Trốn khỏi Việt Nam để không bị tử hình, Bộ Công an muốn xây dựng Luật Dẫn độ

© Depositphotos.com / BelchonockTòa án
Tòa án - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.07.2023
Đăng ký
Nêu quan điểm về việc xây dựng Luật Dẫn độ, Bộ Công an cho biết, nhiều đối tượng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng của Việt Nam tìm cách trốn ra nước ngoài để không bị tử hình.
Cũng liên quan đến hình phạt tử hình, theo Bộ Công an, hiện một số quốc gia (nhất là nhiều nước châu Âu) không quy định hình phạt tử hình. Do đó, khi xử lý các yêu cầu dẫn độ, các quốc gia này đều đề nghị Việt Nam cam kết không tuyên phạt tử hình hoặc tuyên phạt nhưng không thi hành đối với người phạm tội. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề hết sức phức tạp.

Bộ Công an lấy ý kiến đối với Hồ sơ xây dựng Luật Dẫn độ

Cổng TTĐT Bộ Công an ngày 6/7 cho biết, cơ quan soạn thảo đang lấy ý kiến đối với Hồ sơ xây dựng Luật Dẫn độ.
Theo Bộ Công an, từ khi Luật Tương trợ tư pháp (Luật TTTP) và các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành, hoạt động dẫn độ đã có nhiều chuyển biến, hỗ trợ tích cực cho hoạt động tố tụng của cơ quan Nhà nước Việt Nam và nước ngoài trong việc giải quyết các vụ án.
Qua đó trừng trị nghiêm minh các đối tượng phạm tội, qua đó bảo đảm sự tôn nghiêm của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm sự ổn định xã hội, trật tự, kỷ cương.
“Tuy nhiên, cùng với những yêu cầu mới phát sinh của quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế, yêu cầu cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, sau hơn 14 năm thực hiện, Luật Tương trợ tư pháp đã bộc lộ những hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động dẫn độ”, - theo Bộ Công an.
Cơ quan soạn thảo chỉ ra cụ thể. Theo đó, Luật Tương trợ tư pháp điều chỉnh bốn lĩnh vực nhưng mỗi lĩnh vực lại có phạm vi điều chỉnh, đối tượng tác động, mục đích và bản chất khác nhau, gồm tương trợ tư pháp về dân sự, tương trợ tư phápvề hình sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù nên Luật khó bảo đảm áp dụng đồng bộ, dẫn đến việc các quy định chung của Luật không điều chỉnh được những đặc thù riêng trong từng lĩnh vực.
Bị cáo Nguyễn Võ Quỳnh Trang và Nguyễn Kim Trung Thái ở phiên tòa sơ thẩm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2023
Vụ dì ghẻ bạo hành bé gái 8 tuổi: Nguyễn Võ Quỳnh Trang chấp nhận án tử hình
Một số quy định của Luật Tương trợ Tư pháp về dẫn độ chưa tương tích với pháp luật quốc tế, thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế (ĐƯQT) mà Việt Nam là thành viên hoặc chưa được nội luật hóa trong Luật TTTP, dẫn đến khó khăn trong việc triển khai tổ chức thực hiện….
Cụ thể, các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Canada, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia… đều đã ban hành luật riêng về dẫn độ. Liên Hiệp Quốc cũng đã thông qua Luật mẫu về dẫn độ (năm 2004) để làm cơ sở cho các quốc gia tham khảo, xây dựng pháp luật trong nước.
Luật cũngchưa thống nhất với quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoặc các quy định trong BLTTHS năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan chưa được cụ thể hóa trong Luật Tương trợ Tư pháp.
Một số quy định trong Luật Tương trợ Tư pháp còn mâu thuẫn với nhau như quy định về hợp pháp hoá lãnh sự đối với giấy tờ, tài liệu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài...; chưa phù hợp với thực tiễn và điều kiện thực tế ở Việt Nam, dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện.
Bộ Công an dẫn ví dụ, quy định cơ quan quản lý công tác dẫn độ (Bộ Tư pháp) không đồng thời là Cơ quan trung ương, cơ quan đầu mối về hoạt động dẫn độ (Bộ Công an); quy định trách nhiệm chủ trì đề xuất áp dụng nguyên tắc có đi có lại của Bộ Ngoại giao; quy định về ngôn ngữ và thời hạn xử lý hồ sơ và các vấn đề khác liên quan đến việc bảo đảm điều kiện về con người.
Bên cạnh đó, hiện vẫn chưa dự báo được hết các vấn đề có thể phát sinh trên thực tế như: giải quyết trường hợp yêu cầu dẫn độ của nhiều nước đối với một người mà yêu cầu dẫn độ được gửi đến sau khi Tòa án nhân dân có thẩm quyền đã thụ lý yêu cầu dẫn độ trước; giải quyết trường hợp người bị dẫn độ là công dân Việt Nam bị nước ngoài yêu cầu dẫn độ để thi hành án; giải quyết trường hợp người bị yêu cầu dẫn độ bỏ trốn khỏi Việt Nam trước khi có căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn; việc kết hợp thủ tục dẫn độ và thủ tục yêu cầu nước ngoài truy cứu trách nhiệm hình sự trong tương trợ tư pháp về hình sự.
Bối cảnh nàyđòi hỏi pháp luật về dẫn độ phải là khuôn khổ pháp luật đồng bộ, hiện đại, phù hợp với thực tiễn và xu thế quốc tế, tạo thuận lợi tối đa cho hợp tác tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài.
“Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về dẫn độ là yêu cầu khách quan nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay trong hoạt động dẫn độ”, - Bộ Công an khẳng định.
Tòa án  - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2023
Nguyễn Võ Quỳnh Trang cho rằng án tử hình là “quá nặng”
Việc xây dựng Luật Dẫn độ là hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hoàn thiện pháp luật Tương trợ Tư pháp, về cải cách tư pháp, về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phù hợp với cách tiếp cận chung hiện nay của thế giới trong lĩnh vực TTTP là phân tách các điều ước quốc tế trong từng lĩnh vực cụ thể cũng như xây dựng các luật riêng trong từng lĩnh vực cụ thể.
Bên cạnh đó, Bộ Công an cho rằng, việc xây dựng Luật dẫn độ sẽ được thực hiện trên cơ sở tách các quy định về dẫn độ trong Luật TTTP năm 2007, có sửa đổi, kế thừa các quy định về dẫn độ còn phù hợp của Luật TTTP, đồng thời với việc nghiên cứu nội luật hoá quy định của ĐƯQT về dẫn độ, luật hoá các vấn đề phát sinh từ thực tiễn công tác dẫn độ và đồng bộ hoá giữa các quy định của Luật dẫn độ mới với các đạo luật chuyên ngành có liên quan đến dẫn độ ở Việt Nam.

Nguyên tắc có đi có lại

Làm rõ hơn về bất cập còn tồn tại, theo Bộ Công an, luật Tương trợ tư pháp quy định dẫn độ được thực hiện trên cơ sở Điều ước quốc tế, trường hợp không có Điều ước quốc tế thì áp dụng nguyên tắc có đi có lại và Bộ Ngoại giao là cơ quan chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xem xét, quyết định áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong hợp tác về dẫn độ với các nước.
Theo thực tế, Bộ Công an cho rằng, quy định như trên còn mang tính hình thức, Bộ Ngoại giao chưa chủ trì xem xét bất kỳ yêu cầu dẫn độ nào. Thêm vào đó, luật hiện hành cũng chưa quy định rõ trình tự, thủ tục áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong hợp tác dẫn độ với các nước; việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong hợp tác dẫn độ chưa hiệu quả như mong muốn.
Bộ Công an lưu ý, khi Việt Nam là quốc gia được yêu cầu, quyết định áp dụng nguyên tắc có đi có lại chỉ Bộ Công an mới có thể nắm được toàn bộ nội dung quan hệ hợp tác về dẫn độ giữa Việt Nam và quốc gia yêu cầu vì đây là cơ quan theo dõi, lưu trữ toàn bộ hồ sơ về công tác này.
Tương tự, khi Việt Nam là quốc gia yêu cầu, cam kết về nguyên tắc có đi có lại, Bộ Ngoại giao cũng hoàn toàn không tham gia vào quá trình giải quyết các yêu cầu dẫn độ.
Từ những căn cứ đã nêu, Bộ Công an đề xuất, trường hợp giữa Việt Nam và quốc gia có liên quan không có Điều ước quốc tế về dẫn độ, nếu Việt Nam là quốc gia được yêu cầu thì việc dẫn độ chỉ được xem xét, giải quyết khi quốc gia yêu cầu có văn bản cam kết, thỏa thuận về việc sẽ giải quyết các yêu cầu dẫn độ tương tự của Việt Nam.
Tòa án - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2023
Y án tử hình ‘thiếu gia miền Tây’ Tô Nhựt Khanh, gia đình bị hại ‘ăn mừng’
Nếu Việt Nam là quốc gia yêu cầu, Bộ Công an sẽ là cơ quan chủ trì quyết định việc cam kết áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong giải quyết các yêu cầu dẫn độ tương tự của quốc gia được yêu cầu.
“Các bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin về quan hệ hợp tác nói chung và trong tương trợ tư pháp nói riêng giữa Việt Nam và quốc gia liên quan”, - Bộ Công an nhấn mạnh.
Bộ Ngoại giao có trách nhiệm lập công hàm về việc gửi yêu cầu dẫn độ theo nguyên tắc có đi có lại, trong đó nêu nội dung cam kết về việc áp dụng nguyên tắc này.

Tội phạm bỏ trốn với hy vọng không bị tử hình

Bộ Công an dẫn chứng, hiện pháp luật Việt Nam có quy định hình phạt tử hình và không hạn chế việc dẫn độ đối với người có thể sẽ bị kết án tử hình.
Tuy nhiên, một số hiệp định về dẫn độ giữa Việt Nam và các nước có quy định chỉ xem xét yêu cầu dẫn độ nếu Việt Nam cam kết không áp dụng án tử hình hoặc tuyên tử hình nhưng sẽ không thi hành hình phạt tử hình đối với người bị yêu cầu dẫn độ. Nếu không có cam kết, việc dẫn độ sẽ bị từ chối.
Thực tế hiện nay, một số quốc gia, đặc biệt là châu Âu, không quy định hình phạt tử hình, do đó khi tiến hành xử lý các yêu cầu dẫn độ, các quốc gia này đều đề nghị Việt Nam cam kết không tuyên phạt tử hình hoặc tuyên phạt nhưng không thi hành đối với người phạm tội.
Bộ Công an đánh giá, vấn đề cam kết không áp dụng án tử hình trong thực hiện tương trợ tư pháp hình sự là một vấn đề rất lớn, phức tạp, nhưng lại chưa được quy định trong luật Tương trợ tư pháp.
Bộ Công an thông báo tình hình, kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2023
Bộ Công an cảnh báo về nhóm Năng lượng gốc
“Bên cạnh đó, nhiều đối tượng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nắm bắt được việc các quốc gia có xu hướng yêu cầu cam kết không áp dụng hình phạt tử hình trong dẫn độ, đã bỏ trốn đến các quốc gia này và hy vọng rằng nếu bị dẫn độ về Việt Nam thì sẽ không bị tử hình”, - theo cơ quan soạn thảo.
Vì vậy, nếu chính thức luật hóa quy định về việc cam kết không áp dụng hình phạt tử hình trong dẫn độ thì phải được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.
Bộ Công an đề xuất khi xây dựng luật Dẫn độ sẽ bổ sung quy định về trình tự, thủ tục, căn cứ, trường hợp, cơ quan, người có thẩm quyền và hình thức đưa ra cam kết không áp dụng hình phạt tử hình đối với người bị yêu cầu dẫn độ và chuyển thành hình phạt tù chung thân nhưng không được giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp Việt Nam là quốc gia yêu cầu.
Cùng với đó là căn cứ, trường hợp, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu nước ngoài đưa ra cam kết không áp dụng hoặc áp dụng nhưng không thi hành hình phạt tử hình đối với người bị yêu cầu dẫn độ trong trường hợp Việt Nam là quốc gia được yêu cầu.
“Quy trình đưa ra cam kết phải được quy định rất chặt chẽ và việc cam kết chỉ áp dụng trong trường hợp thật cần thiết”, - Bộ Công an lưu ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала