chỉ về NATO và EU, mà còn, như đang thấy, liên quan đến cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, cấp tư cách thành viên của một quốc gia đang tham chiến khác nào «tặng» cơn đau đầu cho các thành viên CPTPP. Và chế độ tham nhũng khét tiếng ở Kiev khó có thể được coi là đáp ứng các tiêu chí để trở thành thành viên của tổ chức này. Do vậy không ngẫu nhiên mà Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Shigeyuki Goto đã thận trọng tuyên bố rằng với vị thế thành viên của CPTPP, Nhật Bản «cần đánh giá kỹ lưỡng xem liệu Ukraina có tuân thủ đầy đủ mức yêu cầu cao của thỏa thuận hay không» dưới góc độ tiếp cận thị trường và các quy tắc khác.
Trung Quốc cũng ở tình thế phức tạp bởi có nhiều kẻ thù trong số các thành viên của Hiệp định. Về lý do hình thức, CHND Trung Hoa có thể không được đón nhận do sự hỗ trợ của chính quyền Bắc Kinh đối với các doanh nghiệp Nhà nước thông qua trợ cấp công nghiệp và các thông lệ khác, không tương ứng với các tiêu chí của CPTPP. Ngoài ra, tư cách thành viên CPTPP đòi hỏi sự tồn tại của các tổ chức công đoàn độc lập với Nhà nước, là điều thiếu vắng ở Trung Quốc.
Quảng trường Độc lập ở Kiev - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2023
Ukraina nộp đơn xin tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
Thêm nữa không thể không tính đến yếu tố Hoa Kỳ. Vốn luôn đứng ở hậu trường tổ chức, theo tinh thần chính sách bài Trung Quốc hiện nay, Hoa Kỳ ắt sẽ gây áp lực lên các đồng minh của Mỹ để ngăn chặn việc kết nạp CHND Trung Hoa làm thành viên. Bởi Nhà Trắng coi mối quan hệ đối tác này là một công cụ để chống lại chính sách kinh tế của Bắc Kinh trong khu vực. Như chuyên gia David Dodwell, Giám đốc Nhóm Nghiên cứu Chính sách Thương mại Hồng Kông-APEC đã lưu ý: «TPP do Hoa Kỳ khởi xướng với trù tính là một thành trì chống Trung Quốc và chống các thành tố trong mô hình kinh tế của Bắc Kinh, cụ thể là thực tế hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc và sự lan rộng sử dụng trợ cấp».
Để được gia nhập CPTPP không chỉ cần có sự đồng ý của tất cả các thành viên tham gia Hiệp định mà còn cần được sự phê chuẩn của Nghị viện 11 quốc gia về hiệp định với thành viên mới. Trong thế giới bị phân hoá chia rẽ hôm nay, Trung Quốc và Ukraina sẽ rất khó đạt được yêu cầu này. Thực tế là bất khả.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала